Sự khác nhau giữa phật a di đà và phật thích ca

Nhiều người cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Tổ Như Lai là hai vị Phật hoàn toàn khác nhau. Nhưng thực chất hai vị Phật này đều chỉ cùng một người trong đó Như Lai là danh hiệu. Phật A Di Đà và Phật Thích Ca mới là hai người khác nhau. Vậy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai có trước? Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điểm khác nhau giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà.

Nguồn gốc xuất thân Phật A Di Đà và Phật Thích Ca

Nguồn gốc Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật Thích Ca, Phật Tổ Như Lai là giáo chủ cõi Ta Bà cũng là người đã sáng lập nên đạo Phật. Ngài vốn xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa của hoàng tộc Gautama (hay Cồ Đàm) tại đất nước Shakya (Thích-ca) thuộc Kapilavastu (ngày nay là Ấn Độ) trong khoảng năm 624 TCN.

Sự khác nhau giữa phật a di đà và phật thích ca
Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái Tử, có thật trên đời với danh hiệu sau khi đắc đạo là Như Lai

Vốn có xuất thân cao quý, nhưng Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã sớm cảm thương trước đời sống lầm than của nhân dân. Thái tử Tất Đạt Đa vì thế mà từ bỏ cuộc sống xa hoa nơi hoàng cung để tu hành Phật đạo.

Đức Phật Thích ca là có thật trên đời, được kiểm chứng và có rất nhiều bằng chứng sống tận bây giờ như cây bồ đề.

Nguồn gốc Phật A Di Đà

Phật A Di Đà được biết đến với danh vị giáo chủ cõi Cực Lạc. Tên của ngài có nghĩa là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Theo truyền thuyết, Đức Phật A Di Đà thường gắn liền với ánh chiều tà rạng rỡ. Ánh sáng ấy lan tỏa ra muôn nơi đem đến cho nhân gian sự từ bi, ấm áp.

Sự khác nhau giữa phật a di đà và phật thích ca
Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực Lạc, chưa biết có thật hay không

Theo truyền thuyết, Đức Phật A Di Đà là một vị tăng hiệu là Pháp Tạng với tinh thần biến thế giới trở thành nơi thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Phật A Di Đà cứu độ muôn cõi, đưa linh hồn của những người đã khuất tái sinh nơi cửa Phật thanh tịnh.

Phật A Di Đà hiện tại chưa chứng minh được có thật hay không trên cõi đời này. Nhiều người cho rằng đấy chỉ là sự tưởng tượng của các Phật tử ngày xưa truyền đời.

Hiện tại chưa rõ là Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai có trước do chưa rõ về Phật A Di Đà. Chỉ biết họ đều là những vị Phật mang trong mình quyền năng tối thượng, thần thông quảng đại và hết lòng yêu thương chúng sinh.

Hình tượng Phật Tổ Như Lai và Phật A Di Đà

Hình tượng Phật Tổ Như Lai

Về hình tượng Phật Tổ Như Lai (Phật Thích Ca), tóc ngài được búi theo hình xoắn ốc hoặc búi tó. Phật Tổ mặc áo cà sa vàng trước ngực có chữ Vạn. Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên đài sen, mắt nhìn xuống mở ba phần tư. Trên môi khẽ nở nụ cười cứu độ chúng sinh khỏi muôn kiếp khổ đau.

Sự khác nhau giữa phật a di đà và phật thích ca
Hình tượng Phật Tổ Như Lai

Tư thế ngồi của Phật Thích Ca là ngồi kiết già lưng thẳng dưới gốc cây bồ đề. Hai tay để buông trên đầu gối, xếp ngay ngắn trên đùi hoặc tay bắt ấn thiền…

Hình tượng Phật Adida

Phật A Di Đà tóc được búi theo hình xoắn ốc. Mắt ngài hướng xuống, miệng khẽ nở nụ cười. Phật A Di Đà mặc áo cà sa màu đỏ, trên ngực không có chữ Vạn.

Sự khác nhau giữa phật a di đà và phật thích ca
Hình tượng Phật Adida

Vị Phật này được xây dựng theo tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Với tư thế đứng, tay phải Người làm ấn giáo hóa, tay trái ngang bụng hướng chỉ xuống. Ngón trỏ và ngón cái khẽ chạm nhau tạo thành một vòng tròn nhỏ. Với tư thế ngồi, tay Phật A Di Đà bắt ấn thiền, tay còn lại giữ một cái bát.

Như vậy có thể thấy về hình tượng, đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có một vài điểm khác nhau. Tuy nhiên, họ đều gắn liền với tấm lòng từ bi hỷ xả, cứu độ chúng sinh khỏi muôn vạn khổ đau. Ranh giới để phân biệt Phật Tổ (Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai), Phật A Di Đà là rất khó. Có lẽ chỉ có những người tu đạo mới có thể nhận thấy được sự khác biệt giữa hai đấng tối cao này.

Phật A Di Đà và Phật Thích Ca quý vị đã rõ nhưng liệu Đức Phật là ai? Có hay chăng là một người khác nữa? Tại sao lại gọi là Đức Phật, mời quý vị ấn tham khảo tại đây!

Những nhân vật đi kèm Phật Thích Ca và A Di Đà

Hình ảnh Phật A Di Đà và Phật Thích Ca trong thế giới Phật pháp thường gắn liền với nhiều nhân vật khác nhau. Họ đều là những người đã tu chứng đạo, luôn giữ đúng giới luật của nhà Phật.

