Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

Giải Bài Tập Địa Lí 7 – Bài 21: Môi trường đới lạnh giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu.

– Nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh.

Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

– Ranh giới của môi trường đới lạnh ở hai bán cầu:

      + Môi trường đới lạnh nằm từ đường vòng cực đến hai cực.

      + Đới lạnh ở Bắc Cực là đại dương, còn ở Nam Cực là lục địa.

– Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở đới lạnh (Hon – man – Ca – na – đa):

      + Nhiệt độ tháng cao nhất (tháng VII) dưới 10oC, nhiệt độ tháng thấp nhất (tháng II) dưới – 30oC. Số tháng có nhiệt độ trên 0oC: 3,5 tháng (từ tháng VI đến giữa tháng IX), số tháng có nhiệt độ dưới 0oC: 8,5 tháng (từ giữa tháng IX đến tháng V). Biên độ nhiệt năm cao (đến 40oC). Nhìn chung , khí hậu ở đới lạnh quanh năm lạnh lẽo, chỉ có từ 3 đến 3,5 tháng mùa hạ, nhưng cũng không bao giờ nóng đến 10oc.

      + Lượng mưa trung bình năm 133mm, các tháng mưa nhiều nhất (hai tháng VII và VIII) không quá 20mm/tháng, các tháng còn lại mưa ít (dưới 20mm/tháng và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi). Nhìn chung lượng mưa ở đới lạnh rất thấp , phần lớn dưới dạng tuyết rơi.

Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

– Núi băng là một khối băng khổng lồ

– Băng trôi là những tảng băng có kích thước to nhỏ khác nhau, nhưng nhỏ hơn núi băng

– Nhiệt độ trung bình mùa đông luôn dưới -10oC, mùa hạ ngắn và ít khi nóng đến 10oC. Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt vào mùa hạ.

– Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm, phần lớn dưới dạng tuyết,…

Vì có sự giống nhau giữa môi trường hoang mạc với môi trường đới lạnh, thể hiện ở:

– Lượng mưa trung bình năm ít ,dưới 500mm: rất khô hạn

– Khí hậu rất khắc nghiệt: biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.

– Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.

– Động thực vật ở đới lạnh có những nét khác biệt so với các giới khác (về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt, chủ yếu là đối với động vật)

– Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

      + Chống lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.

      + Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.

– Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.

“Cuộc sống trong ngôi nhà băng thật chẳng tiện nghi chút nào nhưng con người vẫn phải sống cho qua mùa đông giá lạnh từ – 30oC đến – 40oC. Nhà băng là nơi cư trú tốt nhất cho người I-nuc, các chú chó và lương thực của họ. Nhờ có ngọn đèn mỡ hải cẩu thắp liên tục, nhiệt độ trong nhà luôn duy trì từ 0oC đến 2oC. Vào nhà, người ta phải cởi bỏ bộ quần áo khoác ngoài bằng da và lông thú đã lạnh cứng lại, để tránh băng tan làm ướt người. Cơ thể cần luôn khô ráo, điều đáng sợ nhất trong ngôi nhà là sự hỗn tạp của hơi người, mùi thịt cá tươi, mùi lông chó, mùi mỡ hải cẩu cháy và mùi bếp núc. Trên trần chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ cho cả ngôi nhà đông đúc, lối ra vào đã bị đống quần áo nút kín lại”

– Về nhà ở: ngôi nhà băng chật chội luôn được sưởi ấm bằng ngọn đèn mỡ hải cẩu và chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ.

– Về cách chống lạnh: mặc quần áo da và lông thú, luôn giữ cơ thể khô ráo.

Những câu hỏi liên quan

Câu 1. Vị trí của đới lạnh nằm trong khoảng từA. chí tuyến đến hai vòng cực.          B. chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

C. vòng cực Nam – cực Nam.       D. hai vòng cực đến hai cực.

Câu 2. Ở đới lạnh loài vật sống thành đàn sưởi ấm cho nhau là

A. gấu trắng.          B. tuần lộc.         C. hải cẩu.       D. chim cánh cụt. 

Câu 3. Thực vật ở đới lạnh chỉ phát triển vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cốiA. xanh tốt quanh năm.         B. rụng lá theo mùa.

C. thân mọng nước, lá biến thành gai.         D. còi cọc, thấp lùn.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của động vật ở đới lạnh.

A. Sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá.   B. Bộ lông không thấm nước.

C. Sống thành bầy đàn sưởi ấm cho nhau.
Câu 5. Châu Phi có diện tích
D. Lớp mỡ dày, lông dày.

A. hơn 30 triệu km². B. 14,1 triệu km². C. hơn 40 triệu km². D. 41,5 triệu km².Câu 6.. Châu Phi tiếp giáp các đại dương

A. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Câu 7. Châu Phi khí hậu nóng quanh năm vì
D. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương.

