So sánh sự giống và khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt

1. Khái quát chung: Âm tiết và vị trí của nó trong hai ngôn ngữ

1.1.Âm tiết là gì?

  • Định nghĩa

+Tiếng Việt:

Âm tiết là một tổ hợp các âm tố được cấu tạo bởi một hạt nhân [nguyên âm] và các âm khác bao quanh [phụ âm]

+Tiếng Anh:

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, có khả năng mang các hiện tượng ngôn điệu như trọng âm, ngữ điệu.

  • Đối chiếu

Giống nhau: Định nghĩa về âm tiết trong TA và TV cơ bản là giống nhau.

Khác nhau: Tiếng Anh có âm tiết phụ âm

1.2.Vị trí của âm tiết trong hai ngôn ngữ Việt-Anh

Đặc điểm về cấu tạo, chức năng và vai trò của âm tiết trong các ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau là khác nhau.

Tiếng Việt: cương vị ngôn ngữ học của âm tiết vừa là đơn vị phát âm, vừa là đơn vị hình thái học [hình vị]và cũng là đơn vị âm vị học [âm vị].

Tiếng Anh: cương vị ngôn ngữ học của âm tiết là đơn vị phát âm.

  • Đối chiếu:
  • Giống nhau: + Âm tiết đều là đơn vị phát âm trong tiếng Việt và tiếng Anh.

+ Âm tiết đều trùnghình vịtrongtừ đơn tiếtcủa tiếng Anh và tiếng Việt [tiếng Việt gọi chung là từ đơn] [từ tố].

+ Âm tiết đều trùngtừ đơn tiếtcủa tiếng Anh và tiếng Việt [tiếng Việt gọi chung là từ đơn].

  • Khác nhau: Tiếng Việt: Ngoài vai trò đơn vị phát âm, âm tiết có cả vai trò âm vị học và đơn vị hình thái. [Tiêng Việt là ngôn ngữ đơn lập].

+ Tiếng Anh: Chỉ có cương vị đơn vị phát âm. [Tiếng Anh là ngôn ngữ đa tiết tính, biến hình].

Tiếng Anh có âm tiết phụ âm, đa âm tiết, có nối âm.

+ Tiếng Việt: đơn âm tiết, không nối âm

  1. 2.Bản chất của âm tiết

2.1, Các loại âm tiết

Tiếng Anh:

Dựa vào tính chất khép/mở của âm tiết :

  • Âm mở: kết thúc bằng nguyên âm

Ví dụ: sea, shoe.

  • Âm khép: kết thúc bằng phụ âm

Ví dụ: scream, stop.

Tiếng Việt:

Căn cứ vào vai trò âm kết thúc trong tạo âm hưởng âm tiết, âm tiết tiếng Việt được chia thành:

  • Âm tiết mở: kết thúc bằng nguyên âm.

Ví dụ: ta, nga, lônhô

  • Âm tiết khép: kết thúc bằng phụ âm.

Ví dụ: kếtthúc, lấmtấm

  • Nửa mở: kết thúc bằng một bán nguyên âm.

Ví dụ: ngoại, hậu, tay

  • Nửa khép: âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang

Ví dụ: ngang, nhanh, bảnthôngtin

Đối chiếu:

  • Giống nhau: Định nghĩa âm tiết

Tiêu chí phân loại [Dựa vào tính chất khép mở của âm tiết].

Đều có các âm: mở và khép

  • Khác nhau:
Tiếng Việt:

  • đơn âm tiết
  • có thanh điệu. VD: ca, cá, cà,
  • không có trọng âm
  • có âm tiết nửa mở

VD: hậu

  • không có nối âm giữa các âm tiết

  • không có âm tiết phụ âm

Tiếng Anh:

  • đa âm tiết
  • không có thanh điệu
  • có trọng âm. VD: remember /rimembər/
  • không có âm tiết nửa mở

  • có nối âm giữa các âm tiết

VD: thank you /Ɵӕŋk_kju/

  • có âm tiết phụ âm

VD: table /teibl/

2.2Bản chất âm tiết Việt-Anh

  1. a.Về mặt ngữ âm học

Âm tiết được xác định như 1 lần căng cơ thịt bộ máy phát âm.

Cấu tạo âm tiết: âm mở đầu [onset] trung tâm [nucleus] âm kết thúc [coda]

+ Âm trung tâm: đỉnh âm tiết căng nhất

+ Âm mở đầu và âm kết thúc: ranh giới âm tiết [biên] không căng

Một âm tiết khi phát âm có thể được phân chia thành 3 giai đoạn: bắt đầu căng căng lên trùng xuống , kết thúc.

1 chuỗi các âm tiết: 1 chuỗi âm căng theo 3 mức trên

Trong tiếng Việt:

Âm tiết nhỏ nhất dạng /ô/ /a/ khó phân biệt hơn.

Âm tiết thường viết rời nên dễ rạch ranh giới âm tiết

Trong tiếng Anh:

Phân định ranh giới âm tiết từ bình diện ngữ âm học không đơn giản.

b.Về mặt âm vị học:

Ranh giới âm tiết được xác định dựa trên các đặc điểm:

+ Âm mở đầu âm tiết thứ hai là nguyên âm hay phụ âm trong mối liên hệ với âm cuối của âm tiết trước đó.

+ Có bao nhiêu âm kết hợp.

Trong tiếng Việt:

+ PÂ mạnh cuối /k, p/. VD: họctập

+ PÂ mạnh đầu/t, d/. VD:thiđua

+ PÂ mạnh hai đầu. VD: /t/ đứng giữa hai âm tiết như: quyếttâm

Trong tiếng Anh:

+ PÂ mạnh đầu có thể là 1 hoặc tổ hợp của 2 hoặc 3 phụ âm, nhưng không từ nào khởi đầu nhiều hơn 3 phụ âm VD: Split /split/

+ PÂ mạnh cuối có thể là 1 hoặc tổ hợp của 2, 3 hoặc [số rất ít] 4 phụ âm, nhưng không từ nào kết thúc trên 4 phụ âm. VD: Texts /teksts/

  1. a.Đối chiếu

Giống: Bản chất âm tiết: bắt đầu căng căng lên trùng xuống, kết thúc

Khác:

Tiếng ViệtTiếng Anh
Âm tiết thường trùng với từ hoặc nhỏ hơn từ1 từ có thể có 1 hoặc nhiều âm tiết àkhó xác định ranh giới âm tiết
Sự phân biệt ranh giới âm tiết rạch ròi ở trường hợp có phụ âm và nguyên âm 2 âm tiết đi liền nhauKhông phân biệt rạch ròi [luyến âm]
Không có âm tiết phụ âmCó âm tiết phụ âm
Âm tiết có sự ảnh hưởng của thanh điệuKhông có thanh điệu nhưng có trọng âm.

4.2/5 - [5 bình chọn]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề