So sánh các hành vi vi phạm pháp luật

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến website của Gia Nguyễn Lawfirm. Luật sư của công ty sẽ thông tin tới bạn về "Phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác" như sau:

So sánh các hành vi vi phạm pháp luật

Cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác (vi phạm pháp luật hành chính, dân sự, lao động,...), tội phạm cũng là hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, tội phạm khác với các vi phạm pháp luật khác ở chỗ nó gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội hơn là những vi phạm pháp luật thông thường khác. 

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017)

2. Khái niệm:

- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc ...

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm những quan hệ xã hội được Pháp luật bảo vệ.Vi phạm pháp luật có thể là vi phạm pháp luật dân sự, hành chính, lao động và vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm )...

Giống nhau:

- Đều là hành vi thể hiện được hình thức hành động hoặc không hành động.

- Đều xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

- Đều có lỗi

- Người thực hiện đều có năng lực trách nhiệm pháp lý.

- Đều được quy định trong văn bản pháp luật.

- Đều bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước

Khác nhau:

- Tội phạm xâm phạm vào những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Còn vi phạm pháp luật khác thì xâm phạm các quan hệ xã hội do các ngành luật khác bảo vệ. (ví dụ: hành vi vi phạm pháp luật về hành chính thì xâm phạm quan hệ được luật hành chính bảo vệ)

- Hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm cao hơn so với hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Mức độ hậu quả thiệt hại cho xã hội của tội phạm gây ra lớn hơn hậu quả thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật khác gây nên.

- Biện pháp cưỡng chế được áp dụng với tội phạm nghiêm khắc hơn so với biện pháp cưỡng chế được áp dụng với sự vi phạm pháp luật khác. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước mang tính hà khắc nhất, có thể tước bỏ quyền tự do và thậm chí tước bỏ cả tính mạng của người phạm tội mà các biện pháp khác không có được.

3. Các tiêu chuẩn phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác:

Đối với các nhà làm luật:

Nhà làm luật căn cứ vào tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi. Để xác định tính “nguy hiểm đáng kể”, các nhà làm luật có thể căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp của nhiều loại tình tiết khách quan và chủ quan, trong đó đặc biệt chú ý đến những tình tiết sau đây:

+ Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.

+ Tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc có thể gây ra cho các quan hệ xã hội

+ Tính chất của 1ỗi...

Đối với các nhà giải thích luật.

Căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội. Để xác định tính “nguy hiểm đáng kể”, các nhà giải thích luật có thể căn cứ vào sự đánh giá tổng hợp của nhiều loại tình tiết khách quan và chủ quan, trong đó đặc biệt chú ý đến những tình tiết sau đây:

+ Tính chất và mức độ của triết hại.

+ Tính chất của thủ đoạn phạm tội

+ Tính chất của động cơ phạm tội

+ Nhân thân người phạm tội

Đối với các nhà áp dụng luật:

Thông thường là dấu hiệu có được quy định trong Bộ luật hình sự không? Trong trường hợp đã có quy định trong BLHS nhưng cần phải xác định tình nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì các nhà áp dụng luật phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

+ Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.

+ Tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc có thể gây ra cho các quan hệ xã hội

+ Tính chất của lỗi.

+ Tính chất và mức độ của thiệt hại.

+ Tính chất của thủ đoạn phạm tội.

+ Tính chất của động cơ phạm tội

+ Nhân thân người phạm tội.

Trên đây là nội dung của Công ty Luật TNHH Gia nguyễn và cộng sự thông tin cho bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Công ty Luật TNHH Gia nguyễn và cộng sự; địa chỉ: Số 79 Thiên Hiền, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; số điện thoại: 0243.8373.888 để được tư vấn miễn phí.

Trân trọng và cảm ơn.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật.

Những nội dung liên quan:

So sánh các loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế Nhà nước được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.

So sánh các hành vi vi phạm pháp luật

Các loại trách nhiệm pháp lý

Có 04 loại trách nhiệm pháp lý:

– Trách nhiệm pháp lý hình sự

– Trách nhiệm pháp lý hành chính

– Trách nhiệm pháp lý dân sự

– Trách nhiệm pháp lý kỷ luật

So sánh trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật

Điểm giống nhau giữa các loại trách nhiệm pháp lý

Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Phân biệt các loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm kỷ luật
Khái niệm Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác TNHC là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể áp dụng Nhà nước Nhà nước Nhà nước Thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp.
Chủ thể bị áp dụng Cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm pháp luật hình sự bị coi là tội phạm theo quy định của luật hình sự. Áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự Các chủ thể trong trách nhiệm hành chính là Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Cá nhân khi thực hiện hành vi vi pham kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
 Mục đích Trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới,… Buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra nhằm khắc phục những tổn thất đã gây ra. Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước. Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức
Các hình thức xử lý
  • Phạt chính
  • Phạt bổ sung
  • Các biện pháp khắc phục
  • Bồi thường thiệt hại
  • Các biện pháp khắc phục
  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Hạ bậc lương
  • Hạ ngạch
  • Cắt chức
  • Buộc thôi việc
Trình tự áp dụng Được áp dụng theo trình tự tư pháp. Được áp dụng theo trình tự tư pháp. Là trình tự hành chính

Các tìm kiếm liên quan đến So sánh (phân biệt) các loại trách nhiệm pháp lý, các loại trách nhiệm pháp lý và ví dụ, so sánh vi phạm hình sự và vi phạm dân sự, phân biệt trách nhiệm pháp lý và giá trị pháp lý, năng lực trách nhiệm pháp lý, các loại trách nhiệm pháp lý gồm, trách nhiệm pháp lý là gì lấy ví dụ, trách nhiệm hành chính, so sánh sự giống và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý