So sánh phân phối và bán buôn

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa đại lý thương mại và nhà phân phối do cả hai hình thức hoạt động này đều là khâu trung gian giúp đưa hàng hóa của nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Trên thực tế, hai loại hình này khác nhau rõ rệt. Đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 còn không có luật nào điều chỉnh hoạt động làm nhà phân phối. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa hai hình thức:

Tiêu chí

Đại lý thương mại

Nhà phân phối

Khái niệm

Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao [Điều 166 Luật thương mại 2005].

Nhà phân phối là trung gian mua hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất để rồi bán lại cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp. Nhà phân phối có thể cung cấp/ bán sản phẩm tới trực tiếp người tiêu dùng hoặc có thể quản lý nhiều đại lý.

Chủ thể

Bên giao đại lý và bên đại lý đều là thương nhân [Điều 167 Luật Thương mại 2005].

- Nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa;

- Bên phân phối không bắt buộc phải là thương nhân.

Đối tượng

Hàng hóa, dịch vụ.

Hàng hóa.

Bản chất

- Bên đại lý chỉ nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý để hưởng thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá [khoản 1 Điều 171 Luật Thương mại 2005];

- Giữa hai bên giao kết hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa;

- Bên đại lý không có quyền ấn định giá cả bán ra [trừ trường hợp đại lý bao tiêu] mà quyền này thuộc bên giao đại lý;

- Hàng hóa không thuộc sở hữu của bên đại lý mà thuộc sở hữu của bên giao đại lý.

- Nhà phân phối mua hàng hóa của nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa để bán lại và hưởng số tiền chênh lệch giá;

- Giữa nhà phân phối và nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa;

- Nhà phân phối được quyền ấn định giá cả bán ra;

- Hàng hóa phân phối thuộc sở hữu của nhà phân phối.

Trách nhiệm pháp lý

Chỉ liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra [khoản 5 Điều 175 Luật thương mại 2005].

Chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hóa mình phân phối bán ra cho khách hàng.

Vấn đề kiểm soát

Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý [khoản 6 Điều 175 Luật thương mại 2005].

Độc lập, không chịu sự giám sát hay kiểm tra của bên nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa;

Không có trách nhiệm phải tuân thủ những chỉ dẫn của nhà cung ứng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa cho khách hàng của mình.

Rủi ro đối với hàng hóa

Bên giao đại lý với tư cách là chủ sở hữu nên phải chịu rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, cũng như gánh chịu trách nhiệm đối với khách hàng.

Quyền sở hữu đã được chuyển cho bên phân phối, bên phân phối chịu rủi ro.

Trên đây là sự khác biệt cơ bản giữa đại lý thương mại và nhà phân phối. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn có được cái nhìn căn bản và phân biệt được hai hình thức trung gian quan trọng trong hoạt động mua bán hàng hóa này.

NHU Y LAW FIRM chuyên tư vấn thành lập doanh nghiệp, thay đổi thông tin doanh nghiệp, tư vấn khởi nghiệp. Nếu như đâu đó trong bạn đang nung nấu một ý tưởng kinh doanh, muốn thành lập một doanh nghiệp phù hợp nhất với ý tưởng đó, bạn cần một nhà tư vấn chuyên nghiệp, đảm bảo và nhanh chóng và hãy liên hệ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn vào bất cứ thời điểm nào.

Bán buôn và bán lẻ là hai hình thức phổ biến để các chủ thể kinh doanh cung ứng hàng hóa, dịch vụ đến thị trường. Tuy nhiên, hiện nay không ít người vẫn chưa phân biệt được hai hình thức phân phối hàng hóa cơ bản này. Bài viết này sẽ so sánh giữa hai thuật ngữ trên nhằm làm rõ điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức.

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, quy định về thuật ngữ bán buôn như sau:

“6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.”

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, quy định về thuật ngữ bán lẻ như sau:

“7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

Từ quy định về giải thích hai thuật ngữ trên, có thể tiến hành so sánh như sau:

  • Điểm giống nhau:

Đều là hình thức phân phối hàng hóa từ cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ ra thị trường. Bán lẻ và bán buôn là hai hình thức phổ biến và cơ bản nhất trong quy trình phân phối hàng hóa. Cả hai hình thức đều đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự lưu thông, giải quyết bài toán doanh thu cho doanh nghiệp/tổ chức.

  • Điểm khác nhau:

Khách hàng của hình thức bán lẻ là cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ với mục đích tiêu dùng chứ không phải nhằm mục đích kinh doanh-thương mại.

Khách hàng của hình thức bán buôn là các cá nhân/tổ chức có mục đích sinh lợi như các hình thức đại lý, cửa hàng hay các doanh nghiệp. Bởi vì, khách hàng của bán buôn cần mua số lượng lớn nhằm phục vụ mục đích dự trữ hàng hóa, phục vụ quá trình kinh doanh của mình.

Số lượng hàng hóa cung cứng trong một lần giao dịch đối với hình thức bán lẻ là khá nhỏ, thường tính bằng đơn vị chiếc, cái,… Bởi vì, đặc thù của bán lẻ là nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, cho nên khối lượng hàng hóa được mua qua mỗi lần giao dịch không nhiều.

Số lượng hàng hóa cung cứng trong một lần giao dịch đối với hình thức bán buôn là lớn. Bởi vì, khách hàng của bán buôn là những tổ chức/cá nhân có tiềm lực lớn, mua hàng hóa nhằm phục vụ mục đích dự trữ cho nên khối lượng hàng hóa giao dịch là lớn hơn nhiều so với bán lẻ.

Giá cả của dịch vụ bán lẻ sẽ cao hơn giá so với bán buôn: Bởi vì, hình thức bán buôn được giao dịch với số lượng lớn, cho nên khách hàng của bán buôn luôn được hưởng lợi từ các đợt giảm giá, chiết khấu,.. Trong khi, khách hàng của bán lẻ phần lớn là cá nhân, hộ gia đình. Vì vậy, sức mặc cả của họ không cao như các khách hàng của hình thức bán buôn.

Trên đây là những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hai hình thức bán lẻ và bán buôn. Bạn cần tham khảo nhằm mục đích phân biệt hai hình thức trên để phục vụ hoạt động công việc của mình một cách tốt nhất.

Chủ Đề