Soan bai dau cham lung va dau cham phay lop 7

a) Trong các trường hợp sau, dấu chấm lửng có tác dụng gì?

(1) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...

(Hồ Chí Minh)

(2) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

(3) Cuốn tiểu thuyết được viết trên... bưu thiếp.

(Báo Hà Nội mới)

  • (1): Dấu chấm lửng dùng với ngụ ý liệt kê.
  • (2): Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi.
  • (3): Dấu chấm lửng có tác dụng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm.

1.2. Dấu chấm phẩy

a) Dấu chấm phẩy trong các câu sau đây được dùng để làm gì? Thử thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy và cho biết trường hợp nào thì có thể được, trường hợp nào không?

(1) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

(Thạch Lam)

(2) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.

(Theo Trường Chinh)

  • Trong câu (1), dấu chấm phẩy được dùng để phân tách hai vế của một câu ghép. Trường hợp này có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy.
  • Câu (2) là câu ghép sử dụng phép liệt kê, các nội dung liệt kê rất phức tạp:
    • Yêu nước, yêu nhân dân;
    • Trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà;
    • Ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng;
    • Yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình;
    • Có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau;
    • Chân thành và khiêm tốn;
    • Quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công;
    • Yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật;
    • Có tinh thần quốc tế vô sản.
  • Nếu dùng dấu phẩy thay các dấu chấm phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ với các từ, cụm từ; không phân cấp được các nội dung với ý nghĩa khác nhau về tầng bậc.

1.3. Ghi nhớ

  • Dấu chấm lửng được dùng để:
    • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
    • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quảng.
    • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Dấu chấm phẩy được dùng để:
    • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
    • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phúc tạp.

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấu phẩy

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:

Soạn bài Quan Âm Thị Kính ( lớp 7)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

  1. Dấu chấm lửng ( …)
  2. a) Trong các trường hợp sau, dấu chấm lửng có tác dụng gì?

(1) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

(Hồ Chí Minh)

(2) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

(3) Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp. 

(Báo Hà Nội mới)

Gợi ý:

– (1): Dấu chấm lửng dùng với ngụ ý liệt kê;

– (2): Dấu chấm lửng dùng để thể hiện sự ngắt quãng trong lời nói, gợi tả sự hốt hoảng, mệt mỏi;

– (3): Dấu chấm lửng có tác dụng giãn cách, tạo ra sự bất ngờ cho sự xuất hiện của thông tin có ý nghĩa mới lạ, hay hài hước, châm biếm.

  1. b) Dựa vào việc phân tích các ví dụ ở trên và phần Ghi nhớ trong SGK, hãy tự rút ra những công dụng của
    dấu chấm lửng.
  2. Dấu chấm phẩy (
  3. a) Dấu chấm phẩy trong các câu sau đây được dùng để làm gì? Thử thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy và cho biết trường hợp nào thì có thể được, trường hợp nào không?

(1) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

(Thạch Lam)

(2) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.

(Theo Trường Chinh)

Soan bai dau cham lung va dau cham phay lop 7

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấu phẩy

Gợi ý:

– Trong câu (1), dấu chấm phẩy được dùng để phân tách hai vế của một câu ghép. Trường hợp này có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy.

– Câu (2) là câu ghép sử dụng phép liệt kê, các nội dung liệt kê rất phức tạp:

+ yêu nước, yêu nhân dân; 

+ trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà;

+ ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; 

+ yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình;

+ có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau;

+ chân thành và khiêm tốn;

+ quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công;

+ yêu văn hoá, khoa học và nghệ thuật;

+ có tinh thần quốc tế vô sản.

Nếu dùng dấu phẩy thay các dấu chấm phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ với các từ, cụm từ; không phân cấp được các nội dung với ý nghĩa khác nhau về tầng bậc.

  1. b) Từ bài tập trên, kết hợp với phần Ghi nhớ trong SGK, hãy tự rút ra công dụng của dấu chấm phẩy.
  1. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
  2. Trong từng trường hợp sau đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
  3. a) – Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

– Dạ, bẩm…

– Đuổi cổ nó ra!

(Phạm Duy Tốn)

  1. b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…

(Đào Vũ)

  1. c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y.

(Nam Cao)

Gợi ý:

– a: diễn đạt sự lúng túng, sợ sệt;

– b: diễn đạt sự bỏ dở của câu nói;

– c: ngụ ý liệt kê các nội dung khác tương tự.

  1. Trong các trường hợp dưới đây, dấu chấm phẩy dùng để làm gì?
  2. a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sau vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(Thép Mới)

  1. b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

(Đào Vũ)

  1. c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.

(Hoài Thanh)

Gợi ý: Phân tích thành phần câu để thấy được vị trí, vai trò của dấu chấm phẩy trong câu:

– a: đánh dấu phân tách giữa các vế của câu ghép, phân biệt vế câu với các thành phần trong từng vế;

– b: tương tự như ở câu (a);

– c: tương tự như câu trên.

  1. Hãy viết một đoạn văn về bài Ca Huế trên sông Hương, trong đó:
  2. a) Có sử dụng dấu chấm phẩy.
  3.      b) Có câu dùng dấu chấm lửng

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 7 một cách dễ dàng.

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (ngắn nhất)

Soạn bài  Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ngắn gọn:

I. Dấu chấm lửng

Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Chức năng của dấu chấm lửng trong các ví dụ:

a) Biểu thị phần liệt kê tương tự, không viết ra.

b) Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói.

c) Bất ngờ của thông báo.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Công dụng của dấu chấm lửng:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

II. Dấu chấm phẩy

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Dấu chấm phẩy dùng để:

a) Đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của câu ghép.

=> Có thể thay bằng dấu phẩy và nội dung của câu không bị thay đổi.

b) Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.

=> Không thể thay bằng dấu phẩy vì:

+ Các phần liệt kê sau dấu phẩy không bình đẳng với các phần nêu trên.

+ Nếu thay dễ bị hiểu lầm.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Công dụng của dấu chấm phẩy:

- Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Dấu chấm lửng dùng để:

a) Biểu thị sự sợ hãi, lúng túng.

b) Biểu thị câu nói bị bỏ dở.

c) Biểu thị phần liệt kê không viết ra.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Công dụng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ (a), (b), (c): Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Tự bao đời nay nhắc tới Huế người ta không thể quên ca Huế trên sông Hương. Sự phong phú đa dạng về các điệu hò: hò đưa linh, hò giã gạo, ..; các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam,... chính là dấu ấn sâu đậm tạo nên nỗi nhớ nhung trong lòng mỗi người khách thăm Huế. Đến Huế mà không nán lại một đêm để nghe những lời ca tao nhã và đầy quyến rũ ấy thì thật là uổng phí!

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Văn bản đề nghị

Soạn bài Ôn tập phần văn

Soạn bài Dấu gạch ngang

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt

Soạn bài Văn bản báo cáo