Slide kinh tế xây dựng 1

Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2

Slide kinh tế xây dựng 1

Chung Chung                                                                                          , Cuồng                                                                                             at Hội Những Người Ghét nước Trung Quốc                                                            1 year ago

Slide kinh tế xây dựng 1

Thục Nguyễn                                                                                                                                                                                    8 years ago

Slide kinh tế xây dựng 1

Chung Chung                                                              , Cuồng                                                                                             at Hội Những Người Ghét nước Trung Quốc                                                           1 year ago Chung Chung                                , Cuồng                                                               at Hội Những Người Ghét nước Trung Quốc

Slide kinh tế xây dựng 1

Thục Nguyễn 8 years ago Thục Nguyễn

Tai lieu kinh te xay dung 1 -  chuong 2

  1. 1. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2                                                                          MỤC LỤCMỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG..........................................3  I.Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng............................................................................3     1.Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựng.................................................................................................3     2.Khái niệm quản lý đầu tư xây dựng..........................................................................................................................3     3.Khái niệm về hoạt động xây dựng............................................................................................................................3     4.Phân loại và phân cấp công trình xây dựng..............................................................................................................3     5.Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng..................................................................................................................4     6.Quy chuẩn xây dựng.................................................................................................................................................4     7.Tiêu chuẩn xây dựng.................................................................................................................................................5     8.Chủ đầu tư xây dựng công trình................................................................................................................................5        8.1.Khái niệm..........................................................................................................................................................5        8.2.Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình.......................................................................5     9.Nhà thầu trong hoạt động xây dựng..........................................................................................................................7  II.Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhà nước...............................8  III.Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng..................................................................................................8  IV.Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựng...............................................................................................9  V.Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng..............................................................................................9     1.Bộ máy quản lý nhà nước.........................................................................................................................................9     2.Chiến lược và kế hoạch hóa....................................................................................................................................10     3.Hệ thống văn bản pháp quy.....................................................................................................................................10     4.Công cụ thuế...........................................................................................................................................................10     5.Doanh nghiệp nhà nước..........................................................................................................................................10  VI.Dự án đầu tư xây dựng...........................................................................................................................10     1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựng......................................................................................................10     2.Vòng đời của một dự án..........................................................................................................................................11     3.Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình) .....................................................11        3.1.Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi).....................................................11        3.2.Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi).......................................11        3.3.Báo cáo kinh tế  kỹ thuật xây dựng công trình..............................................................................................12     4.Vốn đầu tư của dự án .............................................................................................................................................12        4.1.Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.........................................................................12        4.2.Nội dung..........................................................................................................................................................12        4.3.Cơ cấu vốn đầu tư...........................................................................................................................................12     5.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình...........................................................................................................13        5.1.Phân loại theo tính chất và quy mô dự án.......................................................................................................13        5.2.Phân loại theo nguồn vốn................................................................................................................................14  VII.Quản lý dự án đầu tư xây dựng.............................................................................................................14     1.Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng................................................................................................................14     2.Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng....................................................................14     3.Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng........................................................................................................15        3.1.Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng.......................................................................................15        3.2.Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng..................................................................................16     4.Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng..................................................................................17        4.1.Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng.................................................................................................................17           4.1.1.Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trình..................................................................................18           4.1.2.Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình.....................................................................................19           4.1.3.Nội dung của báo cáo kinh tế  kỹ thuật xây dựng công trình................................................................19        4.2.Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình..............................................................20           4.2.1.Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trình........................20           4.2.2.Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình.........................20           4.2.3.Nội dung thẩm định.................................................................................................................................21     5.Quản lý thiết kế xây dựng công trình......................................................................................................................22        5.1.Các bước thiết kế xây dựng công trình...........................................................................................................22        5.2.Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế...................................................................................................................23                                                                                                                                                                             1
