So sánh tôn klip-lok và tôn seamlock năm 2024

TÔN SEAMLOCK LÀ GÌ

A – NGUỒN GỐC TẤM LỢP

Tôn lợp là một sản phẩm đã có mặt trên thị trường Việt nam trên 20 năm. Tôn làm từ thép cán mỏng, được gia công cán nguội thành hình sóng nhằm mục đích tăng độ cứng và khả năng thoát nước. Mục đích là làm tấm bao che cho các công trình công nghiệp và dân dụng. Tôn lợp là sản phẩm thay thế tấm fibro xi măng và được sử dụng nhiều trong các công trình công nghiệp có kích thước lớn mà tấm fibro xi măng không đáp ứng được yêu cầu về tải trọng và kích thước. Ưu điểm của tôn là nhẹ và có thể sản xuất với độ dài bất kỳ lên đến trên 100m.

B – ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

Do được làm từ thép nên tôn có những đặc tính của vật liêu như khả năng chịu kéo cao, đàn hồi, dẻo. Tuy nhiên nhược điểm là khả năng chống ăn mòn kém. Do vậy để đạt được mục đích sử dụng và tăng độ bền , nhà sản xuất tấm tôn nền đã bổ xung các lớp mạ vào bề mặt để giảm khả năng bị ăn mòn bởi môi trường. Lớp mạ thông thường thứ tự là lớp mạ kẽm, lớp phủ chất chống ăn mòn và lớp mạ mầu để tạo mầu sắc cho vật liệu. Nhờ vậy tuổi thọ tấm tôn có thể kéo dài từ 5 năm đến 50 năm tùy thuộc và độ dày sản phẩm và lớp mạ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tôn đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, có thể kể một số doanh nghiệp lớn như Bluescope,Hoa sen, Phương nam SSSC, Nam Kim, Poshaco,Sunco….với rất nhiều các sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên Việt nam chưa có nhà máy sản xuất ra tấm tôn nền nên nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc. Các doanh nghiệp tại Việt nam chủ yếu nhập cuộn tôn từ nước ngoài và gia công cán mỏng, mạ và cán ra tấm tôn sóng. C – PHÂN LOẠI

  1. Phân loại tôn nền chủ yểu trên thị trường hiền nay có thể chia ra như sau:
  2. Dựa vào đặc tính vật liệu có thể phân ra theo cường độ và độ dẻo. Theo tiêu chuẩn JIS của Nhật thì các sản phẩm có các loại như sau :G300, G340, G400, G440, G490, G540
  3. Dựa vào lớp mạ bảo vệ, Có 2 loại chính là mạ kẽm [Z] và mạ nhôm kẽm [AZ]

  • Các sản phẩm tôn cán sóng hiện nay rất đa dạng, thường được phân loại theo cách liên kết và số sóng và chiều cao sóng. Theo cách liên kết tôn và phần kết cấu chịu lực có 3 loại chính:

C.1.1 - Tôn sử dụng vít : Dùng vít bắn xuyên qua tấm tôn và bộ phận chịu lực [thông thường là xà gồ]. Tấm tôn được giữ cố định dựa vào khả năng chịu lực của rãnh và mũ vít. Loại này có ưu điểm thi công nhanh, liên kết đơn giản. Tuy nhiên vì sử dụng vít nên tấm tôn bị thủng tại các ví trí liên kết.Tại vị trí lỗ thủng thép nền của tôn không còn lớp mạ bảo vệ chống ăn mòn Đây là lý do sau một thời gian sử dụngvà tùy thuộc vào tính chất môi trường mà tôn bị ăn mòn và mở rộng lỗ thủng gây thấm dột vào bên trong công trình. Theo thực tế sử dụng thì độ bền của tôn loại này chỉ từ 5 năm đến 10 năm.Khi sự ăn mòn tại vị trí lỗ thủng mở rộng, liên kết vít không còn khả năng chịu lực. Những khu vựa gần biển, các nhà máy sản xuất có tính chất ăn mòn [hóa chất, nhiệt, khói bụi..] thời gian sử dụng lại ngắn hơn.Loại vật liệu được dùng chủ yếu cho loại này là G500-G540 có độ dẻo thấp. Loại tôn này hiện nay được dùng chủ yếu cho tường, vách nhà xưởng.

C.1.2 Tôn sử dụng ngàm sập :
Tấm tôn có biên dạng sóng theo hình dạng côn và có thêm 1 chi tiết liên kết gọi là đai [ hay Clip]. Đai được liên kết vít với xà gồ. Tấm tôn liên kết với đai theo nguyên lý ngàm sập và được giữ bởi khả năng đàn hồi của sóng tôn. Ưu điểm loại này là không sử dụng vít để liên kết nên tấm tôn không bị thủng, tránh được sự ăn mòn của môi trường. Nhược điểm là do liên kết là ngàm sập nên vị trí của đai phải chính xác và biến dạng hay chuyển vị của kết cấu đỡ nhỏ [độ võng xà gồ phải ít hơn 2cm]. Do vậy loại này thường được sử dụng với những công trình có khẩu độ bé [ thường có nhịp mái

Chủ Đề