Sự kiến cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Anh

Mục a

a] Tình hình nước Anh trước cách mạng

* Nguyên nhân sâu xa:

-Kinh tế:đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

+ Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông nghiệp.

+ Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ, len dạ.

+ Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là bán len dạ và nuôi nô lệ da đen.

-Xã hội:Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị trường => giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

-Chính trị:

+ Chế độ phong kiến kìm hãmlực lượng sản xuấttư bản chủ nghĩa. Nhiều thứ thuế được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè. Duy trì nhiều đặc quyền phong kiến => đời sống nhân dân cơ cực.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến.

* Nguyên nhân trựctiếp:xoay quanh vấn đề tài chính.

- Tháng 4-1640, Vua Saclơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Saclơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía BắcLuân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

Mục b

b] Diễn biến của cách mạng

Lược đồ cuộc nội chiến Anh

- Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt [Vua - Quốc hội]

- Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.

- Năm 1653-1658:Crôm - oenlập nền độc tài [một bước tụt lùi]

- Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độquân chủ lập hiếnđược xác lập.

Mục c

c] Ý nghĩa

- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường chochủ nghĩa tư bảnở Anh phát triển.

- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độphongkiếnsang chế độ tư bản.

ND chính

Những nội dung chính về cách mạng tư sản Anh: tình hình nước Anh trước cách mạng, diễn biến, ýnghĩa.

Loigiaihay.com

  • Hãy nêu đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội Nê-đéc-lan trước cách mạng.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 144 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày diễn biến chính của Cách mạng Hà Lan.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 144 SGK Lịch sử 10

  • Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 145 SGK Lịch sử 10. Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Anh trước cách mạng

  • Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan.

    Giải bài tập 1 trang 145 SGK Lịch sử 10. Hãy nêu tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Hà Lan.

  • Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng tư sản Anh

    Giải bài tập 2 trang 145 SGK Lịch sử 10. Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

Mục 1

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

* Kinh tế:

- Trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở Anh lớn mạnh hơn cả.

+ Ở miền Đông - Nam, nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ... ra đời, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang Hà Lan, Pháp, Đức, I-ta-li-a...

+ Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.

+ Những phát minh mới về kĩ thuật, các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao động tăng nhanh.

* Xã hội:

- Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu, lấy lông cừu cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, có thế lực lớn về kinh tế.

- Nông dân trở nên nghèo khổ, kéo ra thành thị làm thuê, hay di cư ra nước ngoài.

=> Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ quý tộc => dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Mục 2

2. Tiến trình cách mạng

a] Giai đoạn 1 [1642 - 1648]

- Năm 1640, Quốc hội được triệu tập. Các đại biểu đã tố cáo chính sách cai trị độc đoán của vua Sác-lơ I và đề ra một số yêu cầu: vua không được tự tiện đặt thuế mới, không được bắt người mà không đưa ra tòa án xét xử.

Nhân dân ủng hộ Quốc hội, lên án nhà vua. Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội và nhân dân.

- Tháng 8 - 1642, cuộc nội chiến bùng nổ. Quân đội của Quốc hội, do Ô-li-vơ Crôm-oen [1599 - 1658] chỉ huy. đánh bại quân đội nhà vua. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt vào năm 1648.

b] Giai đoạn 2 [1649 - 1688]

- Ngày 30 - 1 - 1649, Sác-lơ I bị xử tử, nước Anh trở thành nước cộng hòa. Mọi quyền hành thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân, binh lính không được hưởng một chút quyền lợi gì. Vì vậy, họ tiếp tục nổi dậy đấu tranh. Crôm-oen thiết lập chế độ đôc tài quân sự.

- Tháng 12-1688, Quốc hội tiến hành một cuộc đảo chính, phế truất vua Giêm II lên làm vua. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. Nhà vua không nắm thực quyền, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới.

Mục 3

3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

- Cuộc Cách mạng tư sản Anh đã thành công, chủ yếu vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh.

- Cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. Nhưng quyền lợi của nhân dân lao động lại không được đáp ứng.

ND chính

Tóm tắt Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII: sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh; tiến trình cách mạng và ýnghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

Sơ đồ tư duy những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

Loigiaihay.com

  • Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

    Tóm tắt mục III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

  • Lý thuyết Những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên

    Lý thuyết Những cuộc Cách mạng tư sản đầu tiên

  • Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV- XVII?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 4 SGK Lịch sử 8

  • Trình bày diễn biến và kết quả của Cách mạng Hà Lan?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 4 SGK Lịch sử 8

  • Trình bày sự phát triển chủ nghĩa tư bản Anh và những hệ quả của nó?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 5 SGK Lịch sử 8

Nội dung lý thuyết cách mạng tư sản Anh

Nguyên nhân cách mạng tư sản Anh

Nguyên nhân diễn ra cuộc cách mạng tư sản Anh:

Nguyên nhân sâu xa

Về kinh tế, đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

  • Nông nghiệp: Phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào sản xuất nông nghiệp.
  • Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên như luyện kim, làm sứ, len dạ,…
  • Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen.

Về xã hội, sự phân hóa tầng lớp nhân dân xuất hiện. Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Họ giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc mới.

Về chính trị:

  • Chế độ phong kiến đã kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhà nước nắm độc quyền thương mại. Rất nhiều thứ thuế được đặt ra, thu thuế thuyền bè.
  • Nhiều đặc quyền phong kiến được duy trì khiến cho đời sống nhân dân thêm cơ cực.

Trước tình hình đó, mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến diễn ra gay gắt. Nguy cơ về một cuộc nội chiến sắp bùng nổ.

Nguyên nhân trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp là ngòi nổ chiến tranh xoay quanh vấn đề tài chính:

Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I triệu tập quốc hội yêu cầu tăng thuế để đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Quốc hội không phê duyệt các khoản thuế mới, công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội.

Sác-lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song lại bị nhân dân phản đối. Bị thất bại, Sác-lơ I phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn và chuẩn bị lực lượng để phản công.

Diễn biến của cách mạng

Sau đây là diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Anh:

Tháng 8/1642, vua Sác-lơ Ituyên chiến với Quốc hội. Cuộc nội chiến chính thức bùng nổ, diễn ra từ năm 1642 – 1648. Phe Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân. Nhà vua có sự hỗ trợ từ quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh.

Dưới áp lực của quần chúng, đầu năm 1949, Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Crôm-oen [1599 – 1658] đứng đầu. Cuộc cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao.

Sau đó, Crôm-oen đưa quân đi đánh Ai-len và Xcốt-len. Để bảo vệ quyền lợi, tư sản và quý tộc mới đã trao trọng trách cho Crôm-oen với tước Bảo hộ công. Nền độc tài quân sự được thiết lập [1653].

Sau khi Crôm-oen qua đời năm 1658, chính trị nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng. Quốc hội thỏa hiệp với lực lượng phong kiến cũ.

Tháng 12/1688, Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ [quốc trưởng Hà Lan, con rể vua Anh] lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

Ý nghĩa cách mạng tư sản Anh

Cuộc cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. Đây là một cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa quan trọng, mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ tư bản.

Xem thêm:

  • Cách mạng tư sản là gì? 6 cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
  • Cách mạng tư sản Hà Lan và các câu hỏi liên quan Lịch sử 10

BÀI 29 CÁCH MẠNG tư sản ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [47.71 KB, 2 trang ]

BÀI 29 CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
1.tình hình nước Anh trước cách mạng
-Kinh tế phát triển nhất châu Âu:
+Công nghiệp: công trường thủ công chiếm ưu thế, sản xuất tập trung và chuyên môn hóa cao
+Nông nghiệp: có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp
+Thương nghiệp: đạt được nhiều thành tựu to lớn, thị trường dân tộc hình thành
-Xã hội: gồm có nông dân, quý tộc mới,tư sản, quý tộc phong kiến. Trong đó giai cấp tư sản và quý tộc
mới giàu lên nhanh chóng do nền kinh tế tư bản phát triển
-Chính trị: nền quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua sac-lơ . chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát
triển của lực lượng sản xuất tư bản->mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ phong
kiến.
-> cách mạng bùng nổ
2.diễn biến của cuộc cách mạng
a.nguyên nhân
-nguyên nhân sâu xa:
+chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản,giai cấp tư sản có thế lực
kinh tế nhưng không có thế lực chính trị-> họ phải lật đổ chế độ phong kiến thối nát để lên nắm quyền
lực,mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+nhân dân bị bóc lột nặng nề và căm ghét chế độ phong kiến
-nguyên nhân trực tiếp
+dân scottlen chống lại vua Anh bắt họ theo Anh giáo
+4/1640 vua sac-lơ triệu tập Quốc hội nhằm tăng thuế giải quyết khó khăn về tài chính nhưng bị Quốc
hội tứ chối, nhà vua thẳng tay đàn áp dẫn tới nội chiến bùng nổ
b.diễn biến
-1642-1648 nội chiến bùng nổ gay gắt giữa nhà vua và Quốc hội
-1649 vua sac-lơ bị xử tử,nền cộng hòa được thiết lập với tổng thống là crôm-oen, cách mạng đạt tới
đỉnh cao
-1653 nền độc tài quân sự được thiết lập với việc làm crôm-oen bảo hộ công
-1658 crôm-oen chết, Quốc hội thỏa hiệp với phong kiến
-1688 Quốc hội chính biến, chế độ quân chủ lập hiến thiết lập
c.ý nghĩa


