STEM làm giá đỗ

Giáo án STEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [84.83 KB, 5 trang ]

GIÁO ÁN THỐNG NHẤT CHUYÊN ĐỀ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM
CHỦ ĐỀ STEM: CÁCH LÀM GIÁ ĐỖ TỪ ĐẬU XANH
TIẾT 34
BÀI 14: HÔ HẤP Ở CÂY XANH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nêu được các điều kiện nảy mầm của hạt và vai trò sự nẩy mầm của hạt đối
với đời sống con người
- HS giải thích được sản phẩm giá đỗ được tạo ra là do sự nảy mầm của hạt đỗ
như: giá đỗ tương, giá đỗ xanh,.
2. Kĩ năng
- HS làm được thí nghiệm và nghiên cứu thí nghiệm phát hiện ra các điều kiện
cần cho hạt nảy mầm.
3. Thái độ
- Hs có ý thức bảo vệ môi trường ổn định để cần thiết cho sự nảy mầm của hạt.
4. Kiến thức các môn học có liên quan:
- Mơn Sinh học: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt [nhiệt độ, độ
ẩm, khơng khí, chọn hạt đậu to, mẩy, khơng xứt mẻ,..]
- Môn Công nghệ: lựa chọn vật liệu [như: rổ, rá, khay, chai nhựa,...], thiết kế
kĩ thuật; Quy trình các bước ngâm, ủ cho hạt nảy mầm
- Mơn Tốn: Tính tỷ lệ số kg hạt/lượng nước; thời gian thực hiện; tỉ lệ hạt nảy
mầm; năng xuất giá đỗ thu được so với lượng hạt ban đầu
- Môn tin học: Chụp ảnh hoặc quay VIDEO các bước và thao tác làm giá đỗ,
biết sử dụng internet tìm tư liệu, làm clip,..để báo cáo.
5. Các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực biểu đạt: nói, đọc, viết, lắng nghe, làm việc nhóm; giải quyết vấn
đề trong thực tiễn [tạo ra sản phẩm giá đỗ phục vụ cho sinh hoạt tại trường hoặc ở
nhà]
- Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề: đề xuất giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng
làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập, ghi chép các dữ liệu và rút ra kết luận vấn đề.


II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
+ Nội dung bài học và tiến trình các hoạt động cho HS thực hiện [kế hoạch
dạy học]
+ Phiếu đánh giá sản phẩm
2. Học sinh:
+ Đồ dùng và dụng cụ cần thiết để làm giá đỗ: hạt đỗ xanh [100g]; chai nhựa hoặc
rá,.
III. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1:
Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn.
1. Mục tiêu [Mục đích của hoạt động]:
- Thực tế, trên thị trường có bán các sản phẩm giá đỗ tuy nhiên giá đỗ được
kích thích bằng thuốc kích mầm năng suất cao nhưng khơng đảm bảo vệ sinh an
tồn thực phẩm. Từ những kiến thức về các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt


và kinh nghiệm thực tế học sinh biết tạo ra các thực phẩm là giá đỗ đảm bảo an toàn
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, làm giá đỗ với số lượng lớn phục vụ cho học
sinh bán trú, số lượng nhỏ phục vụ sinh hoạt trong gia đình [giá đỗ có thể chế biến
dễ dàng với nhiều thực phẩm khác: trộn salat, nộm, xào, làm nem]
- Học sinh giải thích được các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt từ đó
hình thành các ý tưởng lựa chọn dụng cụ, thiết bị phù hợp.
- Để tạo ra các sản phẩm giá đỗ có chất lượng và có giá trị dinh dưỡng cao HS
cần dựa trên các quy trình kĩ thuật làm và các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt.
2. Tổ chức hoạt động
- Học sinh tìm hiểu thực tế về nguồn thực phẩm hiện nay, kinh nghiệm của
cha mẹ trong gia đình, thơng tin trên mạng.
- HS thảo luận thống nhất và chia sẻ trước nhóm, lớp
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh

HS liên hệ thực tế..
Hoạt động 2:
Nghiên cứu lý thuyết nền [kiến thức đã học hoặc kiến thức mới]
1. Mục tiêu [Mục đích của hoạt động]:
- Nêu được các điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
+ Bên ngoài: Độ ẩm, nhiệt độ thích hợp 30-35oC, khơng khí.
+ Bên trong: Chất lượng hạt giống tốt, hạt to, mẩy, hạt không sứt sẹo, sâu và
mọt.
2. Tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Dựa vào KT đã học + kiến thức thực tế trả lời
câu hỏi:
+ Nêu những điều kiện bên trong và bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt ?
- HS dựa vào kiến thức đã học ở mục 1để trả lời. Đại diện HS báo cáo và chia
sẻ
- GV nhận xét và kết luận
3. Dự kiến sản phẩm của HS:
- Điều kiện bên ngoài: Độ ẩm, nhiệt độ [thích hợp 30-35oC], khơng khí.
- Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống tốt, hạt to, mẩy, hạt không sứt
sẹo, sâu và mọt.
Hoạt động 3:
Đề xuất và chọn giải pháp thực hiện
1. Mục tiêu [Mục đích của hoạt động]:
- HS đề xuất được một số sản phẩm từ sự nảy mầm của hạt như: giá đỗ [đậu
xanh], đậu giá [đậu tương], và thống nhất chọn ra được một phương án phù hợp
với thực tế của lớp
- Vận dụng kiến thức sự nảy mầm của hạt học sinh biết cách làm ra sản phẩm
giá đỗ đảm bảo an toàn thực phẩm và có giá trị dinh dưỡng cao để phục vụ nhu cầu
đời sống trong gia đình, phục vụ cải thiện bữa ăn cho HSBT [đối với trường bán trú]
- HS đề xuất được các dụng cụ thiết bị phù hợp với từng nhóm
2. Tổ chức hoạt động

- GV hỏi: Theo em dựa vào sự nảy mầm của hạt ta có thể tạo ra sản phẩm
nào để cung cấp thực phẩm cho con người ?


- HS đưa ra các sản phẩm: Giá đỗ xanh, đỗ tương, cây rau mầm,
- GV cho HS thảo luận và đề xuất lựa chọn làm một sản phẩm [định hướng
làm giá đỗ xanh]
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn [5] trả lời các câu hỏi:
+ Nêu các dụng cụ và các bước làm giá đỗ ?
+ Trong quá trình làm giá đỗ cần lưu ý những điều kiện gì ?
+ Vai trị của giá đỗ đối với con người.
- Các nhóm thảo luận thống nhất -> Đại diện nhóm HS báo cáo và chia sẻ ->
HS, GV chuẩn nội dung thảo luận
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Sự nảy mầm của hạt ta có thể tạo ra các sản phẩm như: Giá đỗ xanh, đỗ
tương, rau mầm [Định hướng chọn phương án làm giá đỗ xanh]
- Mỗi nhóm đưa ra ý tưởng chọn các dụng cụ khác nhau [ hộp sữa cắt 2 đầu,
hộp cô ca đục lỗ, rổ, rá,]
- Các bước làm giá đỗ [HS về nhà tự nghiên cứu: có thể hỏi bố mẹ, mạng
internet,..]
- Trong quá trình làm giá đỗ cần lưu ý những điều kiện: Nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm [nước], thời gian ngâm ủ hạt, chất lượng hạt.
- Vai trò của giá đỗ: Giá đỗ có vai trị làm thực phẩm chống lão hóa, tốt cho
xương khớp, tim mạch, giải độc, chữa bệnh,
Hoạt động 4:
Thực hiện làm sản phẩm [Thực hiện tại nhà]
1. Mục tiêu [Mục đích của hoạt động]:
- HS làm và phát hiện ra các điều kiện cần cho hạt đỗ xanh nẩy mầm
2. Tổ chức hoạt động
- Sau khi các nhóm thống nhất lựa chọn dụng cụ và cách làm, GV u cầu

mỗi nhóm hồn thiện một sản phẩm mẫu thử nghiệm làm giá đỗ xanh tại nhà
- Lưu ý:
+ HS có thể chọn và thiết kế các dụng cụ theo ý tưởng nhóm.
+ Giống nhau: Khối lượng đỗ xanh: 100g
+ GV yêu cầu các nhóm trong q trình hồn thành sản phẩm ghi chép hoặc
chụp lại các bước tiến hành làm gía đỗ tạo thành video clip hoặc bài trình chiếu để
giờ sau báo cáo [đặc biệt ghi chép lại số lần tưới nước, lượng nước cho giá, vị trí để,
thao tác kĩ thuật,]
- Các nhóm HS tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên để tổ chức thực
nghiệm tại nhà, ghi nhật kí thực hiện, quay phim, chụp ảnh,
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- Sản phẩm là mẫu thử nghiệm giá đỗ xanh.
- Bản thuyết minh của sản phẩm, kèm video clip hoặc hình ảnh.


Hoạt động 5:
Trưng bày, báo cáo, chia sẻ và đánh giá sản phẩm [Tiết 2]
1. Mục tiêu [Mục đích của hoạt động]:
- HS báo cáo, chia sẻ và vấn đáp sản phẩm mẫu thử nghiệm của nhóm.
- HS được đánh giá sản phẩm mẫu thử nghiệm giá đỗ xanh
2. Tổ chức hoạt động:
- GV chiếu phiếu đánh giá và định hướng cách chấm điểm của các nhóm và
lưu ý [cộng điểm cho mỗi nhóm có câu hỏi và giải thích tốt]
- GV yêu cầu đại diện các nhóm HS báo cáo, thuyết trình trên mẫu sản phẩm
giá đỗ của nhóm + hình ảnh các bước cũng như quy trình mà nhóm đã thực hiện.
- HS nhóm khác nhận xét chất vấn những nội dung cần làm rõ.Ví dụ như:
+ Tại sao trước khi cho vào dụng cụ làm giá, phải xát nhẹ làm vỏ hạt mỏng đi
hoặc phải ngâm vào nước 8 tiếng [hoặc ngâm nước ấm khoảng 4-5 tiếng sau đó vớt
ra]?
+ Tại sao trong q trình làm giá phải tránh ánh sáng

+ Tại sao dụng cụ là chai nhựa thì phải đục lỗ
+ Để làm được giá đỗ ta phải dựa vào những kiến thức nào?
- HS chia sẻ
- GV có thể cung cấp KT mẹo: Ngâm trong nước gạo giá sẽ ngọt và mập hơn
- GV phát phiếu đánh giá cho các nhóm -> Tiến hành chấm chéo với nhau ->
Tổng hợp vào phiếu chung
- GV kết hợp điểm của các nhóm đánh giá cơng bố kết quả trước lớp.
- GV nhận xét những ưu điểm và lưu ý những tồn tại mà HS mắc phải để các
em rút kinh nghiệm không mắc phải lần sau
- GV có thể cho HS giải thích tại sao giá đỗ của 1 số nhóm rất tốt, một số
nhóm lại chưa tốt.
3. Dự kiến sản phẩm của HS:
- Vỏ mỏng để khả năng nảy mầm nhanh hơn
- Ngâm nước để hạt hút nhiều nước, trương lên tạo điều kiện hạt nảy mầm nhanh
hơn.
- Không để hạt đỗ xanh tiếp xúc với ánh sáng tránh quang hợp
- Để nơi thống mát [khơng có ánh sáng]
- Ngâm nước 10- 15 phút vào 3 lần trên ngày [sáng, trưa và tối].
- Chọn hạt mẩy và chất lượng hạt tốt
- Dụng cụ là chai nhựa thì phải đục lỗ để dễ thốt nước, hạt khơng bị úng

*Phiếu tiêu chí đánh giá
Tiêu chí đánh giá

Điểm
1

Nguyên liệu
Vật liệu
Sổ tay ghi chép


2
2
2

2

Điểm của các nhóm
3
4

5

6


Ý thức
Báo cáo
Sản phẩm: giá có
màu trắng, mập, vị
ngọt
Tổng

2
2
10
20

*Phiếu tổng hợp chung:




Chủ Đề