So sánh sạc aukey và anker năm 2024

Củ sạc Baseus super SI không có chuẩn sạc PPS nhưng rất bất ngờ là Baseus sạc cho S23U đến 24.5W thậm chí còn cao hơn củ sạc Mophie có hỗ trợ PPS 2.7A

2.2 test sạc Iphone 13 pro max IP13PM hỗ trợ chuẩn sạc PD rất thông dụng, công suất sạc cho IP13 promax gần như đạt tối đa công suất điện thoại hỗ trợ nên chênh lệch giữa các củ sạc rất nhỏ
Ugreen 30W sạc IP13PM
Aohi 30W sạc IP13PM

2.3 Test sạc Laptop Lenovo Air14

Công suất sạc của củ Ugreen 33W công suất sạc Laptop đến 29.5W cao nhất trong các củ sạc

2.4 Đo nhiệt độ các củ sạc sau khi cho full load liên tục > 1h bằng tải điện tử [nhiệt độ môi trường 28~30 độ] Đây là màn test tra tấn các củ sạc vì thực tế ít khi nào các củ sạc ở trạng thái full tải theo đúng thiết kế trong thời gian dài liên tục. Vì vậy khi dùng hàng ngày sẽ thấp hơn nhiệt độ trong bài test này rất nhiều

Củ sạc Pisen Ultra thin vì quá mỏng nên các linh kiện sát với vỏ, ít không gian cho các lớp tản nhiệt, kết quả là nhiệt độ rất cao > 90 độ ở phần nóng nhất
Sạc Aukey 30W, max 86.8 độ C
Zendure 30W

2.5 Ripple& noise [càng thấp càng tốt] Ripple & noise là nhiễu cao tần của nguồn xung [trong đó có củ sạc] phát sinh do quá trình chuyển đổi từ AC thành DC. Ripple & noise có thể xem như chất lượng dòng điện nên càng thấp càng tốt. Do hiện nay mức Ripple & noise đối với các củ sạc chưa có chuẩn cụ thể nên có thể tạm chia ra các mức:

  • Rất tốt < 50mVp-p;
  • Tốt: 51-100 mVp-p;
  • Khá: 101 - 150 mVp-p;
  • Trung bình: 151-200 mVp-p;
  • Kém: > 200 mVp-p

Biểu đồ Ripple & noise này là mức nhiễu cao nhất của mỗi củ sạc, khi test riêng từng củ sạc sẽ có Ripple& noise cho từng mức điện áp chi tiết hơn, ví dụ củ sạc Ugreen 33W
Ripple& noise của Belkin 30W và Mophie 30W
Củ sạc Aukey thể hiện rất tệ trong bài test Ripple&noise khi các mức điện áp đều cao đến rất cao, đặc biệt ở 12V 2.5A Ripple noise cực kỳ cao đến 464 mVp-p, tiếp ngay sau là củ Baseus GaN5, củ sạc mới nhất của Baseus nhưng chất lượng điện áp kém hơn cả đời trước là Baseus GaN3. Xếp thứ 3 trong các củ sạc có ripple cao là Pisen ice Crytal với 288 mVp-p [20V 1.5A]. Gây bất ngờ và thất vọng là củ sạc Anker 511 30W, có Ripple&noise rất cao đến 268 mVp-p ở mức 20V 1.5A, mức ripple noise này làm cho củ Anker 511 xếp trong nhóm các củ sạc có chất lượng điện áp kém. Củ sạc Aukey test ripple noise mức 12V 2.5A, ripple noise ~464 mVp-p
Củ sạc Anker 511 30W, ripple noise ~268 mVp-p
Baseus GaN5 30W ở 20V 1.5A, Ripple&noise max 308 mVp-p

III. Đánh giá chung

  • Mức công suất 30W các củ sạc trong bài có giá chênh lệch khá lớn từ 190K đến khoảng 400K tùy thương hiệu. Tuy nhiên theo đánh giá của mình thì mức giá đến 400K hoặc trên 400K đối với củ sạc 30W là khá cao, tiệm cận với 1 số củ sạc công suất cao hơn như 40W, 45W thập chí 65W. Mức giá phù hợp nằm trong khoảng 200K~ dưới 300K
  • Đánh giá độ hoàn thiện, phần lớn các củ sạc có độ hoàn thiện tốt, tuy nhiên có 1 số củ sạc giá tương đối cao nhưng hoàn thiện kém, ví dụ củ sạc Aukey 30W mã PA-Y30S, vỏ còn nhựa thừa, chân cắm không chắc chắn, phần cổng sạc lộ kim loại bao quanh cổng type C. So sánh với 1 củ sạc giá rẻ hơn nhiều là Ravpower, phần cổng sạc làm kỹ hơn, hoàn thiện của củ sạc Ravpower tốt hơn nhiều dù rẻ hơn củ Aukey > 100K

  • Công suất sạc điện thoại Samsung, IP13PM, Laptop Các củ sạc có công suất chênh lệch không nhiều vì 14/15 củ sạc đều hỗ trợ chuẩn sạc PD, PPS. Củ sạc Baseus super SI không hỗ trợ PPS nhưng khi sạc cho S23U lại có công suất khá cao đến 24,5W theo chuẩn sạc PD.
  • Nhiệt độ các củ sạc Quá trình test full load liên tục > 1h nhiệt độ các củ sạc rất cao, những củ sạc càng nhỏ gọn thì nhiệt độ càng cao, đặc biệt củ sạc Pisen mỏng có nhiệt độ max > 90 độ C trong khi 3 củ sạc "mát mẻ" nhất

Chủ Đề