  2. 2. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2       5.3.Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trình ...............................................................................23       5.4.Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình....................................................................................24          5.4.1.Các quy định chung.................................................................................................................................24          5.4.2.Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trình...................................................................................24    6.Quản lý lựa chọn nhà thầu......................................................................................................................................25       6.1.Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng.......................................................................................26       6.2.Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựng.....................................................................................................26          6.2.1.Đấu thầu rộng rãi.....................................................................................................................................26          6.2.2.Đấu thầu hạn chế.....................................................................................................................................27          6.2.3.Chỉ định thầu...........................................................................................................................................27          6.2.4.Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng .....................................................................28          6.2.5.Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá......................................................................................28          6.2.6.Tự thực hiện.............................................................................................................................................28          6.2.7.Mua sắm trực tiếp....................................................................................................................................29          6.2.8.Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.........................................................................................29    7.Quản lý hợp đồng....................................................................................................................................................29       7.1.Khái niệm về hợp đồng trong xây dựng..........................................................................................................29       7.2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng............................................................................................29       7.3.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xây dựng............................30          7.3.1.Khái niệm giá hợp đồng xây dựng..........................................................................................................30          7.3.2.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng.....................................................................................................30          7.3.3.Thanh toán hợp đồng xây dựng...............................................................................................................31                                                                                                                                                                         2
  3. 3. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNGI.Những khái niệm cơ bản liên quan đến đầu tư xây dựng1.Khái niệm về hoạt động đầu tư và đầu tư xây dựngĐầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo dựng nên một tài sản nào đó (vật chất, tài chính, nghiêncứu phát triển) và sau đó tổ chức, khai thác, vận hành để sinh lợi hoặc thỏa mãn nhu cầu nàođó của người bỏ vốn trong thời gian nhất định trong tương lai.Ví dụ:- Đầu tư vật chất như đầu tư vào nhà xưởng, đường xá, cầu cống, hầm mỏ- Đầu tư tài chính như đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu- Đầu tư vào nghiên cứu, phát triển như mua phát minh, sáng chế, đầu tư vào phát triển  khoa học, công nghệĐầu tư xây dựng là đầu tư vào các đối tượng, vật chất là các công trình xây dựng.2.Khái niệm quản lý đầu tư xây dựngQuản lý đầu tư xây dựng là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộquá trình đầu tư xây dựng từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự ántạo ra công trình xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư đã xácđịnh.3.Khái niệm về hoạt động xây dựngTheo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giámsát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhàthầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng côngtrình.4.Phân loại và phân cấp công trình xây dựngTheo Điều 5 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và điều 49/2008/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủvề Quản lý chất lượng công trình xây dựng:                                                                                          3
  4. 4. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình.1. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng:           a. Công trình dân dụng;           b. Công trình công nghiệp;           c. Công trình giao thông;           d. Công trình thủy lợi;           e. Công trình hạ tầng kỹ thuật.2. Căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và  tuổi thọ công trình xây dựng của công trình bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và  cấp IV  Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây  dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng.3. Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ thuật  về xây dựng.Trong thời gian chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng cho phép tiếp tục áp dụngphương pháp phân loại và cấp công trình quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghịđịnh số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trìnhxây dựng5.Thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựngTheo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bịcông trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiếtbị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xâydựng theo thiết kế công nghệ.6.Quy chuẩn xây dựngTheo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơquan quản lý nhà nước vng có thẩm quyền về xây dựng ban hành.Ví dụ: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn cháy cho nhà và công trình mã số QCVN                                                                                           4
  5. 5. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 206:2010/BXD.Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn, mã số QCVN14:2009/BXD.7.Tiêu chuẩn xây dựngTheo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật,trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tựnhiên được cơ quan, ttổ chức, c quan có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụngtrong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêuchuẩn khuyến khích áp dụng.Ví dụ:Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thônTCXDVN 390 : 2007 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công vànghiệm thu " Tóm lại: Quy chuẩn xây dựng quy định các yêu cầu phải đạt được, các yêu cầu này có thểlà tối thiểu, có thể là tối đa tuỳ theo từng đặc trưng công việc. Tiêu chuẩn xây dựng hướngdẫn cách thức để đạt được các yêu cầu của Quy chuẩn xây dựng.8.Chủ đầu tư xây dựng công trình8.1.Khái niệmTheo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sửdụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.8.2.Xác định chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng công trình2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư xây dựng công trình do  người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù  hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.a) Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là một trong các cơ   quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung   ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung                                                                                           5
  6. 6. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2   ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước;Ví dụ: Ngày 15/1/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/QĐ-TTg về việc phêduyệt Về việc phê duyệt đầu tư Dự án thủy điện Sơn La.Dự án thủy điện Sơn La gồm các dự án thành phần sau:a) Dự án xây dựng công trình thủy điện Sơn La do Tổng công ty Điện lực Việt Nam là chủđầu tư gồm:- Công trình đầu mối: Đập chính, đập tràn tại tuyến Pa Vinh II, kết cấu bê tông trọng lực;- Tuyến năng lượng: Cửa lấy nước; đường dẫn nước áp lực; nhà máy thuỷ điện sau đập với 6đến 8 tổ máy; trạm biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời;- Đường dây tải điện 220 - 500 kV đấu nối nhà máy với hệ thống điện quốc gia;- Nhà quản lý vận hành; nhà ở của cán bộ, công nhân viên vận hành nhà máy;b) Dự án tái định canh định cư (theo địa bàn quản lý) do ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La, ủyban nhân dân tỉnh Lai Châu, ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là chủ đầu tư.c) Dự án các công trình giao thông tránh ngập do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư.b) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các   cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Trường hợp chưa   xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công   trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư có thể giao cho đơn   vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Trong trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình   không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm   cử người tham gia với chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý,   nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng;c) Trường hợp không xác định được chủ đầu tư theo quy định tại điểm b nêu trên thì người   quyết định đầu tư có thể uỷ thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện làm chủ đầu tư hoặc   đồng thời làm chủ đầu tư.2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, người vay vốn là chủ đầu tư.3. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện  theo quy định của pháp luật.                                                                                             6
  7. 7. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 29.Nhà thầu trong hoạt động xây dựngTheo Điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng,năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng.Theo các loại hình hoạt động xây dựng, có thể có các loại nhà thầu sau:- Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng- Nhà thầu cung cấp thiết bị- Nhà thầu thi công xây dựngTheo đối tác ký kết hợp đồng và phạm vi công việc, các nhà thầu được phân ra: tổng thầuxây dựng, nhà thầu chính, nhà thầu phụ                        Đối tác ký kết   Loại nhà thầu                                         Phạm vi công việc                          hợp đồngTổng thầu xây dựng     Chủ đầu tư         Nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn                                          bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công                                          trình.                                          Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ                                          yếu sau:                                          - tổng thầu thiết kế;                                          - tổng thầu thi công xây dựng công trình;                                          - tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công                                             trình;                                          - tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ                                             và thi công xây dựng công trình (tổng thầu                                             EPC)                                          - tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công                                             trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và                                             thi công xây dựng công trình.Nhà thầu chính         Chủ đầu tư         Nhận thầu trực tiếp thực hiện phần việc chính của                                                                                           7
  8. 8. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2                        Đối tác ký kết   Loại nhà thầu                                            Phạm vi công việc                          hợp đồng                                          một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng                                          công trình.Nhà thầu phụ           Nhà thầu chính Nhận thầu thực hiện một phần công việc của nhà                       hoặc tổng thầu thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.                       xây dựngII.Những đặc điểm của ngành xây dựng đòi hỏi phải tăng cường quản lý của nhànướcNhà nước phải tăng cường vai trò quản lý đối với ngành xây dựng vì:- Ngành xây dựng gắn liền với hoạt động đầu tư của nhà nước, của người dân, của doanh  nghiệp- Vốn của ngân sách cấp phát cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của nền  kinh tế và hạ tầng văn hóa xã hội, các công trình an ninh quốc phòng là khá lớn- Ngành xây dựng gắn liền với quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên tự nhiên, môi trường; gắn  liền với vấn đề văn hóa xã hội, gắn với lợi ích cộng đồng- Khối lượng đầu tư và xây dựng có liên quan đến nguồn vốn nước ngoài hiện nay chiếm  một lượng vốn khá lớnIII.Nội dung quản lý nhà nước về xây dựngTheo Điều 111 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung quản lý nhà nước về xây dựngnhư sau:1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hong xây dựng.3. Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.4. Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.5. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng theo quy t.6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt  động xây dựng.                                                                                           8
  9. 9. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 27. Tổ chức cho nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.8. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.IV.Nguyên tắc quản lý nhà nước về xây dựngTheo Điều 4 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:1. Khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với  chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để  chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ  tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.2. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công trình, bảo  vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hoá, xã  hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vvới quốc phòng, an ninh;3. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng do cnh;4. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng  chống cháy, nổ, bảo bo đảmm vệ sinh môi trường trong xyng;5. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ  thuật;6. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác trong xây  dựng.V.Các công cụ quản lý nhà nước về xây dựng1.Bộ máy quản lý nhà nướcTheo Điều 112 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Các cơ quan sau đây quản lý nhà nước vềxây dựng:1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước.4. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về  xây dựng.5. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi trch nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với                                                                                           9
  10. 10. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2  Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng.6. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa  bàn theo phân cấp của Chính phủ.2.Chiến lược và kế hoạch hóaNhà nước xây dựng các chiến lược quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phươngVí dụ: lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong đó có kế hoạch phát triển ngành xây dựng3.Hệ thống văn bản pháp quyBan hành các Luật, Nghị định, thông tư, các định mức....4.Công cụ thuếVí dụ: thuế để hạn chế vật liệu nhập khẩu5.Doanh nghiệp nhà nướcCấp và quản lý việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp nhà nướcVI.Dự án đầu tư xây dựng1. Khái niệm về dự án và dự án đầu tư xây dựngDự án được định nghĩa là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để thu được các kết quả haymục tiêu duy nhất, thường là mang đến những thay đổi về lợi ích hoặc các giá trị gia tăng.tạm thời vì dự án có điểm khởi đầu và điểm kết thúc.duy nhất vì các kết quả hay mục tiêu luôn khác nhau.Các dự án và các hoạt động chia sẻ các đặc điểm chung sau:- Được thực hiện bởi con người- Bị ràng buộc bởi nguồn lực hạn chế- Được lên kết hoạch, thực thi và kiểm soátTuy nhiên các hoạt động được diễn ra liên tục và lặp lại, các dự án thì mang tính tạm thời vàduy nhất.Dự án đầu tư xây dựng là các dự án gắn liền với hoạt động đầu tư xây dựng các công trình.Cần phân biệt khái niệm dự án đầu tư xây dựng nêu trên và khái niệm dự án đầu tư xâydựng là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư của mộtdự án.                                                                                             10
  11. 11. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 22.Vòng đời của một dự ánVòng đời của một dự án gồm có ba giai đoạn:- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:- Giai đoạn thực hiện đầu tư- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng(xem thêm ở phần Quá trình hình thành công trình xây dựng tại Chương 1)3.Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi (dự án đầu tư xây dựng công trình)3.1.Khái niệm chung về dự án đầu tư xây dựng (báo cáo nghiên cứu khả thi)Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư các dự án ĐTXDCT thông thường, chủ đầu tư tổ chứcnghiên cứu khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (feasibility study) (còn gọi là dựán đầu tư xây dựng công trình theo Luật Xây Dựng).- Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) nói chung là một tập hợp các biện pháp được  đề xuất một cách có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ  chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư  với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho  quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được.- Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng: dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo  nghiên cứu khả thi ĐTXDCT) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây  dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển,  duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất  định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.- Vai trò của dự án đầu tư:          o Dự án đầu tư là căn cứ để chủ đầu tư quyết định bỏ vốn và là căn cứ để các nhà             tài trợ cho vay vốn          o Là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt thông qua phân tích kinh             tế xã hội của dự án3.2.Khái niệm Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi)Với các công trình quan trọng, phức tạp trước khi nghiên cứu khả thi dự án, chủ đầu tư tổ                                                                                          11
  12. 12. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2chức nghiên cứu tiền khả thi dự án và lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (pre-feasibility study)Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Báo cáo đầu tư xây dựng công trình là hồ sơ xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình đểcấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.3.3.Báo cáo kinh tế  kỹ thuật xây dựng công trìnhVới các dự án quy mô nhỏ, đơn giản và một số trường hợp khác, chủ đầu tư không phải lậpDự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng côngtrình.Theo điều 3 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọntrong đó chỉ đặt ra các yêu cầu cơ bản theo quy định.4.Vốn đầu tư của dự án4.1.Khái niệm vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình- Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ giá trị của tài sản   được đầu tư vào dự án gồm tài sản cố định và tài sản lưu động- Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí dự tính để đầu   tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế   hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.Tổng mức đầu tư = Vốn đầu tư (ban đầu) + VAT (trong tổng mức đầu tư)4.2.Nội dungTổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng; chi phíthiết bị; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tưxây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng.Vốn đầu tư (ban đầu) của dự án đầu tư xây dựng công trình gồm các chi phí như nêu trênnhưng không bao gồm VAT (nếu có).4.3.Cơ cấu vốn đầu tưHai bộ phận cơ bản của vốn đầu tư là:1. Vốn cố định dùng để xây dựng công trình, mua sắm máy móc và thiết bị để hình thành                                                                                              12
  13. 13. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2    nên tài sản cố định của dự án đầu tư2. Vốn lưu động ban đầu bao gồm chủ yếu là dự trữ vật tư, sản xuất dở dang, vốn tiền mặt...    theo dự kiến trong thời gian sản xuất thử5.Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trìnhTại sao lại phải phân loại dự án ?Bất kỳ hoạt động đầu tư nào cũng phải quản lý, nhưng do đặc điểm riêng của sản phẩm xâydựng nên càng phải được quản lý chặt chẽ.Để quản lý phải chỉ ra được ai là người quản lý, xây dựng được bộ máy giúp việc cho ngườiquản lý, cơ chế hoạt động, điều hành tổng thể và của từng bộ phận giúp việc.Đồng thời, nguyên tắc quản lý là phải tập trung. Nhưng thực tế không cá nhân, tổ chức nàocó thể đủ thời gian, sức lực, năng lực để quản lý hết mọi việc  vì vậy phải phân cấp quản lý.Để phân cấp quản lý có hiệu quả thì phải phân loại dự án để trên cơ sở đó có sự phân cấpphù hợp.Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án) được phân loại như sau:5.1.Phân loại theo tính chất và quy mô dự ánTheo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo quy mô và tính chất của dự ánbao gồm các loại sau:- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư- Dự án nhóm A- Dự án nhóm B- Dự án nhóm CChi tiết về phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình trong phụ lục 1 của Nghị định số12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu tư trên 1500 tỷ đồng thuộc dự ánnhóm A, từ 75 tỷ đến 1500 tỷ đồng thuộc dự án nhóm B, dưới 75 tỷ đồng thuộc dự án nhómC                                                                                           13
  14. 14. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2Ví dụ: Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất chất độc hại, chất nổ, hạ tầng khu côngnghiệp không kể mức vốn đều thuộc dự án nhóm A.5.2.Phân loại theo nguồn vốnTheo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình: các dự án đầu tư xây dựng công trình khi phân loại theo nguồn vốn bao gồm các loạisau:- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của  Nhà nước;- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài (gồm đầu tư trực tiếp  FDI và vốn vay ODA), vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của tư nhân,  các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam hoặc sử dụng hỗn hợp  nhiều nguồn vốn.VII.Quản lý dự án đầu tư xây dựng1.Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựngQuản lý dự án là hướng dẫn và phối hợp các nguồn nhân lực và vật lực để đạt được các yếutố định trước như:- Phạm vi, chi phí, thời gian, chất lượng- Sự thỏa mãn của các bên tham giaTheo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng,tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.2.Các quy định chung về quản lý nhà nước với dự án đầu tư xây dựng1. Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -  xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn  môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên  quan.                                                                                        14
  15. 15. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 27. Tùy theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, Nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây:                Loại dự án                             Mức độ quản lý của Nhà nướcDA sử dụng vốn ngân sách nhà nước               Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD                                                 từ việc xác định chủ trương ĐT, lập DA,                                                quyết định ĐT, lập thiết kế, dự toán, lựa chọn                                                nhà thầu, thi công XD đến khi nghiệm thu,                                                bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử                                                dụngDA của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng Nhà nước quản lý về chủ trương và quy môdo Nhà nước bảo lãnh,                           ĐTVốn tín dụng ĐT phát triển của Nhà nước          Doanh nghiệp có DA tự chịu trách nhiệmVốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà tổ chức thực hiện và quản lý DA theo cácnước                                   quy định của pháp luậtVới các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả  chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nộivốn tư nhân                                     dung quản lý DA.Với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn - Các bên góp vốn thoả thuận về phươngvốn khác nhau                                     thức quản lý                                                - Hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn                                                  vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong                                                  tổng mức đầu tư.8. Đối với dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu  từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu  tư thì mỗi dự án thành phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc  phân chia dự án thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.3.Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựngTheo Điều 45 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Người quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình sau đây:3.1.Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng                                                                                           15
  16. 16. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2- Là hình thức chủ đầu tư có đủ năng lực hoạt động và năng lực hành nghề quản lý dự án  trực tiếp quản lý toàn bộ các công việc của dự án.- Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có  thể thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản  lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo  nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản lý dự án được giao. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư  vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện,  năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.- Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư  có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản  lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực  hiện dự án.- Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng:          o Các công việc và những vướng mắc trong quản lý dự án được giải quyết trực             tiếp nên có điều kiện giải quyết nhanh, kịp thời.          o Tiết kiệm được chi phí quản lý dự án- Hạn chế của hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng:          o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án không cao          o Thiếu kinh nghiệm và các trang thiết bị cần thiết          o Vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án ít được mở rộng3.2.Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng- Là hình thức chủ đầu tư không đủ điều kiện về năng lực quản lý dự án mà phải thuê tổ  chức tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng.- Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả  thuận giữa hai bên.- Ưu điểm của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng:          o Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án cao.                                                                                     16
  17. 17. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2                 o Kinh nghiệm quản lý dự án được tích lũy liên tục, trang thiết bị quản lý đầy                       đủ, đồng bộ                 o Trách nhiệm pháp lý và vai trò giám sát xã hội trong quản lý dự án được mở                       rộng và nâng cao- Hạn chế của hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng:                 o Chất lượng quản lý dự án phụ thuộc vào chất lượng lựa chọn nhà tư vấn quản                       lý dự án và chất lượng thực hiện hợp đồng quản lý dự án                 o Chi phí quản lý dự án tăngSau đây là một số nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư XDCT:                                                               Quản lý nhà nước đối với dự án                                                                       đầu tư xây d ựng Quản lý l ập, thẩm định, phê duyệt DA             Quản lý thi ết kế XDCT                  Quản lý hợp đồng xây d ựng            Quản lý l ựa chọn nhà thầu Các bước lập DA                        Các bước thiết kế Nội dung của DA                        Nội dung thi ết kế                             Nội dung hợp đồng Thẩm quyền quyết định, thẩm định DA    Thẩm quyền thảm định, phê duyệt thiết kế                                            Các hình thức lựa chọn nhà thầu                                                                                         Hình thức thanh toán hợp đồng Nội dung thẩm định DA                  Nội dung thẩm định thiết kế   Giai đoạn chuẩn bị đầu tư                 Giai đoạn thực hiện đầu tư                                            Cả ba giai đoạn                        Hình 1.1:Một số nội dung quản lý nhà nước với dự án đầu tư4.Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng4.1.Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng- Tổ chức cá nhân tham gia lập dự án đầu tư phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định- Lập dự án đầu tư theo các bước khác nhau được quy định theo pháp luật hiện hành                Loại dự án                                                              Các bước lập dự ánDự án quan trọng cấp quốc gia                        Lập theo hai bước đó là:                                                     1. Bước 1: lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo                                                          nghiên cứu tiền khả thi)  để trình cấp có thẩm quyền                                                          cho phép đầu tư.                                                     9. Bước 2: lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo                                                          nghiên cứu khả thi)                                                                                                                                                        17
  18. 18. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2         Loại dự án                                   Các bước lập dự ánDự án nhóm A, B, C               Lập theo một bước:                                 1. Có thể là dự án đầu tư xây dựng công trình                                 10.Hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với các                                           a. Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;                                           b. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa                                                chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ                                                đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù                                                hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,                                                quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng;Nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư  không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báoxây dựng công trình              cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy                                 phép xây dựng trừ trường hợp:                                  Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị,                                 không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn                                 chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt 4.1.1.Nội dung của báo cáo đầu tư xây dựng công trìnhTheo Điều 36 Luật Xây dựng số 16/2003/QH112: Đối với những công trình xây dựng cóquy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xâydựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm:- Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ  khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;- Dự kiến quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự  án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất;- Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư  thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt  bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng,  chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng;                                                                                          18
  19. 19. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án   huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu   có. 4.1.2.Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trìnhTheo Điều 37 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung dự án đầu tư xây dựng côngtrình bao gồm hai phần (phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở)1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm các   nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công suất, công nghệ, các giải pháp   kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án,   hình thức đầu tư, thời gian, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án,   phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường;Các giải pháp thực hiện bao gồm:a) Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạtầng kỹ thuật nếu có;b) Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầukiến trúc;c) Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;d) Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.11.Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây dựng công trình, bao   gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải pháp về kiến trúc; kích thước, kết   cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng;   công nghệ, trang thiết bị công trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng   để xây dựng công trình. 4.1.3.Nội dung của báo cáo kinh tế  kỹ thuật xây dựng công trìnhTheo Điều 37 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật xâydựng công trình bao gồm: sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xâydựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xâydựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán côngtrình.                                                                                         19
  20. 20. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 24.2.Quản lý thẩm định và quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình 4.2.1.Quy định chung về phân cấp quyết định (phê duyệt) dự án đầu tư xây dựng công trìnhTheo Điều 39 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11:Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau       Loại dự án đầu tư xây dựng                         Thẩm quyền quyết địnhI. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nướcCác dự án quan trọng quốc gia                    Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư                                                theo nghị quyết của Quốc hộiCác dự án nhóm A, B, C                           Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ                                                quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C                                                và được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định                                                đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho cơ                                                quan cấp dưới trực tiếp;                                                Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết                                                định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong                                                phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của                                                địa phương sau khi thông qua Hội đồng                                                nhân dân cùng cấp.                                                 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp                                                huyện được uỷ quyền hoặc phân cấp quyết                                                định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C                                                cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;II. Các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp     Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu                                                trách nhiệm. 4.2.2.Quy định chung về phân cấp thẩm định, quyết định dự án đầu tư xây dựng công trình22.Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công  trình trước khi phê duyệt theo quy định của Chính phủ1. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tưLoại dự án                                      Đầu mối thẩm định dự ánI. Do Thủ tướng quyết định đầu tư               Hội đồng thẩm định Nhà nước (Bộ trưởng                                                                                            20
  21. 21. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2                                                Bộ Kế hoạch và đầu tư là chủ tịch Hội đồng)II. Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nướcDự án do cơ quan cấp Bộ quyết định đầu tư       Đơn vị chuyên môn trực thuộcDự án do UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư        Sở Kế hoạch và đầu tưDự án do UBND cấp huyện, xã quyết định Đơn vị có chức năng quản lý ngân sách trựcđầu tư                                          thuộcIII. Các dự án khác                             Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm                                                định dự án13.Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư,  không phải tổ chức thẩm định riêng.Chú ý:Với báo cáo kinh tế - kỹ thuật: thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán là Chủ đầu tư thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định đầu tư là người quyết địnhđầu tư. Người quyết định đầu tư sử dụng các kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công vàdự toán nêu trên của Chủ đầu tư để ra quyết định đầu tư14.Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ  quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Các cơ quan quản  lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:          a. Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc              gia, dự án nhóm A;          b. Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C.15.Nhà nước quy định về thời gian thẩm định dự án16.Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm  trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình. Người quyết định đầu tư xây dựng công  trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. 4.2.3.Nội dung thẩm định Nội dung thẩm định bao gồm 3 nội dung: xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả củadự án, các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án và xem xét thiết kế cơ sở của dự án (Nội                                                                                         21
  22. 22. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2dung chi tiết xem tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình Nghị định 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghi định 12/2009/NĐ-CP)1. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; cácyếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án;phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.2. Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch;nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy độngvốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốnvay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, anninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.3. Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng đượcphê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối vớicông trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng vàcác chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa cóquy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;b) Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;c) Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầucông nghệ;d) Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;đ) Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cánhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.5.Quản lý thiết kế xây dựng công trình5.1.Các bước thiết kế xây dựng công trìnhTheo Điều 54 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Điều 16 Nghị định số 12/2009/NĐ-CPcủa Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 :Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế                                                                                         22
