So sánh các kiểu phát triển ở đv

Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở Động vật

I.
Khái niệm về sự sinh trưởng và phát triển
1. Khái niệm về sinh trưởng

Sinh trưởng là quá trình lớn lên về kích thước, khỗi lượng cơ thể do quá trình phân chia và lớn lên của tế bào
Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào:
+Loài
+Từng giai đoạn trong qua trình sống
+Điều kiện môi trường

2. 
Khái niệm về phát triển

Sự phát triển của động vật bao gồm 3 quá trình: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.

3. 
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình có quan hệ mật thiết với nhau, đan xen vơi nhau trong quá trình sống, sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển
a. Giai đoạn phôi
Tiềm phôi: 2-8 tế bào ( các tế bào đều giống nhau).
Giai đoạn phôi nang: gồm các tế bào khác nhau bao lấy xoang trung tâm.
Giai đoạn phôi vị: gồm 2-3 lá phôi gồm nhiều tế bào khác nhau.
Giai đoạn mầm cơ quan: 
+ mầm ngoại bì: phát triển thành da.
+ mầm nội bì: phát triển thành các nội tạng.
+ mầm thần kinh: phát triển thành các tế bào thần kinh.
+ trung bì: mầm cơ, xương.
+ mầm dây sống: phát triển thành cột sống.

b. 
Giai đoạn hậu phôi

Bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Tùy theo sự khác biệt trong sự biến đổi con non thành con trưởng thành người ta phân biệt 2 kiểu phát triển: phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.

II.
Phát triển không qua biến thái
Có ở 1 số động vật không xương sống và đa số ở động vật có xương sống (cá, chim, bò sát, động vật có vú, con người).
Phát triển không qua biến thái là quá trình phát triển trong đó con non mới nở ra hoặc mới đẻ ra đã có cấu tạo giống con trưởng thành.

III. 
Phát triển qua biến thái
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Gặp ở đa số các loài côn trùng (bướm, chuồn chuồn, ruồi, ong,…), lưỡng cư..
Phát triển qua biến thái hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng có cấu tạo và hình thái rất khác với con trưởng thành, trải giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

2.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Gặp ở 1 số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián, ve,….
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là quá trình phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành

I. Khái niệm về sinh trưởng và phát triển

1. Khái niệm về sinh trưởng

- Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước cũng như khối lượng của cơ thể động vật theo thời gian.

- Tốc độ của các mô, cơ quan khác nhau trong cơ thể diễn ra không giống nhau.

- tốc độ sinh trưởng của cùng một cơ quan nhưng ở các giai đoạn khác nhau cũng khác nhau.

2. Khái niệm về phát triển:

- Phát triển là sự biến đổi về hình thái, sinh lí từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành.

- Phát triển bao gồm 3 quá trình lien quan mật thiết với nhau: sinh trưởng, phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn liên quan đến môi trường sống.

+ Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển

+ Phát triển làm thay đổi tốc độ sinh trưởng.

VD: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải lớn đạt kích thước nào đó mới biến thành ếch, cơ thể ếch phải đạt kích thước nào đấy mới có thể phát dục sinh sản, ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục lớn rất nhanh, đến tuổi sau phát dục tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại.

GV: Tại sao lại nói là luôn liên quan đến môi trường sống?

HS: Bởi vì trong các môi trường sống khác nhau thì sinh trưởng và phát triển sẽ diễn ra theo cá hướng khác nhau. Vd: nòng nọc sống trong môi trường nước nên phải phát triển đuôi và chân nhỏ có màng bơi để thích hợp với việc bơi trong nước, còn ếch sống trên cạn nên phải có 4 chân khỏe để đi lại trên cạn.

- Người ta phân biệt 2 giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

a. Giai đoạn phôi:

Các giai đoạn

Đặc điểm

Phân cắt trứng

Htử phân chia tạo phôi gồm nhiều tế bào giống nhau

phôi nang

Phôi gồm lớp tb khác nhau bao lấy xoang trung tâm

Phôi vị

Phôi gồm 2-3 lá phôi có nhiều tb khác nhau

Mầm cơ quan

Phôi gồm nhiều tb biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm các cơ quan

b. Giai đoạn hậu phôi:

- Được tính từ khi con non mới được sinh ra cho đến khi già, chết.

- Người ta phân biệt 2 kiểu phát triển: Phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái.

II. Phát triển không qua biến thái

- Là quá trình phát triển trong đó con non đã có cấu tạo giống con trưởng thành, chỉ khác nhau về kích thước.

GV: Đưa ra ví dụ: ở người: khi mới sinh có hình dạng, cấu tạo giống hệt con trưởng thành, chỉ khác về kích thước. quá trình phát triển như vậy người ta gọi là phát triển không qua biến thái.

- VD: Người, chó, gà, lợn, mèo,… 

III. Phát triển qua biến thái

Đặc điểm so sánh

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Đại diện

Cào cào, châu chấu, ve sầu, …có ấu trùng giống con trưởng thành. Có tác dụng của hoocmon lột xác juvenin

+Êch nhái: trứngànòng nọcàếch. Có tác dụng của hoocmon tuyến giáp tiroxin.

+Sâu bọ: Sâu (dòi)ànhộng

àbướm. có tác dụng của hoocmon biến thái ecđixon

Đặc điểm

Ấu trùng giống con trưởng thành, để trở thành con trưởng thành phải trải qua nhiều lần lột xác

Ấu trùng khác con trưởng thành, để trở thành con trưởng thành phải trải qua nhiều làn lột xác, biến đổi về cấu tạo và chức năng.

Bài 2: Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

Lời giải


Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin. Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, nào ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.

Bài 3: Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào?

Lời giải


- Đối với động vật biến nhiệt, nhiệt độ xuống thấp (trời rétt) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm. Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
- Đối với động vật hằng nhiệt, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rétt), do thân nhiệt cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn, nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thườngt) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết. Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ chống rét.

Bài 4: Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?

Lời giải


- Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại g) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình thành xương qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
- Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.