Phật Thích Ca Mâu Ni thường có hai vị tôn giả đi kèm. Đó là Tôn Giả A Nan ĐàTôn giả Ca Diếp. Trong đó Ca Diếp đứng bên trái còn A Nan Đà ở bên phải. Hai vị tôn giả này là đệ tử thân cận nhất của Đức Thích Ca khi ngài còn trụ thế.

Phật A Di Đà được xây dựng với hình ảnh hai vị Bồ Tát đi kèm. Đó là Quan Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát. Quan Âm Bồ Tát đứng bên trái, trên tay cầm cành dương liễu, tay còn lại cầm bình cam lộ. Đại Thế Chí Bồ Tát đứng bên phải Phật A Di Đà, tay cầm cành sen xanh.

Sự khác nhau giữa phật a di đà và phật thích ca
Phật A Di Đà thường có Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đi kèm

Cho dù là Phật A Di Đà hay Phật Thích Ca thì văn hóa thờ cúng tâm linh vẫn hiện hữu trong gia đình Việt. Nếu gia đình quý vị chưa có bàn thờ Phật để thờ cúng hãy ấn vào đây để tham khảo nhé!

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn lý giải sự khác nhau giữa Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca) và Phật A Di Đà. Chắc bây giờ bạn đã hiểu và phân biệt được Phật A Di Đà và Phật Thích Ca khác nhau như thế nào rồi chứ?

Hơn 1.000 mẫu decal và phụ kiện trang trí Noel giá rẻ siêu đẹp tại đây - XEM NGAY

Phật Thích Ca và Phật A Di Đà

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Cõi Ta Bà là cõi đau khổ, chính là trái đất, nơi con người đang sinh sống.  

Ở cõi giới này, Đức Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh, nên người đời tôn xưng Đức Phật Thích Ca là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài là vị Phật lịch sử chứ không phải là một vị Phật huyền thoại.

Còn Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ, nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang, ánh sáng vô lượng.

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi Cực lạc an vui ở Tây phương. Trong cuộc đời hoằng Đạo của Đức Phật Thích Ca, rải rác trong các Kinh điển, Ngài đã giới thiệu cho tín đồ của mình về Đức Phật A Di Đà và cõi nước Đức Phật A Di Đà đang giáo hóa chúng sinh. 

Đức Phật Thích Ca sau khi chứng Thánh quả, Ngài có khả năng vận dụng trí tuệ, thần thông thấy biết sự vận hành của tất cả sự vật, hiện tượng, nhân sinh trong vũ trụ một cách chuẩn xác. 

Nhờ khả năng đặc biệt này nên Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp. Thấy rõ môi trường sống và đời sống sinh hoạt của chúng sanh ở Tây Phương Cực Lạc do Đức Phật làm giáo chủ. Như vậy, Phật A Di Đà là vị Phật được Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng ta. 

Theo lời dạy của Phật Thích Ca, con người nếu muốn sau khi chết được tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc thì trong quá trình sống, làm việc luôn hướng về điều thiện, làm điều thiện, siêng năng niệm Thánh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, thì khi chết chúng ta sẽ đước tái sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc này. 

Sau khi tái sinh đến cõi này, chúng ta tiếp tục cùng mọi người tu hành theo sự hướng dẫn của Phật A Di Đà cho đến khi chứng đắc Thánh quả giải thoát. 

Hình dáng đặc trưng Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây, áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “vạn”.

Tư thế tay Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa, tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước. Trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền, tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau. Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

Một dạng khác của ấn thiền ở tượng Phật A Di Đà là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Vì thế, ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.

Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ và Đại Thế Chí bên phải, cầm bông sen xanh.

Hình dáng đặc trưng Phật Thích Ca

Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ "vạn". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

Thường trong các chùa Phật giáo Bắc tông Đại Thừa đều thờ Ngài Phật Thích Ca ở chính giữa chính điện. Nên gọi Ngài là đấng Trung Tôn. Hình tượng Ngài không nhất thiết phải giống người Ấn Độ, vì theo quan niệm Phật giáo Bắc tông, nhất là Thiền tông cho rằng, mỗi người đều có Phật tức là Phật tính nên người nước nào tạc tượng giống người nước đó. Từ nét mặt cho đến hình tướng. Nên hình tượng thờ trong các chùa không nhất thiết phải giống nhau. Đó là xét trên đại thể, còn các chi tiết tương đối giống nhau.

Các nhân vật đi kèm Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp, vẻ mặt già, bên trái và A Nan Đà, vẻ mặt trẻ, bên phải. Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian. 

Cũng có nơi thờ tượng Phật Thích Ca ngự trên đài sen là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thị cho đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết. Đó là đặc tính không thể tìm được trong các loài hoa khác.

Nằm giữa vũng bùn nhơ nhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn đầy đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chân thật thanh tịnh. Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không được quý trọng. Bởi nó chui từ vũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người kính mộ.

Đức Phật Thích Ca cũng thế, trước kia Ngài cũng là một con người như chúng ta, cũng có gia đình, cũng hưởng giàu sang sung sướng, nhưng con người ấy không bị dục lạc làm ô nhiễm, không bị sợi dây gia đình trói buộc.

Ở trong cảnh nhiễm ô dục lạc mà tâm hồn Ngài trinh bạch, ngồi trong tù ngục gia đình mà chí Ngài đã vượt ra ngoài vũ trụ mênh mông. Đức tánh trinh bạch và siêu việt ấy, chỉ có hoa sen mới đủ sức tượng trưng.

Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành động, mọi nghiệp quả. Ngộ được tự tâm là thấy được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh.

Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quả báo an lạc hay đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc. 

Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quả khổ đau về nơi mình. Chỉ có ta mới đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta, để luyện lọc tâm tánh và sửa đổi hành động của mình. Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm.

Chung quanh tượng Phật Thích Ca có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian.