So sánh gdp mỹ và nhat ban

“Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, GDP của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2026. Điều này có nghĩa là trong vài năm tới, Nhật Bản thậm chí sẽ không thể duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới”, IMF nhận định.

Đồng yen Nhật Bản. [Nguồn: EPA]

Bài bình luận trên tờ Liên hợp buổi sáng cho rằng, chính sách tiền tệ bao gồm lãi suất thấp và nới lỏng định lượng [QE] được Chính phủ Nhật Bản thực hiện trong thời gian dài là nguyên nhân chính “bóp nghẹt” sức cạnh tranh của đất nước.

Các “doanh nghiệp xác sống” [zombie] – vốn dựa vào chính sách tiền tệ thả lỏng trong một thời gian dài và các khoản miễn giảm lãi suất ngân hàng để sinh tồn – vẫn tiếp tục tồn tại. Hậu quả là, kinh tế Nhật Bản đã mất đi chức năng trao đổi chất cần thiết.

Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” công bố hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] danh nghĩa của Nhật Bản trong năm 2023 sẽ thấp hơn Đức, rơi xuống vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu. GDP danh nghĩa của Nhật Bản năm 2023 ước đạt 4.230 tỷ USD, giảm 0,2% so với năm ngoái, trong khi GDP danh nghĩa của Đức là 4.430 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2022.

Đây quả thực là tin tức khiến người Nhật Bản cảm thấy bất an. Năm 1968, Nhật Bản vượt qua Tây Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Mọi thứ đang thay đổi, sau nửa thế kỷ dẫn trước Đức về quy mô kinh tế, năm 2023 Nhật Bản đã bị Đức vượt qua.

IMF còn bổ sung thêm: Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, GDP của Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2026. Điều này có nghĩa là trong vài năm tới, Nhật Bản thậm chí sẽ không thể duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

Lỗi tại đồng Yên?

Phân tích của Kyodo News cho rằng đồng yen mất giá là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Khi xếp hạng các nền kinh tế thế giới, IMF sử dụng GDP [tính bằng USD] của mỗi quốc gia làm tham chiếu. Do đó, nếu đồng tiền của một nền kinh tế hoạt động tương đối tốt so với USD thì nền kinh tế đó có thể chiếm thứ hạng tốt hơn nền kinh tế khác.

Đầu năm 2000, tỷ giá đồng yen ở mức khoảng 105 yen đổi 1 USD, khi đó quy mô kinh tế Nhật Bản là 4.970 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới và gấp 2,5 lần kinh tế Đức lúc bấy giờ. Đầu năm 2022, tỷ giá đồng yen ở mức khoảng 110 yen/USD. Tuy nhiên, do chính sách tiền tệ của Nhật Bản và Mỹ khác nhau nên chênh lệch lãi suất giữa hai nước ngày càng nới rộng. Kể từ tháng 6 năm nay, tỷ giá đồng yen duy trì trong khoảng 140-150 yen/USD.

Kết quả là GDP danh nghĩa của Nhật Bản tính bằng USD cũng sẽ giảm. Mặt khác, tỷ giá hối đoái của đồng euro so với đồng USD không giảm mạnh như đồng yen so với đồng USD.

Ngoài ra, biến động vật giá cũng là một nguyên nhân. GDP danh nghĩa là tổng giá trị gia tăng do một quốc gia tạo ra, mặc dù phản ánh quy mô của nền kinh tế nhưng cũng chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả. Từ tháng 1-8/2023, chỉ số giá tiêu dùng của Đức duy trì mức tăng từ 6-8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi con số này ở Nhật Bản là khoảng 3%. Giá cả tăng dường như cũng đã thúc đẩy tăng trưởng GDP danh nghĩa ở Đức.

Những vấn đề về cơ cấu khác khiến Nhật Bản tụt hậu?

Tuy nhiên, những yếu tố trên không phải là nguyên nhân thực sự khiến Nhật Bản bắt đầu tụt hậu so với Đức. Ở góc độ sức mạnh kinh tế như nâng cao năng suất và đổi mới công nghệ, Đức đã dẫn trước Nhật Bản.

Kể từ khi “bong bóng” kinh tế vỡ năm 1991, Nhật Bản đã áp dụng chính sách lãi suất thấp nhằm kích thích nền kinh tế nhưng không mấy thành công. Dù là khu vực dân cư hay doanh nghiệp, mức độ sẵn sàng vay vốn đều không cao, mọi người đều đổ xô đi trả nợ nhằm nhanh chóng khắc phục bảng cân đối kế toán đang xấu đi sau khi “bong bóng” vỡ.

