Tác dụng của câu rút gọn là gì năm 2024

  1. Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo. Song, càng đuổi thì càng mất hút. Nhẫn lại tức điên lên. Con Tô sủa ẳng ẳng.

*Câu rút gọn:

– Quên cả đói, quên cả rét. [rút gọn chủ ngữ]

– Song, càng đuổi thì càng mất hút. [rút gọn chủ ngữ]

\=> Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ.

  1. Thật là tuyệt vời! Cả thành phố rực rỡ lên trong muôn ngàn ánh đèn màu từ các bảng hiệu, các dày đèn giăng mắc dọc ngang trước cái nhà hàng, rạp hát.

*Câu đặc biệt:

– Thật là tuyệt vời!

\=> Tác dụng: bộc lộ cảm xúc.

  1. Mưa. Gió. Bão bùng.

*Câu đặc biệt:

– Mưa.

– Gió.

– Bão bùng.

\=> Tác dụng: liệt kê, thông báo về sự tồn tại.

  1. – Cúc ơi, lớp nào lao động chiều nay?

– Lớp 5A!

– Các bạn ấy làm gì ?

– Trồng cây ở vườn trường.

* Câu rút gọn:

– Lớp 5A! [rút gọn vị ngữ]

– Trồng cây ở vườn trường. [rút gọn chủ ngữ]

\=> Tác dụng: đưa thông tin được nhanh.

Lưu ý: “Cúc ơi” không phải là câu đặc biệt. Nó chỉ là một thành phần phụ của câu [Chú ý dấu phảy]

  1. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

*Câu rút gọn:

– Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. [rút gọn chủ ngữ]

– Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. [rút gọn chủ ngữ]

\=> Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ.

*Câu đặc biệt:

Một giấc mơ thôi.

\=> Tác dụng: biểu đạt cảm xúc.

  1. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.

*Câu đặc biệt:

– Than ôi!

– Lo thay!

– Nguy thay!

\=> Tác dụng: Biểu đạt cảm xúc.

  1. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.

Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Ðến bao giờ chết thì thôi.

*Câu rút gọn:

– Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. [rút gọn chủ ngữ].

– Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. [rút gọn chủ ngữ]

– Ðến bao giờ chết thì thôi. [rút gọn chủ ngữ]

  1. 30-7-50.

Chân đèo Mã Phục.

*Câu đặc biệt:

– 30-7-50.

– Chân đèo Mã Phục.

\=> Tác dụng: xác định địa điểm.

  1. Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

*Câu đặc biệt:

– Mùa xuân!

\=> Tác dụng: xác định thời gian và biểu đạt cảm xúc.

  1. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

Trong quá trình giao tiếp, chúng ta có thể sử dụng câu rút gọn để câu văn được ngắn gọn và xúc tích hơn. Vậy câu rút gọn là gì? The nao la cau rut gon? Cách dùng câu rút gọn như thế nào là chính xác? Trong bài viết hôm nay, thegioimay.org đã biên soạn và tổng hợp các kiến thức về câu rút gọn được học trong chương trình Ngữ Văn 7! Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Nội dung chính

Hiểu đơn giản, câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một số thành phần nào đó trong câu, có thể là chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ. Tùy theo hoàn cảnh và mục đích cụ thể mà ta có thể lược bỏ thành phần phù hợp; đảm bảo đúng nội dung cần truyền đạt và câu văn không bị cộc lốc, khiếm nhã.

Thế nào là câu rút gọn?

Cho ví dụ minh họa về câu rút gọn như sau:

Lan hỏi Hoa: “Bao giờ thì cậu đi Hà Nội?”.

  • Hoa: “Ngày mai tớ đi Hà Nội” [Câu hoàn chỉnh, đầy đủ các thành phần].
  • Hoa: “Ngày mai đi” [Câu rút gọn, đã lược bỏ phần chủ ngữ].

Thông thường, câu rút gọn được dùng phổ biến trong văn nói, trong các đoạn hội thoại giao tiếp giữa những người cùng cấp bậc hoặc những người thân quen. Tuy nhiên, câu rút gọn cũng được trong thơ ca, câu tục ca dao, tục ngữ.

Ví dụ câu ca dao:

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Câu đầy đủ: “Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở”.

\>>> Bài viết tham khảo: Từ Láy Là Gì? Các Dạng Từ Láy Khác Nhau Và Ví Dụ Kèm Theo

Các kiểu câu rút gọn

Có 3 kiểu câu rút gọn là: rút gọn chủ ngữ, vị ngữ và rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ. Để hiểu rõ hơn về các kiểu câu này, mời các bạn cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi:

Câu rút gọn chủ ngữ

Là những câu được rút gọn chủ ngữ khi sử dụng. Ví dụ:

  • Hoa: “Bao giờ cậu về quê”?
  • Lan: “Ngày mai về”. [Rút gọn câu cùng chủ ngữ, chỉ còn lại trạng ngữ và vị ngữ].

Câu đầy đủ: “Ngày mai tớ về quê”.

Câu rút gọn vị ngữ

Là câu được rút gọn thành phần vị ngữ khi giao tiếp. Ví dụ:

  • Hoa: “Có những ai tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh?”.
  • Lan: “Hồng và Huệ” [Chỉ còn phần chủ ngữ].