A. đại bộ phận diện tích nằm giữa hai chí tuyến.B. địa hình châu Phi khá đơn giản.C. đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt.D. lãnh thổ được bao bọc bởi đại dương và biển.Câu 8. Hai đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi làA. nóng, khô. B. nóng, ẩm. C. mát, khô. D. lạnh, khô.Câu 9. Hoang mạc nhiệt đới có diện tích lớn nhất thế giới làA. Ca-la-ha-ri. B. Xa-ha-ra. C. Gô-bi. D. Ô-xtrây-li-a.Câu 10. Nằm cùng vĩ độ với khu vực Bắc Trung Phi, nhưng Việt Nam không có hoang mạc vàbán hoang mạc vìA. có nhiều bán đảo, vũng vịnh. B. đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền.

C. đường bờ biển ít bị chia cắt. D. lãnh thổ được bao bọc bởi Thái Bình Dương

Woo Map

Tháng 07, 2019·10983 lượt xem

Mặc dù đều là vùng cực, một về phía Bắc, một phía Nam, của hành tinh, nhưng giữa Bắc Cực & Nam Cực có rất nhiều điểm khác biệt. Các bạn có biết những khác biệt này là gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé:

Nguồn gốc tên gọi

Trong tiếng Anh, Bắc Cực còn được gọi là Arctic, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (Arktikos - nghĩa là "về phía Bắc"). Tương tự, Nam Cực còn được gọi là Antarctic, gốc từ Antarktikos - nghĩa là "hướng ngược lại với hướng về phía Bắc".

Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

Nguồn: YouTube.

Những điểm khác biệt giữa 2 vùng cực

Sau đây là những điểm khác biệt chính giữa Bắc & Nam Cực...

Bắc Cực:

  • Thực chất là một vùng biển, một "đại dương" nằm ở khu vực cực Bắc của Trái Đất. Nó được bao quanh bởi một tầng đất đống băng vĩnh cửu. Đây cũng chính là đặc điểm chính tạo ra sự khác biệt lớn giữa khu vực này và Nam Cực.
Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

Nguồn: YouTube.

  • Có độ sâu tối đa khoảng 4,000m.
  • Vì vốn là một vùng biển, nên khí hậu ở Bắc Cực có phần ôn hòa hơn. Với nhiệt độ tối thiểu khoảng -68 độ C. Độ ẩm của khu vực này tất nhiên cũng cao hơn.
  • Là nơi sinh sống của gấu Bắc Cực (được cho là do gấu Bắc Mỹ di cư suốt một niên đại dài và tiến hóa thành), cùng nhiều loài sinh vật khác.
  • Loài chim Great Auk được cho là loài chim cánh cụt từng sống ở Bắc Cực (dù chim cánh cụt thường được cho là chỉ sống được ở Nam Cực) - đã tuyệt chủng vào thế kỷ 19 do nạn săn bắn của con người.
Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

Loài Great Auk đã tuyệt chủng vì con người. Nguồn: Wordpress.

  • Vì khí hậu ít khắc nghiệt hơn Nam Cực nên có con người sinh sống, dù mật độ vô cùng rải rác. Sự sống của con người cuối cùng lại gây đe dọa sự tồn tại của các loài sinh vật tại đây.

Nam Cực:

  • Là một châu lục. Có bản chất lục địa, nên khí hậu tại đây khắc nghiệt hơn nhiều so với Bắc Cực.
  • Cũng vì là một lục địa, một "tảng băng khổng lồ" cách mực nước biển trung bình khoảng 3,000m, nên nhiệt độ thấp hơn Nam Cực (càng lên cao càng lạnh).
Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

Nguồn: YouTube.

  • Có diện tích khoảng 14,000,000 km vuông, rộng gấp 2 lần nước Úc.
  • Nhiệt độ tối thiểu khoảng -89 độ C. Lượng mưa ít, khô hạn.
  • Là nơi sinh sống của chim cánh cụt (được cho là do các loài chim xứ lạnh bay từ những vùng lục địa khác đến sinh sống, và sau một thời gian dài tiến hóa thành chim cánh cụt).
  • Hệ sinh thái tại đây tất nhiên không đa dạng bằng Bắc Cực.
  • Vì khí hậu quá khắc nghiệt, nên con người cũng không sinh sống dài hạn ở đây, như ở Bắc Cực.
  • Nam Cực luôn ở trong "mùa lạnh". Đây là vì vào Tháng 7, khi Trái Đất cách xa Mặt Trời nhất, thì đồng thời tại khu vực Nam bán cầu cũng đang là mùa Đông. Việc này khiến Nam Cực lạnh càng thêm lạnh.
Sự khác nhau giữa Môi trường đới lạnh Bắc Cực và Nam Cực là

Nguồn: YouTube.

Tuy có nhiều khác biệt, song cả 2 vùng cực đều đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng khí hậu Trái Đất. Con người cần ý thức, quan tâm hơn đến những vấn nạn như sự tuyệt chủng của các loài sinh vật cũng như tình trạng băng tan tại các khu vực này.

Nguồn:

YouTube, Khoahoc.tv, Climatekids.nasa.gov & Globalnews.ca