-cách mạng tư sản Anh lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh
-là bước quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản,mở ra thời kì mới-thời cận đại
d.tính chất
-đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
-mang tính chất hạn chế là:
+sau cách mạng, tàn dư phong kiến vẫn không bị xóa bỏ
+ruộng đất chưa thuộc sở hữu của nông dân
+về chính quyền: giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với thế lực phong
kiến thành lập nhà nước quân chủ lập hiến

Lịch sử thế giới cận đại cách mạng tư sản Anh: Sự kiện mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [65.04 KB, 2 trang ]

[1]

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI


CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH: SỰ KIỆN MỞ ĐẦU


Thế kỉ XV-XVI là thời kì suy tàn của chế độ phong kiến. Khởi đầu là cuộc cách
mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, giải phóng nhân dân vùng đất thấp khỏi ách thống trị của
thực dân Tây Ban Nha. Nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới được thành lập, đưa thế
giới bước vào giai đoạn chuyển giao từ thời kì trung cổ sang thời đại mới, thời đại của
các cuộc cách mạng tư sản. Năm 1640, cách mạng tư sản Anh bùng nổ và giành thắng lợi
lịch sử thế giới bước vào thời kì quá độ, từ chế độ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. Mở
đầu thời kì cận đại. Vậy, cách mạng tư sản Anh bắt đầu như thế nào? Theo sách “Thế giới
5000 năm – Những nền văn minh thế giới, của tác giả Chu Hữu Chí, nhà xuất bản Văn
hóa thơng tin, trang 539 - 542” bản điện tử, năm 2013, kể lại câu chuyện, xin trích lược
như sau:


“Nghị viện Anh đã bị vua Anh Saclơ I đình chỉ hoạt động 11 năm, được triệu tập
trở lại vào tháng 11 năm 1640. Chương trình nghị sự là thảo luận việc tăng thuế. Quốc
vương có lệnh phải xuất quân tấn công Scôtlen, người yêu cầu thảo luận làm thế nào để
thu thêm thuế của nhân dân để làm chi phí quân sự.


Nghị sĩ mới trúng cử Haptơn đứng lên nói – nhân đân đã bị vơ vét khơng cịn gì
nữa. Đừng nói gì đến tăng thêm thuế mới, ngay cả thuế thuyền nhà vua cưỡng bức thu
cũng phải bãi bỏ đi.


Thủ lĩnh nghị viện khóa trước Piam cũng bước lên nói: Quốc vương muốn đánh
trận chúng ta một xu cũng khơng cấp! Tơi kiến nghị nghị viện khóa này thông qua nghị
quyết:


- Thứ nhất: phủ quyết chiếu lệnh trưng thu chi phí quân sự của Quốc vương;
- Thứ hai: bắt và xét xử đại thần Strapho, người đã giúp Quốc vương đàn áp nhân
dân;



- Thứ ba: tuyên bố nghị viện chúng ta là “nghị viện lâu dài”, từ nay Quốc vương
khơng có quyền đình chỉ hoạt động của nghị viện!


Tồn thể phịng họp vang lên tiếng hoan hô nhiệt liệt. Trong tiếng hô tán thành
nghị viện thông qua nghị quyết phù hợp với ý kiến trên. Việc nghị viện [đa số là q tộc
mới rất có thế lực về kinh tế] thông qua nghị quyết chống lại nhà vua [đại diện cho thế
lực phong kiến cũ] phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của nước Anh khi đó. Những mâu
thuẫn giữa hai bên đã có từ lâu:


Giai cấp tư sản mới nổi đòi hỏi phải phát triển công nghiệp, nhà vua giữ đặc quyền
lũng đoạn xà phòng, rượu, than, sắt thép, thu lợi nhuận kếch sù.


Giai cấp tư sản mới nổi đòi hỏi phát triển ngoại thương, nhà vua lại đặt ra “thuế
thuyền”, vơ vét rất nhiều tiền của các nhà tư sản và toàn thể nhân dân.


Giai cấp tư sản mới nổi đòi hỏi dân chủ và tự do, nhà vua lại tăng cường sự kiểm
soát của giáo hội. Kẻ nào chống lại giáo hội, sẽ bị trừng phạt nặng nề.


Nghị quyết của Nghị viện đã cổ vũ đông đảo nhân dân thành phố. Luân Đôn trở
thành trung tâm tuyên truyền cách mạng vào bạo động. Công nhân, thợ thủ công và thợ
học việc, tụ tập thành hàng nghìn hàng vạn đổ ra đường phố, đi diễn thuyết và tuyên
truyền.



[2]

Tháng 3 năm 1641, Nghị viện ra lệnh bắt hai sủng thần của nhà vua và sẽ xử tử
hình Strapho. Tình hình đột nhiên vơ cùng căng thẳng. Nhà vua bí mật cho người đi lên
phía bắc, lệnh cho Tư lệnh đóng quân ở thành York mau chóng tiến quân về Luân Đôn,
dùng vũ lực giải tán nghị viện, cứu Strapho.


Ngày 12 tháng 5, cả thành phố Luân Đôn sôi động hẳn lên. Hai mươi vạn nhân


dân bao vây Hồng cung, tổ chức mít tinh tuần hành hừng hực khí thế. Địi xử tử đại thần
Strapho, không tuyên bố giải tán Nghị viện. Trước sức mạnh của quần chúng nhân dân
vua Saclơ I buộc phải kí vào đề án của Nghị viện. Ngay hơm đó Strapho bị xử tử. Nhiệt
tình cách mạng của nhân dân thành phố Luân Đôn càng lên cao.


Saclơ I cũng tranh thủ bổ sung củng cố đội ngũ thị vệ vũ trang. Chúng vũ trang
đầy đủ diệu võ dương oai trên đường phố, khiêu khích nhân dân thành phố cách mạng ở
khắp nơi. Nhân dân thành phố Luân Đôn cũng tổ chức dân quân, ngày ngày tập luyện
trên phố, hình thành hai lực lượng vũ trang chống chọi với nhau.


Ngày 4 tháng 1 năm 1642, một đội thị vệ vũ trang, do đích thân Saclơ I chỉ huy,
xơng vào Nghị viện, lùng bắt lãnh đạo của phe nghị viện là Piam, Haptơn và các nghị sĩ.
Nhân dân và dân quân kéo đến bảo vệ nghị viện, hô vang khẩu hiệu: “Nghị viện! Đặc
quyền! Nghị viện! Đặc quyền!”.


Trước sức mạnh của quần chúng nhân dân, sáu ngày sau, Saclơ I đã bí mật đến
thành York. Từ đó, nước Anh xảy ra tình trạng đối địch giữa hai thế lực là nhà vua và
nghị viện. Ở Luân Đôn, Piam cùng các nghị sĩ được sự ủng hộ của đội tự vệ vũ trang,
triệu tập Nghị viện, tuyên bố Nghị viện giám sát chính quyền, bổ nhiệm đại thần và chỉ
huy quân đội, đồng thời tuyên bố dân quân canh giữ thủ đô Luân Đôn. Tại York, vua
Saclơ I cũng tổ chức lực lượng vũ trang phong kiến, chuẩn bị quay trở về Luân Đôn đàn
áp nghị viện. Cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt”.


Như vậy, cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, được xem là cuộc cách mạng
mở đầu cho thời kì cận đại. Mà nguyên sâu xa của cuộc cách mạng này là: sự mâu thuẩn
không thể điều hòa giữa lực lượng sản xuất mới tiến bộ - tư bản chủ nghĩa ở Anh mà đại
diện là liên minh quý tộc mới và tư sản với phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu lỗi
thời đại diện là giai cấp phong kiến cũ. Sự kiện trực tiếp đưa đến cuộc cách mạng là cuộc
đấu tranh giữa nhà vua và nghị viện xoay quanh vấn đề tài chính, dẫn đến cuộc nội chiến
nổ ra giữa nhà vua và nghị viện. Kết quả nhà vua thất bại và bị xử tử, cách mạng tư sản


Anh kết thúc bằng cuộc chính biến năm 1688, thiết lập nền quân chủ lập hiến. Xác lập
quyền thống trị của quý tộc mới và tư sản. Mặc dù vẫn còn những hạn chế về vấn đề dân
chủ, tuy nhiên cách mạng tư sản Anh đã mở ra một thời đại mới, thời kì quá độ từ chế độ
phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, thế giới chuyển từ thời kì trung cổ sang thời kì
cận đại. Thời kì bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản, khẳng định sự toàn thắng của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ
nghĩa tư bản và sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, đưa thế giới bước vào thời
đại văn minh.




Lê Hoàng Anh Vũ





Nguyên nhân của cuộc CMTS Anh

Cách mạng tư sản,[theohọc thuyết Marx], là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản [hay quý tộc mới] lãnh đạo nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển củachủ nghĩa tư bản.

* Nguyên nhân gián tiếp:

- Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.

- Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.

⇒ Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ

- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.

- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.

- Chế độ phong kiến [quý tộc, giáo hội Anh cản trở sự làm giàu của tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại… duy trì đặc quyền phong kiến …]

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.

- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.

- Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểuSửa đổi

  • Cách mạng tư sản Hà Lan
  • Cách mạng tư sản Anh
  • Cách mạng tư sản Pháp
  • Cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ
  • Cách mạng Tân Hợi
  • Cách mạng Thiên hoàng Minh Trị

Chú thích & tham khảoSửa đổi

  1. ^ PGS.TS. Phạm, Hùng Việt [2005]. Từ điển bách khoa Việt Nam. Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

Video liên quan

Chủ Đề