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản lại cho rằng lãi suất vẫn còn quá cao. Vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2001-2006, khi lãi suất ở mức cực thấp, Ngân hàng trung ương Nhật Bản [BoJ] vẫn tiếp tục bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thông qua việc mua liên tục và mua quy mô lớn trái phiếu Chính phủ và trái phiếu dài hạn, giữ lãi suất ở mức gần bằng 0.

Mong muốn chủ quan của Nhật Bản là thông qua bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, khuyến khích khu vực doanh nghiệp và tư nhân mở rộng vay mượn với lãi suất cho vay thấp, từ đó làm tăng cung tiền của toàn bộ hệ thống kinh tế, thúc đẩy đầu tư và phục hồi nền kinh tế.

Tác giả bài viết trên “Liên hợp buổi sáng” đã đề cập trong một cuốn sách xuất bản đầu năm 2012, “lợi ích lớn nhất” của chính sách này là cho phép các công ty “xác sống” tồn tại lâu hơn, đồng nghĩa với việc các nguồn lực bị phân bổ sai mục đích trong khoảng thời gian dài hơn.

Về lâu dài, điều này sẽ chỉ gây tổn hại đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Riêng về phần Nhật Bản, trong cuốn sách, tác giả có viết rằng có người cho rằng 20 năm mất mát của Nhật Bản là cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu chứ không phải theo chu kỳ.

Đây rõ ràng là sản phẩm của sự quan sát từ góc độ tĩnh. Trên thực tế, các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ là kịch bản động có thể chuyển thành một cuộc khủng hoảng mang tính cơ cấu.

Kịch bản động gần như sau: Đây là một cuộc khủng hoảng theo chu kỳ, nhưng thông qua sự can thiệp của chính phủ, nhiều công ty “xác sống” đã được hình thành, những công ty đáng lẽ phải phá sản này lại không thể phá sản, các khoản nợ không thể trả hết và quan trọng hơn là các nguồn lực không thể được phân bổ và chuyển giao một cách tối ưu cho các doanh nghiệp và ngành có khả năng phân bổ lớn hơn. Điều này khiến cuộc khủng hoảng theo chu kỳ phát triển thành một vấn đề về cơ cấu.

Cùng với giá đất ở Nhật Bản ngày một tăng, lợi tức nhân khẩu học dần biến mất, xu hướng chuyển dịch ngành nghề quốc tế mới chắc chắn đã xuất hiện trong những năm 1980 và 1990. Đáng tiếc là khi bong bóng vỡ, Chính phủ Nhật Bản chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt và áp dụng chính sách tiền tệ lỏng lẻo cùng chính sách tài khóa chủ động thay vì loại bỏ các công ty “xác sống”, xóa nợ và đẩy nhanh nâng cấp cơ cấu ngành nghề.

Trong bối cảnh đó, Nhật Bản đã không thể hưởng những lợi ích từ sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc và Trung Quốc mang lại. Ngược lại, khi các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc tham gia cạnh tranh, ngành công nghiệp trong nước của Nhật Bản càng suy yếu, chịu hạn chế của giá đất và chi phí lao động, không thể cạnh tranh với Hàn Quốc và Trung Quốc ở các sản phẩm phân khúc trung và cấp thấp.

Do không thể thực hiện chuyển đổi và nâng cấp ngành nghề, nước này cũng bắt đầu không thể cạnh tranh hiệu quả với các nước châu Âu và châu Mỹ trong các sản phẩm cao cấp. Nói cách khác, chính sách tiền tệ lỏng lẻo của Nhật Bản đã buộc nước này phải củng cố cơ cấu ngành nghề ban đầu, khiến nền kinh tế ngày càng trở nên giống như “xác sống” và lúng túng mắc kẹt ở giữa.

Nói một cách đơn giản, các doanh nghiệp “xác sống” từ lâu đã dựa vào chính sách tiền tệ thả lỏng và miễn lãi suất ngân hàng để sinh tồn vẫn tiếp tục tồn tại. Hậu quả là kinh tế Nhật Bản đã mất đi chức năng trao đổi chất thích hợp. Đây là nguyên nhân cơ bản khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trì trệ trong 30 năm qua và cũng là nguyên nhân khiến Đức sắp đuổi kịp Nhật Bản.

Chủ Đề