So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Nguồn vốn là yếu tố cần thiết cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về vốn, về sự vận hành của nó trong nền kinh tế đóng vai trò tiên quyết cho sự phát triển của công ty đó. Bài viết dưới đây, Luật Đại Nam sẽ phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định từ đó giúp bạn đọc có sự hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020.
  • Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán.

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Như vậy, có thể hiểu rằng: vốn điều lệ là yếu tố cần để thành lập doanh nghiệp, là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Đặc điểm vốn điều lệ:

– Vốn điều lệ sẽ do thành viên, cổ đông cam kết trong một khoảng thời gian nhất định và là yếu tố bắt buộc để thành lập doanh nghiệp.

– Vốn điều lệ được hình thành có thể từ nhiều nguồn tài sản khác nhau.

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn pháp định là gì?

Hiện nay, trong Luật doanh nghiệp 2020 đã không còn quy định cụ thể về định nghĩa về vốn pháp định. Tuy nhiên, có thể dựa vào quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 để hiểu về vốn pháp định như sau:

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

– Vốn pháp định sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh.

– Vốn pháp định được Cơ quan có thẩm quyền ấn định.

Đặc điểm của vốn pháp định

– Vốn pháp định áp dụng chỉ đối với một số ngành nghề nhất định.

– Vốn pháp định giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt tiềm lực kinh tế, từ đó phòng tránh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh.

– Khác với vốn góp, vốn pháp định sẽ là cơ sở để xác định mức vốn góp và vốn kinh doanh. Theo đó, vốn góp và vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

– Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền cấp trước thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động và thành lập.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Để quý độc giả có sự phân biệt rõ ràng về vốn điều lệ và vốn pháp định Luật Đại Nam sẽ tổng hợp và đưa ra bảng so sánh như sau.

Tiêu chí Vốn điều lệ Vốn pháp định Khái niệm Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005

Ví dụ: ngành nghề bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng (điểm c khoản 1 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP).

Cơ sở xác định – Phải đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty bắt buộc .

– Có thể tăng hoặc giảm vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

– Không được thấp hơn so với mức vốn pháp định khi doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

– Pháp luật chuyên ngành sẽ quy định về vốn pháp định khi doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

– Vốn góp đăng ký phải tối thiểu bằng vốn pháp định nếu công ty dự định thành lập hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định thì.

Mức vốn – Không có quy định của pháp luật về mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp. Mức vốn pháp định là cố định với từng ngành nghề kinh doanh. Ký quỹ Không yêu cầu. Phải ký quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong một số trường hợp. Thời hạn góp vốn Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng đủ. Sự thay đổi vốn trong quá trình hoạt động Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy vào tình hình doanh nghiệp. – Vốn pháp định là cố định và được xác định theo ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Ý nghĩa pháp lý – Là căn cứ để doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động kinh doanh sau khi thành lập.

– Là phương thức giúp doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy rằng mình đủ khả năng kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực.

– Là cơ sở giúp doanh nghiệp bảo đảm an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và đối tác khi tham gia giao dịch.

Trên đây bài tư vấn pháp lý về vấn đề làm sao để “phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định” do Luật Đại Nam cung cấp. Mọi vướng mắc hoặc cần hỗ trợ quý độc giả vui lòng liên hệ:

Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm, ý nghĩa và lưu ý sử dụng khác nhau. Trong số đó, vốn pháp định là loại vốn không thể thiếu của doanh nghiệp. Vậy vốn pháp định là gì? Hãy cùng Tikop tìm hiểu thêm về vốn pháp định thông qua bài viết này nhé!

Khái niệm vốn pháp định

Vốn pháp định đã từng được nêu rõ khái niệm trong Luật doanh nghiệp năm 2005 là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Nhưng đến khi Luật doanh nghiệp được chỉnh sửa vào năm 2014, khái niệm vốn pháp định không còn được nêu cụ thể.

Hiện tại, vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có để đăng ký kinh doanh theo yêu cầu của pháp luật. Mức này thay đổi theo từng ngành nghề và loại hình kinh doanh khác nhau.

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp

Vốn pháp định tiếng Anh là gì?

Vốn pháp định tiếng Anh là Legal Capital.

Cách nhận biết vốn pháp định

Như Tikop đã đề cập ở trên, mức vốn pháp định sẽ thay đổi theo từng ngành nghề và loại hình kinh doanh khác nhau.

Ví dụ, vốn pháp định trong ngành nghề kinh doanh bất động sản là 20 tỷ và ngành nghề cho thuê lại lao động là 2 tỷ. Vốn pháp định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định dựa trên tổng vốn đầu tư theo Luật đầu tư năm 2014.

Quy định về vốn pháp định được đặt ra để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro cho doanh nghiệp và đối tác của doanh nghiệp, mặt khác cũng hạn chế việc thành lập và vận hành doanh nghiệp không có vốn.

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Cách nhận biết vốn pháp định

Đặc điểm chính của vốn pháp định

Vốn pháp định có các đặc điểm như sau:

  • Áp dụng với một số ngành nghề cụ thể, không phải ngành nghề nào cũng có.
  • Chủ thể kinh doanh. Đối tượng nhận vốn và áp dụng thuế là chủ thể kinh doanh.
  • Vốn pháp định giúp đảm tài sản và tránh rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Chủ thể kinh doanh được nhận giấy xác nhận vốn pháp định trước khi doanh nghiệp nhận giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh.
  • Vốn pháp định bé hơn hoặc bằng vốn chủ sở hữu.

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Đặc điểm của vốn pháp định

Ý nghĩa của vốn pháp định

Với doanh nghiệp

Vai trò của vốn pháp định đối với doanh nghiệp là:

  • Đảm bảo năng lực tài chính và tạo dựng uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác và người lao động.
  • Phòng tránh rủi ro cho các ngành nghề kinh doanh đặc thù.
  • Giúp doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để lên kế hoạch đối phó với các tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát như biến cố kinh doanh.

Vai trò của vốn pháp định đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện nghiêm trách nhiệm giám sát vốn sở hữu của doanh nghiệp để cảnh báo các bên liên quan khi vốn chủ sở hữu có nguy cơ thấp hơn vốn pháp định. Điều này giúp cho doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh và quản lý tình hình.

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn pháp định có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp

Với khách hàng, người tiêu dùng

Quy định về vốn pháp định không chỉ được đặt ra để bảo vệ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mà còn được dùng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho khách hàng và người tiêu dùng.

Các lĩnh vực đặc thù được quy định vốn pháp định đều thuộc các lĩnh vực có mức độ nhạy cảm rất cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín như môi giới chứng khoán, bảo hiểm, giáo dục, bất động sản,... Do đó, nếu doanh nghiệp hoạt động không có kiểm soát thì rủi ro mà khách hàng phải đối mặt rất lớn, thậm chí ảnh hưởng đến tình hình chung của đất nước.

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Vốn pháp định giúp đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng

Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định hiện nay

Các văn bản pháp luật quy định vốn pháp định cho các ngành nghề cụ thể như bảng sau:

Ngành nghề

Vốn pháp định

Bán hàng đa cấp

300 triệu đồng

Cho thuê lại lao động

2 tỷ đồng

Công ty tài chính

500 tỷ đồng

Kinh doanh bất động sản

20 tỷ đồng

Kinh doanh dịch vụ đòi nợ

2 tỷ đồng

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

Từ 100 – 500 triệu đồng, tùy vào đối tượng khách hàng cung cấp dịch vụ

Kinh doanh môi giới bảo hiểm

8 tỷ đồng

Kinh doanh sản xuất phim

200 triệu đồng

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh

10 tỷ đồng

Môi giới chứng khoán

25 tỷ đồng

Ngân hàng chính sách

5.000 tỷ đồng

Ngân hàng hợp tác xã

3.000 tỷ đồng

Ngân hàng thương mại

3.000 tỷ đồng

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

15 triệu USD

Thành lập trường đại học tư thục

500 tỷ đồng

Những lưu ý về nguồn vốn pháp định

Một số lưu ý khác về vốn pháp định như:

  • Không bắt buộc đối với các nhóm ngành nghề không thuộc ngân sách
  • Mức vốn pháp định được quy định theo ngành nghề chứ không giống nhau
  • Mức vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được xác định dựa trên tổng vốn đầu tư
  • Vốn pháp định giúp bảo vệ quyền lợi của đối tác và khách hàng của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cho các thiệt hại trong quá trình sản xuất và kinh doanh

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Một số lưu ý về vốn pháp định

Phân biệt vốn pháp định và vốn điều lệ chi tiết

Vốn pháp định

Vốn điều lệ

Khái niệm

Số vốn ít nhất mà chủ sở hữu phải có khi thành lập doanh nghiệp

Tổng giá trị tài sản cam kết góp vào doanh nghiệp (đối với công ty TNHH, công ty hợp danh) hoặc tổng mệnh giá cổ phần được đăng kí mua hoặc đã bán được (đối với công ty cổ phần)

Ý nghĩa

  • Đảm bảo mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đối tác và các bên liên quan đối với khách hàng
  • Cam kết trách nhiệm của các chủ sở hữu
  • Căn cứ phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn

Phạm vi áp dụng

Theo ngành nghề được quy định

Theo loại hình doanh nghiệp

Quy định vốn

Quy định về mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp

Không quy định mức góp vốn tối thiểu hay tối đa

Sự thay đổi theo thời gian

Không thay đổi theo thời gian

Có thể thay đổi theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Văn bản quy định

Văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành

Bản điều lệ doanh nghiệp

Thời hạn góp vốn

Trước khi nhận được giấy đăng kí kinh doanh

90 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Một số câu hỏi thường gặp về vốn pháp định

Vốn điều lệ và vốn pháp định cái nào lớn hơn?

Trong quá trình kinh doanh, vốn điều lệ phải luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.

Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ không?

Vốn pháp định là số vốn ít nhất mà chủ sở hữu phải có khi thành lập doanh nghiệp, còn vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản cam kết góp vào doanh nghiệp (đối với công ty TNHH, công ty hợp danh) hoặc tổng mệnh giá cổ phần được đăng kí mua hoặc đã bán được (đối với công ty cổ phần).

Vậy, vốn pháp định không phải vốn điều lệ.

Vốn pháp định của ngân hàng là gì?

Vốn pháp định của ngân hàng là số vốn tối thiểu mà chủ sở hữu ngân hàng phải có khi muốn thành lập ngân hàng. Mức vốn pháp định thay đổi theo từng hình thức tổ chức ngân hàng, cụ thể:

  • Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng
  • Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng
  • Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD

Vốn pháp định có bắt buộc không?

Vốn pháp định có tính bắt buộc đối với các ngành nghề được quy định và không có tính bắt buộc đối với các ngành nghề khác.

Mục đích sử dụng vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định được sử dụng với mục đích đảm bảo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của khách hàng, đối tác và các bên liên quan.

Trên đây là bài viết Vốn pháp định là gì và sự khác biệt giữa vốn pháp định và vốn điều lệ. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi, hi vọng Tikop đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết khác về Kiến thức tài chính nhé!

Tích luỹ linh hoạt cùng Tikop

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ
Chỉ từ 50.000 VNĐ

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ
Giao dịch 24/7

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ
An toàn và minh bạch

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ
Rút trước một phần không mất lợi nhuận

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Xem thêm

  • Lãi vốn là gì? Bản chất của lãi vốn và các hình thức đầu tư
  • Đầu tư là gì? Có bao nhiêu hình thức đầu tư phổ biến hiện nay?
  • Thị trường vốn là gì? Điểm khác biệt của thị trường vốn và thị trường tiền tệ

Bài viết có hữu ích không?

Cảm ơn phản hồi của bạn !

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả

Bài toán chi tiêu cá nhân là vấn đề nhiều người suy nghĩ. Nếu bạn đang phân vân về việc dành bao nhiêu thu nhập cho các nhu cầu cơ bản, giải trí, tích lũy, Tikop sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân chi tiết, hiệu quả qua bài viết sau nhé!

Phương Uyên

11/12/2023

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Đầu cơ là gì? So sánh khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ chi tiết

Đầu cơ là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực đầu tư, chứng khoán, đem đến khả năng lợi nhuận cao. Vậy đầu cơ là gì? Tác động của đầu cơ đối với thị trường tài chính như thế nào? Cùng Tikop tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé!

Lê Thị Thu

18/10/2023

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Đầu tư theo các quỹ ETF: Làm sao cho hiệu quả?

Với những nhà đầu tư cá nhân, việc chọn ETF hay dựa hơi vào ETF để tạo riêng một danh mục cho mình là sự cân nhắc đáng kể.

Tikop

24/03/2023

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

CÁC LOẠI QUỸ MỞ TẠI VIỆT NAM

Quỹ mở về bản chất là hình thức ủy thác vốn của nhà đầu tư vào quỹ, quỹ sẽ thay mặt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Quỹ mở được chia thành 3 loại: quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng (gồm cả cổ phiếu và trái phiếu)

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Như vậy, vốn điều lệ và vốn pháp định không phải là một, tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn pháp định sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định mức vốn điều lệ, theo đó, vốn điều lệ tối thiểu phải bằng vốn pháp định.

Vốn đầu tư vốn điều lệ vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ không phải là số tiền thực tế đã được đầu tư vào công ty, mà chỉ là mức giới hạn tối đa. Công ty có thể gọi vốn từ các cổ đông trong giới hạn vốn điều lệ nhưng không thể vượt quá số tiền này. Vốn pháp định (Paid-up Capital/Vốn đầu tư): Đây là số tiền thực tế mà các cổ đông đã đầu tư vào công ty.

Vốn điều lệ và vốn đầu tư khác nhau thế nào?

Vốn Điều lệ là nguồn vốn ban đầu của công ty do các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp, trong khi Vốn Đầu tư là nguồn vốn sử dụng để tạo lợi nhuận trong tương lai thông qua các hoạt động kinh doanh.

Vốn điều lệ là gì cho ví dụ?

Về khái niệm, luật doanh nghiệp mới nhất quy định vốn điều lệ là tổng số vốn do các cổ đông hoặc thành viên góp hoặc cam kết sẽ góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Ví dụ: 2 thành viên là X và Y dự định cùng nhau thành lập Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ ABC.