Sinh thiết mất bao lâu

Nhiều người khi nghe nhắc đến bệnh ung thư thường hay bắt gặp cụm từ “sinh thiết tế bào ung thư” nhưng có rất nhiều người không hiểu sinh thiết là gì? Kết quả sinh thiết có chính xác không? Bài viết sau đây xin giải đáp những thông tin trên giúp bạn.

Sinh thiết được hiểu là một xét nghiệm được thực hiện bằng phẫu thuật, với mục đích lấy mẫu tế bào hoặc mô nghi ngờ chứa mầm bệnh để đánh giá sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh. Xét nghiệm này được tiến hành bằng cách lấy mẫu tế bào ra khỏi cơ thể, sau đó, mang mẫu này đi kiểm tra dưới kính hiển vi và có thể được phân tích về mặt hóa học.

Đây được coi là một phương pháp xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh lý, khi các xét nghiệm, siêu âm, nội soi, x-quang,… không đủ để đánh giá toàn diện tình hình.

Sinh thiết mất bao lâu

Tìm hiểu về sinh thiết sẽ giúp bạn hiểu kết quả sinh thiết có chính xác không.

2. Sinh thiết gồm những loại nào?

  • Sinh thiết bấm: Đây là loại sinh thiết nhằm chẩn đoán các bệnh ngoài da. Một dụng đặc biệt được dùng để bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy một mẫu da cần sinh thiết.
  • Sinh thiết kim: Sử dụng mẫu để lấy mẫu mô từ các cơ quan hoặc khối u dưới da. Một ống kim dài đặc biệt đâm xuyên qua da vào thận, gan, tuyến giáp, tủy xương hoặc khối u bất thường.
  • Sinh thiết nội soi: dùng ống nội soi đi vào các đường như miệng, mũi, ống tiểu, hậu môn để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể và lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm.

3. Vậy kết quả sinh thiết có chính xác không?

Sinh thiết là phương pháp được đánh giá có độ chính xác cao, nhằm xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương tại các vị trí trên cơ thể. Có nhiều người lo lắng không biết kết quả sinh thiết có chính xác không? Với vấn đề này, bạn không nên quá lo lắng vì nhìn chung các kết quả sinh thiết có tỉ lệ chuẩn xác khá cao. Tiến hành sinh thiết cũng là một phương pháp khá an toàn và có tỉ lệ thành công cao giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và đánh giá được mức độ thương tổn của tế bào.

Tuy nhiên một vài trường hợp sinh thiết có thể cho kết quả “dương tính giả” với ung thư, nhưng xác xuất này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường được liệt kê vào một trong các sai sót y khoa có tỷ lệ thấp. Để đảm bảo kết quả sinh thiết được chính xác, bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ uy tín để tiến hành xét nghiệm sinh thiết.

4. Ứng dụng sinh thiết trong chẩn đoán và đánh giá mức độ ung thư

Ứng dụng phổ biến nhất của sinh thiết là trong chẩn đoán bệnh ung thư. Vùng mô bị tổn thương sẽ được lấy ra ngoài cơ thể để làm các đánh giá chi tiết. Phần mô xung quanh cũng sẽ được kiểm tra để xem bệnh có lan ra ngoài khu vực sinh thiết hay không. Nếu vùng biên này của mẫu cho kết quả dương tính nghĩa là có bệnh và có thể cần phải cắt bỏ phần mô rộng hơn, tùy thuộc vào chẩn đoán. Sau đó các xét nghiệm về bệnh lý học được thực hiện để xác định xem tổn thương là lành tính hay ác tính. Nó còn giúp phân biệt các loại ung thư khác nhau, cho biết bản chất chính xác của ung thư, mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của bệnh.

Ngoài ra, một số bệnh khác cũng có thể được chẩn đoán bằng sinh thiết như viêm gan hoặc viêm thận có thể được nhìn thấy trên các mẫu mô dưới kính hiển vi khi bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm tại các vị trí này để làm xét nghiệm sinh thiết.

Sinh thiết mất bao lâu

Kết hợp chụp CT và sinh thiết sẽ giúp cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn. (ảnh minh họa)

5. Quy trình thực hiện sinh thiết như thế nào?

5.1 Trước khi tiến hành sinh thiết

Bệnh nhân cần kiêng một số loại thuốc và thực phẩm cụ thể vài ngày trước khi sinh thiết. Vài tiếng trước khi làm có thể phải kiêng ăn và uống. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được làm xét nghiệm máu và đánh giá khả năng dị ứng với các chất liên quan.

5.2 Trong khi sinh thiết

Đối với các hình thức sinh thiết bấm hay dùng kim, bệnh nhân được gây tê ngoài da tại chỗ đâm kim. Với sinh thiết nội soi hoặc cắt bỏ, phương pháp gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân thường được sử dụng. Quá trình làm sinh thiết thường kéo dài vài phút đến vài giờ.

5.3 Sau khi sinh thiết

Bệnh nhân được theo dõi tại bệnh viện vài giờ và được uống thuốc giảm đau. Xét nghiệm lượng máu sẽ được thực hiện để đảm bảo không có sự chảy máu kín ở cơ quan nội tạng bị can thiệp. Thông thường bệnh nhân có thể ra về sau vài giờ và tham gia được những hoạt động bình thường hàng ngày.

5.4 Phân tích mẫu sinh thiết

Mẫu mô sau khi được lấy ra khỏi bệnh nhân sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm bệnh lý học. Mô được tách ra thành một lát cực mỏng và gắn vào một tấm thủy tinh mỏng. Phần mô còn lại được lưu trữ để sử dụng cho các nghiên cứu sau này nếu cần. Lát mô mỏng được nhuộm màu cho phép các tế bào riêng lẻ được nhìn rõ hơn. Sau đó các bác sĩ sẽ kiểm tra các mô dưới kính hiển vi để phát hiện các bất thường trong cấu trúc tế bào. Quá trình phân tích này có thể kéo dài vài phút cho đến vài ngày tuỳ vào độ phức tạp của bệnh.

Sinh thiết mất bao lâu

Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ y tế uy tín có hệ thống máy móc, xét nghiệm hiện đại để thực hiện sinh thiết chính xác

Hi vọng câu hỏi Kết quả sinh thiết có chính xác không đã có lời giải đáp thông qua bài viết này. Nhìn chung nên đến thực hiện sinh thiết và các xét nghiệm tại cơ sở uy tính để có kết quả chính xác nhất.

Sinh thiết mất bao lâu

TS.BS Nguyễn Vũ Thiện - Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115

NỘI DUNG BUỔI TƯ VẤN

1. Hai chữ “sinh thiết” rất quen thuộc khi với những người đang chờ được chẩn đoán xác định ung thư. Vậy BS có thể cho biết sinh thiết cụ thể là làm những gì ạ?

Trước hết, tôi xin giải thích một chút về giải phẫu bệnh. Giải phẫu bệnh là một ngành khoa học chuyên sâu nghiên cứu về những bệnh lý và sau khi nghiên cứu sẽ cho ra một kết quả giải phẫu bệnh. Từ kết quả này, bác sĩ lâm sàng có thể có những điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Do đó, tất cả những mô, dịch lấy ra từ cơ thể đều phải làm giải phẫu bệnh.

Khi mẫu được gửi đến phòng giải phẫu bệnh, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ đánh giá một cách toàn diện về lâm sàng, nhìn đại thể (nhìn bằng mắt thường), tiếp theo là nhìn vi thể (dùng kính hiển vi phóng đại).

Nhìn chung, giải phẫu bệnh có 2 chuyên ngành, thứ nhất là mô học về những mẫu sinh thiết và thứ hai là về tế bào học.

Không phải bác sĩ nghi ngờ “ung thư” nên mới làm xét nghiệm sinh thiết, mà bác sĩ cần biết tổn thương đó là như thế nào: lành hay ác, hay chỉ đơn thuần là viêm, để từ đó sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp.

2. Kết quả giải phẫu bệnh có thể giúp chẩn đoán những bệnh lý nào, thưa bác sĩ?

Kết quả Giải phẫu bệnh có thể rất rộng từ không u, viêm, ký sinh trùng đến có u bao gồm u lành, u ác, giả u. Do đó, kết quả giải phẫu bệnh có thể cung cấp cho bác sĩ lâm sàng rất nhiều thông tin quan trọng.

Sinh thiết mất bao lâu

3. Vì sao kết quả sinh thiết có thể không chính xác, hoặc cùng một bệnh nhân nhưng làm sinh thiết ở 2 nơi cho 2 kết quả khác nhau, thưa BS? Để có một kết quả sinh thiết chính xác cần phải có những điều kiện gì ạ?

Hiện tượng này rất thường gặp và cũng nhiều bệnh nhân, người nhà có thắc mắc này.

Nguyên nhân của việc này là do cấu trúc của u không đồng đều, mỗi vùng sẽ mỗi khác, vùng này có thể nhiều tế bào và vùng khác có thể sẽ có ít tế bào, vùng này có thể hoại tử và vùng kia có thể không hoại tử.

Khi gửi một phần u như vậy, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp đưa phần bệnh phẩm có hoại tử của u đến cơ sở thứ nhất và khó có kết luận trên vùng này, còn phần u còn lại được gửi đến cơ sở thứ hai và cho kết quả khác, do đó 2 cơ sở cùng làm xét nghiệm cho 1 bệnh nhân nhưng sẽ cho ra những kết quả không giống nhau.

Trong trường hợp này bác sĩ có thể gởi bệnh phẩm đến 1 phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh và nếu có vần đề gì các bác sĩ lâm sàng sẽ có phản hồi cho bác sĩ giải phẫu bệnh và có thể hội chẩn lam để nhiều bác sĩ giải phẫu bệnh cùng đánh giá 1 trường hợp cụ thể.

Để cho ra một kết quả sinh thiết chính xác cần rất nhiều điều kiện, cần phải có sự phối hợp giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Bệnh nhân nên cung cấp thông tin lâm sàng đầy đủ, đặc biệt là các tiền căn như đã mổ u ở đâu, giấy tờ chứng minh … và bác sĩ lâm sàng cần có những chẩn đoán sơ bộ, đồng thời gửi mẫu cũng có những lưu ý riêng, gửi toàn bộ hay một phần khối u...

Và cuối cùng là bác sĩ giải phẫu bệnh cần đánh giá một cách toàn diện. Độ chính xác sẽ còn tùy thuộc vào tay nghề và sự kiên nhẫn của bác sĩ, bác sĩ có kiểm tra toàn bộ khối u hay không, điều này sẽ cho ra một kết quả phù hợp và chính xác nhất.

4. Nhiều người không chắc chắn về kết quả sinh thiết của mình, họ muốn làm sinh thiết ở nhiều cơ sở cùng lúc, theo BS điều này có cần thiết không?

Điều này là không cần thiết như đã giải thích ở trên và khi thấy kết quả không tương hợp, chúng ta có thể trao đổi với bác sĩ.

5. Hầu như ai cũng lo âu khi chờ kết quả giải phẫu bệnh. Thường thì phải chờ bao lâu mới có kết quả, thưa BS?

Kết quả giải phẫu bệnh tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, thứ nhất là loại xét nghiệm ví dụ như xét nghiệm FNA có thể cho kết quả trong vòng 30 phút - 1 giờ sau khi chọc xong, sinh thiết lạnh có thể cho kết quả trong 30 phút … Với những xét nghiệm thường quy, giai đoạn sau khi bác sĩ lâm sàng gửi mẫu đến khoa giải phẫu bệnh, thời gian xử lý mô có thể kéo dài 12-13 giờ. Do đó, không thể trả kết quả sinh thiết trong ngày mà phải đến hôm sau là sớm nhất.

Sinh thiết mất bao lâu

6. Bệnh nhân có phải kiêng cữ hay lưu ý điều gì trước khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết hay không thưa bác sĩ?

Về chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA), bệnh nhân không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn vì để làm các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu chẳng hạn. Sau khi làm xong xét nghiệm đó, bệnh nhân có thể ăn, uống chút ít để thuận tiện cho làm FNA. Đối với bệnh nhân có dùng thuốc kháng đông, tiền căn chảy máu lâu cầm, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ điều trị để có hướng dẫn cụ thể.

Nếu trước đó bệnh nhân đã từng có kết quả giải phẫu bệnh rồi thì nên đem theo, và nên chủ động thông báo các tiền căn (ví dụ: trước đây tôi đã từng điều trị ung thư vú, cao huyết áp, cường giáp, tiểu đường, có dùng thuốc kháng đông, tiền căn chảy máu lâu cầm …) để bác sĩ có thêm thông tin bệnh sử, giúp đưa ra chẩn đoán chính xác, thích hợp hơn (chẳng hạn đây là ung thư nguyên phát hay ung thư di căn).

7. Bạn đọc AloBacsi thường thắc mắc khi kết quả khám bệnh có những từ như: dị sản, nghịch sản, loạn sản. Nhờ BS giải thích những thuật ngữ này? Đó có phải là dấu hiệu ung thư không ạ?

Đối với mô bình thường, tế bào có cách sắp xếp theo một trình tự nhất định. Nghịch sản, loạn sản là thuật ngữ chuyên ngành nói về sự bất thường về hình thái và cấu trúc mô.

Nghịch sản (loạn sản) tức là những cấu trúc bình thường đã bị khác đi, cấu trúc mô, tế bào sắp xếp lộn xộn. Nghịch sản được chia ra làm nhiều loại: nhẹ, vừa và nặng; nói chung, nghịch sản nặng có nguy cơ trở thành ung thư hoặc có thể kèm ung thư ở vùng khác.

Khi bệnh nhân có 1 u và sinh thiết cho ra kết quả nghịch sản nhẹ thì bệnh nhân cũng không nên lo lắng. Khi bệnh nhân có vài u, mức độ nghịch sản của các u có thể khác nhau.

8. Kết quả giải phẫu bệnh có cho biết giai đoạn của ung thư không?

Kết quả giải phẫu bệnh có thể đánh giá được giai đoạn của ung thư. Ở đây chúng ta có phân loại TNM, “T” chính là u (Tumour), “N” là hạch (Node) và “M” là di căn xa (Metastasis). Nếu giải phẫu bệnh đã xác định có ác tính trong mô hạch hoặc mô di căn xa, điều này sẽ giúp cho bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán một cách chính xác hơn về giai đoạn của ung thư.

Sinh thiết mất bao lâu

9. Để kết luận u lành tính, u ác tính, ngoài kết quả sinh thiết thì cần thêm những xét nghiệm nào nữa, thưa BS?

Điều này tùy thuộc vào bác sĩ lâm sàng, có thể sẽ cần thêm xét nghiệm khác. Ví dụ như xét nghiệm FNA kết quả lành tính nhưng bác sĩ lâm sàng lại nghi ngờ ác tính thì có khả năng sẽ làm lại một lần nữa, hoặc có thể kết hợp sinh thiết lạnh trong lúc mổ.

10. Là người nhiều năm kinh nghiệm, BS có gặp tình huống khó khăn khi đưa ra kết luận lành tính hay ác tính không ạ?

Tôi đã từng gặp rất nhiều khó khăn và khó khăn lớn nhất của tôi là thiếu thông tin. Đôi lúc tôi phải chẩn đoán rất thận trọng, phải xem hết tất cả mẫu mô. Có khi không có nhiều tổn thương, chỉ là những vùng nhỏ nhưng nếu chủ quan chỉ xem xét lướt qua, bỏ qua những vùng này thì rất nguy hiểm.

Tôi đã gặp những trường hợp lao nhưng chỉ có một vài nang, ổ bởi vì bản thân mẫu mô đã rất nhỏ và chỉ lấy trúng một ít nên tôi phải xem rất kỹ, tránh bỏ sót.

Ngoài chuyện u, còn những tổn thương không u cũng có thể gây ra những hiểu lầm đáng tiếc nên bác sĩ giải phẫu bệnh cũng phải cân nhắc trả lời sao cho hợp lý. Ví dụ bệnh nữ nhũ (nữ hóa tuyến vú ở nam giới) chẳng hạn, khi mình gọi tên ra có thể gây hiểu lầm, theo tôi có thể gọi là phì đại vú nam (Gynecomastia) thì sẽ nhẹ nhàng cho bệnh nhân mà cũng không sai về chuyên môn.

Hoặc đối những bé gái ở tuổi dậy thì, tuyến vú có thể phát triển không đồng đều, một bên phát triển trước, một bên phát triển sau. Khi một bên vú bắt đầu tăng kích thước còn bên kia thì chưa, người nhà thường lo lắng, nghĩ con bị bệnh. Tuy nhiên đây chỉ là sự phát triển bình thường của cơ thể.

~~~~~~~~
Những chia sẻ của TS.BS Nguyễn Vũ Thiện - Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Nhân dân 115, đã giúp bạn đọc hiểu thêm về vai trò của giải phẫu bệnh trong việc xác định u lành tính, u ác tính, xét nghiệm sinh thiết phải chờ đợi bao lâu và mức độ chính xác thế nào... Thay mặt bạn đọc, xin chân thành cảm ơn bác sĩ!.


Chương trình được phối hợp thực hiện bởi 
Bệnh viện Nhân dân 115 và Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.com