  23. 23. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế. Thiết kế cơ sở được lậptrong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; các bước thiết kế tiếp theo được lậptrong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.                              Thiết kế một bước:                      Áp dụng đối với công trình ch ỉ lập Báo cáo kinh t ế - kỹ                              Thiết kế bản vẽ thi công                thuật xây dựng công trình                             Thiết kế hai bước:                                                                       Áp dụng đối với công trình phải lập dự án                              B1: thiết kế cơ sở                                                                       Trư các công trinh l ập thiết kế 1 bước và 3 bước  Các bước thiết kế           B2: thiết kế bản vẽ thi công                             Thiết kế ba bước:                        Áp dụng đối với công trình phải lập dự án va có quy                              B1: thiết kế cơ sở                     mô là c ấp đặc biệt, cấp I và công trình c ấp II có yêu                              B2: thiết kế kỹ thuật                  cầu kỹ thuật phức tạp do ngươi quyết định đâu tư                                                                      quy định                              B2: thiết kế bản vẽ thi công                             Các bước sau ch ỉ được thực                             hiện khi bước trước đã phê                             duyệt                      Hình 1.1:Các bước thiết kế xây dựng công trình5.2.Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế                                                          Các tài li ệu khảo sát xây d ựng: địa                                                         hình, địa chất, khí tượng, thuỷ văn                                                          Các văn bản pháp lý có liên quan                      Các tài li ệu làm                  Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn XD                      căn c ứ thiết kế                   áp dụng                                                         Các quy định về kiến trúc, quy hoạch                                                         xây dựng                                                         Hồ sơ thiết kế của các b ước tr ước                        Hình 1.1:Các tài liệu làm căn cứ để thiết kế5.3.Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế xây dựng công trìnhCác nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng công trình và hồ sơ thiết kế xây dựng công trìnhđược thể hiện trong sơ đồ sau:                                                                                                                            23
  24. 24. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2                     Công năng sử dụng và tuổi thọ                        Thuyết minh thiết kế                     công trình                                                                          Các tài li ệu khảo sát xây d ựng                     Các phương án về                                     liên quan                      Công nghệ                      Kiến trúc Nội dung thiết kế                      Kết cấu, kỹ thuật                 Hồ sơ thiết kế   Các bản vẽ thiết kế,                      Phòng chống cháy nổ                      Sử dụng năng lượng                                                                          Quy trình bảo trì công trình                     Giải pháp bảo vệ môi trường                                                                          Dự toán xây dựng công trình.                     Dự toán xây d ựng công trình                     tương ứng với từng bước                        Hình 1.1:Nội dung thiết kế và hồ sơ thiết kế(Các nội dung thiết kế được thể hiện trong hồ sơ thiết kế)5.4.Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trìnhTheo Điều 59 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củacác Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 5.4.1.Các quy định chung1. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế  chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.2. Người quyết định đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định thiết kế cơ sở và các nội  dung khác của dự án khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình để phê duyệt dự án;  trong trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên  quan về thiết kế cơ sở.  Trong nội dung phê duyệt dự án phải xác định rõ các giải pháp thiết kế cơ sở cần tuân thủ  và các giải pháp thiết kế cơ sở cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong các bước thiết kế  tiếp theo.3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế tiếp theo phù hợp với thiết kế  cơ sở đã được duyệt. 5.4.2.Nội dung thẩm định thiết kế xây dựng công trìnhChính phủ quy định cụ thể nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình (yêucầu sinh viên tìm đọc trong Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu                                                                                                         24
  25. 25. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2tư xây dựng công trình và thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết mộtsố nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP)Thẩm định thiết kế cơ sở:- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được  phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với phương án tuyến công trình được chọn đối  với công trình xây dựng theo tuyến; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây  dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu  vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;- Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;- Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu  công nghệ;- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhânlập thiết kế cơ sở theo quy định.Thẩm định thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công:- Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở;- Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình;- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;- Đánh giá mức độ an toàn công trình;- Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu  cầu công nghệ;- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháyChủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sởcho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản.6.Quản lý lựa chọn nhà thầuLựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các công việc, nhómcông việc hoặc toàn bộ công việc lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựngcông trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác.                                                                                          25
  26. 26. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điềukiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấpcông trình.6.1.Các yêu cầu trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựngTheo Điều 96 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11: việc lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm nhữngyêu cầu sau đây:a) Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình;b) Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghềxây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý;c) Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;6.2.Các hình thức lựa chọn nhà thầu xây dựngTheo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 và Luật đấu thầu số 61/2005/QH11: có các hình thứclựa chọn nhà thầu sau đây:- Đấu thầu rộng rãi- Đấu thầu hạn chế- Chỉ định thầu- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá- Mua sắm trực tiếp- Tự thực hiện- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng 6.2.1.Đấu thầu rộng rãiTheo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:1. Đấu thầu rộng rãi được thực hiện để lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và  không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia2. Bên mời thầu phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện,  thời gian nộp hồ sơ dự thầu.                                                                                       26
  27. 27. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 23. Bên dự thầu chỉ được tham dự khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực  hành nghề xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình theo điều kiện thông báo của bên  mời thầu.4. Bên mời thầu phải chịu trách nhiệm công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng kết  quả xét thầu, giá trúng thầu. 6.2.2.Đấu thầu hạn chếTheo Điều 99 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:1. Đấu thầu hạn chế được thực hiện để lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng, nhà thầu thi công  xây dựng công trình đối với công trình xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao và chỉ có một số  nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng  được mời tham gia dự thầu.2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, công trình sử dụng vốn nhà nước thì không cho  phép 2 doanh nghiệp trở lên thuộc cùng một tổng công ty, tổng công ty với công ty thành  viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên  doanh cùng tham gia đấu thầu trong một gói thầu. 6.2.3.Chỉ định thầuTheo Điều 101 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:1. Người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình được quyền chỉ định trực  tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành  nghề xây dựng để thực hiện công việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau  đây:          a. Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công              trình tạm;          b. Công trình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm;          c. Công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản              theo quy định của Chính phủ;          d. Tu bổ, tôn tạo, phục hồi các công trình di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá;          e. Các trường hợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư              cho phép.                                                                                            27
  28. 28. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 217.Người có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa  chọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng.18.Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực  hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tài chính lành mạnh,  minh bạch. 6.2.4.Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựngTheo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bảnsố 38/2009/QH12 và Điều 102 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:19.Công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải được tổ chức thi  tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; người quyết định đầu tư quyết định  việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; đối với công trình khác thì  việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình do chủ đầu tư quyết định20.Chi phí thi tuyển được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng.21.Tác giả của phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước  thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, năng lực hành  nghề thiết kế xây dựng công trình. 6.2.5.Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:          f. Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;          g. Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với               đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.22.Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà  thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện.  Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau. 6.2.6.Tự thực hiện1. Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng  lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.2. Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy  định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài                                                                                          28
  29. 29. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2  chính. 6.2.7.Mua sắm trực tiếp1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự được  ký trước đó không quá sáu tháng.2. Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn thông qua  đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.3. Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt  đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.4. Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án  hoặc thuộc dự án khác. 6.2.8.Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệtTrường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhàthầu nêu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnhtranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.7.Quản lý hợp đồng7.1.Khái niệm về hợp đồng trong xây dựngHợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi là hợp đồng xây dựng) là hợp đồng dân sự;là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổihoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công việctrong hoạt động xây dựng.Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợpđồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồngđã ký kết có hiệu lực pháp luật. Các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giảiquyết trên cơ sở qui định của pháp luật có liên quan.Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xâydựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát,thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác tronghoạt động xây dựng.7.2.Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong xây dựng                                                                                          29
  30. 30. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2Theo Điều 108 Luật Xây dựng số 16/2003/QH1:Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:1. Nội dung công việc phải thực hiện;2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc;3. Thời gian và tiến độ thực hiện;4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao;5. Giá cả, phương thức thanh toán;6. Thời hạn bảo hành;7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;8. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.7.3.Các hình thức giá hợp đồng xây dựng và hình thức thanh toán trong hợp đồng xâydựng 7.3.1.Khái niệm giá hợp đồng xây dựngGiá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiệnkhối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định tronghợp đồng xây dựng. 7.3.2.Các hình thức giá hợp đồng xây dựnga.Giá hợp đồng trọn góiGiá hợp đồng trọn là giá hợp đồng xây dựng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiệnhợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp đượcphép điều chỉnh có qui định trong hợp đồng (nếu có).Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khốilượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định đượckhối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giátrọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.b.Giá hợp đồng theo đơn giá cố địnhGiá hợp động theo đơn giá cố định là giá hợp đồng xây dựng được xác định trên cơ sở khốilượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thayđổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh qui                                                                                         30
  31. 31. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2định trong hợp đồng (nếu có).Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điềukiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiệncông việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơngiá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá. Đơn giácố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp đượcphép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng.c.Giá hợp đồng theo giá điều chỉnhGiá hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng xây dựng mà khối lượng công việc và đơngiá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được qui địnhtại hợp đồng xây dựng.Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểmký kết hợp đồng xây dựng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việccần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc.Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ đượcđiều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo qui địnhtrong hợp đồng.d.Giá hợp đồng kết hợpGiá hợp đồng kết hợp là giá hợp đồng được xác định theo các hình thức qui định tại điểm a,b, c nêu trên.Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có qui mô lớn, kỹ thuật phứctạm và thời gian thực hiện kéo dài. Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại côngviệc trong hợp đồng để thoả thuận, xác định các loại công việc áp dụng theo giá hợp đồngtrọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phùhợp. 7.3.3.Thanh toán hợp đồng xây dựngViệc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiệntrong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết. Số lần thanh toán, giai đoạn thanhtoán, thời điểm thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.                                                                                         31
  32. 32. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1- chương 2a.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng trọn góiViệc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mụccông trình, khối lượng công việc hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán đượcghi trong hợp đồng sau khi đã có hồ sơ thanh toán được kiểm tra, xác nhận của bên giaothầu. Bên nhận thầu được thanh toán toàn bộ giá hợp đồng đã ký với bên giao thầu và cáckhoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có) sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu.b.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố địnhViệc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khốilượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứngvới các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung trong hợp đồng.c.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnhViệc thanh toán được thực hiện trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khốilượng phát sinh (nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điềuchỉnh theo qui định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán chưa đủ điều kiệnđiều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký kết hợp đồng để tạm thanh toán vàđiều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng qui định của hợp đồng.d.Thanh toán hợp đồng đối với giá hợp đồng kết hợpViệc thanh toán thực hiện tương ứng với các qui định tại điểm a, b, c nêu trên.                                                                                           32

Share Clipboard        Name*        Description          Others can see my Clipboard CancelSave