Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay, nhiều trang mạng xã hội công khai bán bằng lái xe ôtô giả. Thế nhưng nếu dùng bằng lái xe ôtô giả, người dùng có thể phải gánh chịu nhiều hậu quả pháp lý.

Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi vi phạm sau đây: Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiệnhành vi vi phạm sau đây: Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ôô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm hành vi sau đây:Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ.

Trong những trường hợp gây nguy hiểm cho xã hội, người dùng bằng lái xe ôtô giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị phạt như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a] Có tổ chức;

b] Phạm tội 02 lần trở lên;

c] Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ] Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e] Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a] Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b] Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c] Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Người dân cần chú ý học để thi lấy bằng lái xe ôtô. Ảnh Đức Thịnh

Như vậy, người dân cần hết sức tránh không mua, sử dụng bằng lái xe ôtô giả. Bởi hành vi này không chỉ nguy hiểm cho người đi đường mà bản thân mình có thể bị xử phạt thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều người vì muốn dễ nên không chịu đi thi mà chọn hình thức mua bằng lái hoặc sử dụng hình thức thi hộ nhưng được cấp giấy phép lái xe giả.

Bài viết này sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về đơn vị được phép cấp giấy phép lái xe và việc sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị xử phạt như thế nào.

Điều 29 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định các cơ quan dưới đây có thẩm quyền cấp bằng lái xe:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước; Vụ Quản lý phương tiện và Người lái là tổ chức tham mưu giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe [gọi là cơ quan quản lý sát hạch].

– Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng được giao nhiệm vụ quản lý về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe là tổ chức tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe [gọi là cơ quan quản lý sát hạch].

Như vậy, bằng lái xe không phải do các cơ quan có thẩm quyền trên cấp sẽ bị coi là bằng lái xe giả. Việc cấp và sử dụng bằng lái xe giả là trái với quy định của pháp luật. Vậy sử dụng bằng lái xe giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc xử phạt hành vi sử dụng bằng lái xe giả được quy định tại Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

– Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô
Người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

– Đối với xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh;
Người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

– Đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khác
Người điều khiển xe sử dụng bằng lái xe giả sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, .

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sử dụng bằng lái xe giả, bằng lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn bị áp dụng bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe giả theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định trên.

Trường dạy lái xe Sài Gòn Tourist khuyên các bạn không nên mua bán, hoặc sử dụng hình thức thi hộ để có được tấm bằng lái xe. Hãy chọn hình thức thi chính thống để có được tấm bằng lái xe thật và tự tin điều khiển xe lưu thông trên đường.

Trường vẫn liên tục khai giảng các lớp học lái xe các cấp hạng A1- A2 – B1 – B2 – C với giá cực kỳ ưu đãi. Liên hệ Hotline/Zalo: 0931.79.75.76 gặp Phạm Tín để được tư vấn.

Chủ Đề