Câu đầy đủ: “Hồng và Huệ tham gia cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh”.

Câu rút gọn chủ ngữ và vị ngữ

Là những câu được rút gọn cả phần chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ:

  • Hoa: “Mấy giờ cậu đi học?”.
  • Lan: “6 giờ” [Chỉ còn phần trạng ngữ].

Câu đầy đủ: “6 giờ tớ đi học”.

\>>> Bài viết tham khảo: Danh từ là gì? Các loại danh từ trong tiếng Việt

Tác dụng của câu rút gọn

Thực tế, việc sử dụng những câu rút gọn trong giao tiếp mang đến rất nhiều lợi ích cho người nói, có thể kể đến như:

  • Giúp cho câu văn ngắn, gọn, xúc tích hơn mà vẫn đảm đảo đúng nội dung thông tin truyền đạt.
  • Tránh tình trạng trùng lặp từ ngữ của những câu nói trước đó.
  • Lược bỏ chủ ngữ giúp câu mang ý nghĩa tổng quát hơn. Từ đó, người nghe sẽ tiếp nhận thông tin được nhanh và chính xác hơn.
  • Ngụ ý hành động, suy nghĩ trong câu dùng chung cho tất cả mọi người nên ai cũng có thể hiểu được.
  • Ngoài ra, rút gọn câu còn có tác dụng nhấn mạnh và người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.
    Tác dụng của câu rút gọn

Những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn

Khi rút gọn câu, bạn cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Không phải câu nào cũng có thể rút gọn được. Vì vậy, tùy theo ngữ cảnh và mục đích cụ thể để lược bỏ một số thành phần câu sao cho phù hợp.
  • Rút gọn câu nhưng vẫn phải đảm bảo đúng nội dung truyền đạt, tránh trường hợp người nghe không hiểu hoặc hiểu sai ý nghĩa câu.
  • Không nên lạm dụng rút gọn câu quá nhiều bởi như vậy có khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, cần phải tránh rút gọn khiến cho câu văn trở nên cộc lốc.
  • Trong giao tiếp, chỉ nên sử dụng câu rút gọn với những người cùng cấp bậc, cùng trang lứa. Bạn không nên rút gọn câu khi đang giao tiếp với những người thuộc vai trên như ông, bà, cha, mẹ,… vì như vậy thể hiện sự thiếu tôn trong với bề trên.

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Nhiều người cho rằng câu rút gọn và câu đặc biệt là một; bởi chúng đều không có đầy đủ các thành phần của một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, điều đó là không sai, bởi đây là hai loại câu hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Câu đặc biệt Câu rút gọn

  • Là những câu không được cấu tạo nên mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ.
  • Không có khả năng khôi phục chủ ngữ, vị ngữ.
  • Là những câu bình thường nhưng được lược bỏ một số thành phần câu nhằm tăng hiệu quả giao tiếp.
  • Có khả năng khôi phục lại những thành phần đã bị lược bỏ.

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Để có thể hiểu rõ hơn về hai loại câu này, các bạn có thể tham khảo qua ví dụ minh họa dưới đây:

  • “Mừng quá! Lần này thi được điểm A”. Trong ví dụ này, mừng quá là câu đặc biệt, không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ và không thể phục hồi các thành phần đó được.
  • “Ăn cơm chưa?”. Trong ví dụ này, “Ăn cơm chưa” là câu rút gọn chủ ngữ.

Có thể phục hồi lại cấu trúc câu bằng cách thêm chủ ngữ cho câu, ví dụ “Hoa ăn cơm chưa?”.

\>>> Bài viết tham khảo: Danh từ trong tiếng anh là gì?Tất tần tật về danh từ

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ câu rút gọn là gì, tác dụng cũng như một số lưu ý khi sử dụng câu rút gọn. Đừng quên Like và Share nếu bạn thấy những thông tin của chúng tôi hay và bổ ích nhé!

Câu rút gọn dùng để làm gì?

Câu rút gọn thường được sử dụng trong văn nói nhiều hơn văn viết vì một số mục đích sau: Giúp câu văn trở nên ngắn gọn hơn, xúc tích hơn những vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin bạn muốn truyền đạt đến người đọc, người nghe.

Câu rút gọn và câu đặc biệt khác nhau như thế nào?

Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ. Câu rút gọn là câu đơn có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.

Rút gọn từ là gì?

“Rút gọn” [hay giản lược] là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ, không chỉ có ở tiếng Việt; cũng là một nhu cầu/ yêu cầu trong diễn đạt và giao tiếp; nhằm giảm thiểu lượng ngôn từ, giúp việc diễn đạt gọn lại nhưng vẫn giữ được đầy đủ ý nghĩa, làm cho người nghe vẫn hiểu đúng lời của người nói, đạt hiệu quả cao trong ...

Ngữ văn 7 thế nào là câu rút gọn?

Rút gọn câu là việc khi nói hoặc viết, chúng ta lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn mà vẫn giữ nguyên nghĩa khi câu đó được nói hoặc viết đầy đủ. Như vậy, tùy theo hoàn cảnh, mục đích nói hay viết mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp.

Chủ Đề