So sánh xơ tự nhiên và xơ hóa học

Khái niệm

Xơ là những vật thể mềm dẻo, giãn nở [bông, len], nhỏ bé để từ đó làm ra sợi, vải. Chiều dài đo bằng milimet [mm], còn kích thước ngang rất nhỏ đo bằng micromet [µm].

Phân loại xơ dệt

Phần lớn xơ dệt có cấu tạo thuộc dạng liên kết cao phân tử. Dựa vào cấu tạo đặc trưng và tính chất, xơ được phân làm hai loại: xơ thiên nhiên và xơ hoá học.

Xơ thiên nhiên

Xơ thiên nhiên được hình thành trong điều kiện tự nhiên từ các chất hữu cơ thiên nhiên, thường ở dạng xơ cơ bản và xơ kỹ thuật.

  • Xơ cơ bản: nếu không phá vỡ theo chiều dọc xơ thì không thể phân chia ra những phần nhỏ hơn được.
  • Xơ kỹ thuật: bao gồm nhiều xơ cơ bản ghép lại với nhau [xơ đay].
Đang tải ...

Xơ thiên nhiên được chia làm ba loại:

  • Xơ động vật: có thành phần cấu tạo chủ yếu từ prôtit như: Xơ len: thành phần chính là keratin chiếm 90%. Xơ tơ tằm: phibroin chiếm 75%, xêrixin 25%.
  • Xơ thực vật: có thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulô như xơ bông, xơ đay, gai, lanh
  • Xơ khoáng vật: được tạo thành từ chất vô cơ thiên nhiên như xơ amiăng.
Ảnh minh họa

Xơ hoá học

Xơ hóa học hình thành trong điều kiện nhân tạo và được tạo ra từ những chất hoặc vật chất có trong thiên nhiên. Xơ hóa học được phân thành hai loại chính:

Xơ nhân tạo: được tạo nên từ chất hữu cơ thiên nhiên như:

  • Nhóm xơ có nguồn gốc từ prôtit gồm cađêin, đêin
  • Nhóm xơ có nguồn gốc cấu tạo từ chất Hydratxenlulô gồm vixco,ammôniac đồng
  • Nhóm xơ có nguồn gốc cấu tạo từ Axêtyl xenlulô gồm axêtat, triaxêtat

Xơ tổng hợp: được tạo nên từ chất tổng hợp, là loại xơ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Trong đó phổ biến nhất là các nhóm xơ tạo nên từ chất hữu cơ tổng hợp như: Polyester, polyamit, polyacrilonitryl.

Việc sản xuất xơ hóa học trên thế giới hiện nay rất phát triển, hàng năm xuất hiện rất nhiều loại xơ mới. Cho nên việc phân loại vật liệu dệt chỉ nêu lên nguyên tắc tổng quát của việc phân loại và đề cập tới các loại xơ hóa học chủ

yếu và phổ biến.

Tổng hợp

Đồng phục Hoàng Loan

Đang tải ...

Video liên quan

Chủ Đề