Tài khoản dư nợ là gì

Dư nợ tín dụng là một khái niệm không hề mới, nhất là đối với những người sử dụng các dịch vụ vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên khái niệm này còn khá là xa lạ đối với những người mới. Để giải đáp những thắc mắc dư nợ tín dụng là gì và những khái niệm cũng như thông tin liên quan thì mọi người hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Tài khoản dư nợ là gì

Dư nợ là gì? Dư nợ tín dụng là gì?

Dư nợ là số tiền mà những người vay nợ ngân hàng tính đến một thời điểm nhất định từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay mua nhà, vay mua xe, vay thế chấp tài sản vay tín chấp,…. Khi người vay trả hết nợ cho ngân hàng thì dư nợ sẽ bằng không.

Dư nợ tín dụng hay còn gọi là dư nợ cho vay hay tổng dư nợ. Là tổng số tiền mà người vay (dư nợ gốc) và số tiền lãi phát sinh trong suốt thời gian vay (dư nợ lãi). Thông thường tại thời điểm vay, dư nợ tín dụng chính là khoản tiền được ngân hàng giải ngân cho vay và được đề trên thỏa thuận của hai bên (hợp đồng tín dụng hoặc đề nghị giải ngân của từng lần giải ngân).

Về sau, nếu người vay trả nợ gốc dần thì dư nợ gốc sẽ giảm theo phần bạn đã trả, dư nợ lãi cũng giảm theo trên cơ sở dư nợ gốc giảm, từ đó dư nợ tín dụng giảm và ngược lại.

Và một lưu ý quan trọng là dư nợ lãi bao gồm cả lãi cho khoản vay thông thường và lãi quá hạn khi bạn không trả nợ đúng hạn.

Dư nợ tín dụng thường được dùng làm căn cứ để ngân hàng và các tổ chức kinh tế đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hay độ uy tín của một công ty, cá nhân. Bên cạnh đó dư nợ tín dụng cũng giúp ngân hàng đánh giá lịch sử tín dụng và uy tín trong quá trình trả nợ các khoản vay.

Xem thêm: Các nhóm nợ xấu và cách kiểm tra nợ xấu

Phân loại dư nợ tín dụng

Đối với dư nợ thẻ tín dụng có thể phân thành 5 nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn

Đối với nhóm nợ này, các trường hợp được gom nhóm gồm các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn, các khoản nợ đang trong thời hạn hoặc các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý

Nhóm này là những đối tượng khách hàng có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

Là các khoản nợ quá hạn từ 30 đến dưới 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, hoặc các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ

Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5: Dư nợ có nguy cơ mất vốn

Gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Hậu quả khi dư nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn là khoản nợ bao gồm cả vốn lẫn lãi mà khi đến hạn phải trả nhưng không trả được hoặc không trả đúng thời hạn. Khi quá hạn dư nợ sẽ được xếp vào các nhóm nợ xấu.

Khi các khoản nợ tín dụng quá hạn, ngân hàng sẽ nhắc nhở trước bằng phí phạt trả chậm khoảng 5-6% số tiền nợ; đồng thời lãi quá hạn cũng thường rơi vào khoảng 1.5 lần so với lãi thông thường. Nếu khoản vay của lớn thì sẽ thiệt hại rất nhiều tiền bạc chỉ để trả lãi, cho nên việc trả nợ đúng thời hạn là một việc rất quan trọng.

Khi nợ quá hạn quá lâu và để rơi vào nhóm nợ xấu trở lên thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Khó có cơ hội được vay thêm bất kỳ khoản vay tiền mặt, vay tín chấp, vay tiêu dùng nào ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp, có uy tín;

  • Không được sử dụng thẻ tín dụng;

  • Dù có thanh toán đầy đủ sau khi quá hạn một thời gian quá lâu thì bạn cũng mất một thời gian dài để các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ.

Xem thêm: Nợ xấu bao lâu được xóa? Cách xóa nợ xấu trên hệ thống CIC

Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Thanh toán tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng: Khách hàng có thể đến bất kỳ điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng mà mình đăng ký để thanh toán dư nợ.

Ký séc hoặc ủy nhiệm chi: Hình thức này sử dụng khá đơn giản, chỉ cần chọn hình thức ký séc hoặc giấy ủy nhiệm chi kèm chữ ký để gửi ngân hàng yêu cầu thanh toán dư nợ cho thẻ tín dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì hình thức thanh toán này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Ghi nợ tự động: chỉ cần đăng ký dịch vụ ghi nợ tự động thì ngân hàng sẽ chủ động chuyển khoản tiền từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tín dụng. Và có thể lựa chọn cho mình hình thức thanh toán một phần hay thanh toán toàn bộ khoản dư nợ.

Thanh toán dư nợ bằng hình thức chuyển khoản: Đây được xem là phương thức thanh toán nợ nhanh chóng và tiện lợi nhất cũng như được ưu tiên lựa chọn nhất. Thao tác chuyển khoản có thể thực hiện tại các quầy, trụ ATM hoặc qua ngân hàng điện tử.

Một số khái niệm liên quan đến dư nợ

Trong lĩnh vực tài chính thì có rất nhiều khái niệm liên quan đến dư nợ như dư nợ ban đầu, dư nợ giảm dần, dư nợ quá hạn, doanh số thu nợ, doanh số cho vay. Sau đây chúng ta sẽ xem qua một số định nghĩa để tránh nhầm lẫn nhé!

Xem thêm: Phân biệt đáo hạn và đảo nợ

Dư nợ ban đầu

Là số tiền vay tính tại thời điểm đầu tiên khi giải ngân. Bạn cần phân biệt hạn mức cho vay được ngân hàng phê duyệt và dư nợ ban đầu. Hạn mức cho vay là số tiền tối đa bạn được ngân hàng cho vay, còn dư nợ ban đầu có thể nhỏ hơn, nghĩa là bạn có thể vay ít hơn hạn mức bạn được cấp.

Dư nợ giảm dần

Là dư nợ sau khi bạn đã trả một phần so với dư nợ ban đầu. Lãi suất trên dư nợ giảm dần là một trong các cách tính lãi phổ biến hiện nay tại ngân hàng, tức là ngân hàng sẽ tính lãi trên dư nợ hiện có, không tính trên dư nợ ban đầu của toàn bộ thời gian vay.

Tham khảo: cách tính lãi dư nợ giảm dần

Trên đây là một số nội dung liên quan đến dư nợ tín dụng. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn những thông tin thú vị và bổ ích. Hẹn gặp lại trong những bài viết sắp tới nhé!

Liên kết nhanh

  • Tìm thẻ phù hợp với bạn
  • Ưu đãi mở thẻ
  • Ưu đãi sử dụng thẻ
  • Tiết kiệm
  • Vay mua xe
  • Tỉ giá

Dư nợ là gì? – Đối với nhiều khách hàng lần đầu đi vay ngân hàng sẽ rất bối rối với các thuật ngữ chuyên ngành tài chính ngân hàng mà các bạn nhân viên ngân hàng hay dùng. Ví dụ như dư nợ là gì, dư nợ giảm dần là gì, dư nợ gốc là gì?

Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hết tất cả các khái niệm liên quan đến dư nợ ngân hàng.

Dư nợ là gì?

Dư nợ (tên tiếng Anh là Debt) là số tiền mà bạn nợ ngân hàng hoặc tổng dư nợ tất cả các khoản vay. Bất kể là khoản vay của bạn đến từ thẻ tín dụng, vay thế chấp, vay tín chấp, vay mua nhà, vay mua ô tô hay chứng thư bảo lãnh đi nữa thì số tiền mà bạn đang nợ ngân hàng thì được gọi là dư nợ.

Tuy nhiên, dư nợ chỉ là tên gọi chung, chưa chi tiết đối với từng khoản dư nợ. Để chi tiết hơn thông thường sẽ dùng dư nợ + “cụm từ” nữa để chỉ rõ được bản chất của dư nợ. Điển hình như các loại dư nợ như dưới đây.

Dư nợ tín dụng là gì?

Dư nợ tín dụng cũng chỉ là một tên gọi khác của dư nợ, bản chất thì dư nợ và dư nợ tín dụng mang ý nghĩa tương đồng với nhau. Đều ám chỉ về số tiền mà các bạn đang nợ ngân hàng. Số tiền dư nợ này bao gồm luôn cả các khoản tiền gốc, tiền lãi, các khoản phí phạt khác nữa.

Dư nợ cho vay là gì?

Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng cho bạn vay, khoản vay này đã giải ngân thành công. Có thể là vay bằng thế chấp bất động sản, xe ô tô, vay tín chấp. Nói chung là tất cả các khoản tiền mà bạn nợ ngân hàng đến từ vay vốn thì được gọi là dư nợ cho vay.

Dư nợ thẻ tín dụng là gì?

Tài khoản dư nợ là gì
Thanh toán thẻ tín dụng

Dư nợ thẻ tín dụng là số tiền mà bạn đã sử dụng trong thẻ tín dụng mà ngân hàng phát hành cho bạn. Giả sử ngân hàng phát hành cho bạn một thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng là 50 triệu đồng (Hạn mức tín dụng là số tiền mà bạn có thể sử dụng tối đa từ thẻ tín dụng). Sau đó, bạn sử dụng thẻ tín dụng này để đi mua cái điện thoại 10 triệu đồng.

Khi đó, 10 triệu đồng sẽ là dư nợ thẻ tín dụng của bạn, còn 50 triệu là hạn mức tín dụng được cấp, 40 triệu đồng (50 – 10) là hạn mức tín dụng còn lại (hạn mức tín dụng khả dụng).

Dư nợ giảm dần là gì?

Dư nợ giảm dần là một hình thức trả nợ mà bạn chọn khi đi vay vốn. Nếu bạn chọn dư nợ giảm dần thì nó sẽ có ý nghĩa rằng số tiền bạn góp mỗi tháng sẽ giảm dần xuống cho đến khi hết nợ. 

Số tiền thanh toán mỗi tháng giảm dần là do số tiền lãi được tính dựa trên số tiền gốc dư nợ còn lại của bạn. Mỗi tháng bạn trả thì tiền gốc sẽ giảm dần nên lãi giảm theo.

Ví dụ:

  • Bạn đi vay ngân hàng 200 triệu.
  • Thế chấp bằng xe ô tô.
  • Thời gian vay 12 tháng.
  • Lãi suất cho vay 8%/năm.
  • Hình thức vay là dư nợ giảm dần.

Số tiền thanh toán mỗi tháng của bạn như sau: (Công cụ tính toán lãi vay ngân hàng)

KỳGốc còn lạiTiền gốcTiền lãiGốc + Lãi
1200,000,00016,666,6671,333,33318,000,000
2183,333,33316,666,6671,222,22217,888,889
3166,666,66716,666,6671,111,11117,777,778
4150,000,00016,666,6671,000,00017,666,667
5133,333,33316,666,667888,88917,555,556
6116,666,66716,666,667777,77817,444,444
7100,000,00016,666,667666,66717,333,333
883,333,33316,666,667555,55617,222,222
966,666,66716,666,667444,44417,111,111
1050,000,00016,666,667333,33317,000,000
1133,333,33316,666,667222,22216,888,889
1216,666,66716,666,667111,11116,777,778
Tổng8,666,667208,666,667
Mô phỏng khoản vay theo dư nợ giảm dần

Dư nợ ban đầu là gì?

Dư nợ ban đầu là số tiền ban đầu của khoản vay khi bạn bắt đầu ký hồ sơ vay vốn của ngân hàng.

Nếu như dư nợ giảm dần là khoản vay lãi được tính dựa trên số tiền nợ còn lại thì dư nợ ban đầu lãi được tính dựa trên số tiền vay ban đầu của bạn. Vay theo dư nợ giảm dần giống như kiểu bạn đi vay tiền góp, cứ góp đều mỗi tháng số tiền là như nhau.

Cũng ví dụ trên, bạn sẽ có bảng mô phỏng trả tiền hàng tháng như sau:

KỳGốc còn lạiTiền gốcTiền lãiGốc + Lãi
1200,000,00016,666,6671,333,33318,000,000
2183,333,33316,666,6671,333,33318,000,000
3166,666,66716,666,6671,333,33318,000,000
4150,000,00016,666,6671,333,33318,000,000
5133,333,33316,666,6671,333,33318,000,000
6116,666,66716,666,6671,333,33318,000,000
7100,000,00016,666,6671,333,33318,000,000
883,333,33316,666,6671,333,33318,000,000
966,666,66716,666,6671,333,33318,000,000
1050,000,00016,666,6671,333,33318,000,000
1133,333,33316,666,6671,333,33318,000,000
1216,666,66716,666,6671,333,33318,000,000
Tổng16,000,000216,000,000
Mô phỏng khoản vay theo dư nợ ban đầu

Dư nợ gốc là gì?

Dư nợ gốc là số tiền gốc mà bạn nợ ngân hàng, số tiền này không bao gồm các khoản tiền lãi, các khoản phí phát sinh trong quá trình vay tín dụng ngân hàng.

Giảm dư nợ là gì?

Giảm dư nợ là một hành động trả bớt nợ ngân hàng. Mình ví dụ bạn đang nợ ngân hàng 1 tỷ. Ngoài việc bạn trả nợ cho ngân hàng mỗi tháng ra, đến cuối năm bạn dư được 100 triệu nữa và muốn trả 100 triệu đó cho ngân hàng luôn. Thì việc trả 100 triệu đó cho ngân hàng được gọi là giảm dư nợ xuống từ 1 tỷ còn 900 triệu đồng là khoản dư nợ còn lại của bạn.

Thông thường, đối với các khoản vay thế chấp tại ngân hàng đều cho phép bạn giảm dư nợ một cục như vậy. Nhưng bù lại bạn phải chịu một khoản phí nhất định tầm 2% số tiền muốn giảm. Nếu sau 5 năm thì có thể miễn phí phí phạt 2% đó. (Cái này tuỳ ngân hàng)

Dư nợ đầu kỳ là gì?

Dư nợ đầu kỳ là số tiền bạn đang nợ ngân hàng khi bắt đầu một kỳ tính lãi mới. Kỳ tính lãi của ngân hàng thông thường sẽ là hàng tháng. Dư nợ đầu kỳ được dùng trong vay thế chấp, vay tín chấp và đặc biệt dùng rất nhiều trong thẻ tín dụng.

Ví dụ: Tháng 9 bạn nợ 10 triệu, cuối tháng 9 đến ngày thanh toán bạn trả lãi và gốc 1 triệu nữa. Kỳ tính lãi tiếp theo tức là đầu tháng 10, thẻ tín dụng bạn ghi nhận số tiền nợ đầu kỳ là 9 triệu đồng. 9 triệu đồng này được gọi là dư nợ đầu kỳ.

Dư nợ cuối kỳ là gì?

Dư nợ cuối kỳ là số tiền mà ngân hàng ghi nhận được ở cuối kỳ sao kê của khoản vay tín dụng. Dư nợ cuối kỳ này bao gồm luôn cả tiền gốc, tiền phí, lãi phát sinh trong kỳ đó.

Ví dụ: Tháng 9 bạn sử dụng 10 triệu đồng, cuối tháng 9 đến ngày chốt sao kê của thẻ tín dụng là ngày 25 đi chẳng hạn. Ngân hàng ghi nhận được là nợ gốc 10 triệu, lãi 300 nghìn, phí 10.000 đồng thì dư cuối kỳ của bạn là 10.310.000 đồng.

Thường thì dư nợ cuối kỳ của kỳ trước là dư nợ đầu kỳ của kỳ sau.

Dư nợ bảo lãnh là gì?

Dư nợ bảo lãnh là khoản tiền nợ phát sinh từ các chứng thư bảo lãnh mà bạn thực hiện với ngân hàng.

Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng là gì? Quy trình và phí dịch vụ bao nhiêu?

Dự nợ quá hạn là gì?

Tài khoản dư nợ là gì
Những rủi ro có thể xảy ra khi nợ xấu

Dư nợ quá hạn là tổng số tiền mà bạn đang nợ ngân hàng nhưng do không thanh toán đúng hạn là khoản nợ này bị chuyển sang quá hạn. Thì tổng số tiền của khoản vay đó được gọi là dư nợ quá hạn.

Dư nợ tạm tính là gì?

Thông thường, một số ngân hàng khi bạn thanh toán tiền vào khoản vay, thường sẽ không được ghi nhận liền. Khi đó, giao dịch viên hoặc chuyên viên tín dụng chỉ tính được số tiền tạm tính của dư nợ.

Hiểu nôm na thì đây là số tiền được tính tay, chưa phải là số liệu chính xác do còn phải tính phí, lãi từng ngày nên chỉ có số liệu tạm tính mà thôi. Đây chưa phải là số dư nợ thực tế thời điểm hiện tại của bạn.

Thanh toán dư nợ tối thiểu là gì?

Thanh toán dư nợ tối thiểu là thuật ngữ được dùng nhiều trong thẻ tín dụng. Đối với thẻ tín dụng, mỗi tháng bạn sẽ nhận được một bảng sao kê được gửi qua email/thư để thông báo số tiền giao dịch trong tháng.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn thông báo số tiền thanh toán tối thiểu và số tiền thanh toán tối đa của tháng đó. Số tiền thanh toán tối thiểu là số tiền vừa đủ để bạn không bị chuyển sang nợ quá hạn, số tiền nợ còn lại sẽ được tiếp tục tính cho kỳ thanh toán tiếp theo.

Thanh toán dư nợ tối đa là gì?

Ngược lại với số tiền thanh toán tối thiểu thì số tiền thanh toán dư nợ tối đa là số tiền bạn cần phải thanh toán để không còn nợ ngân hàng nữa. Số tiền này bao gồm gốc, lãi và phí.

Các lưu ý khi thanh toán dư nợ ngân hàng là gì?

Tài khoản dư nợ là gì
Đau đầu với nợ nần
  • Nên thanh toán dư nợ ngân hàng đúng hạn, tránh trường hợp đóng trễ dễ làm phát sinh thêm phí trễ hạn.
  • Hãy lưu ý khi ngày thanh toán rơi vào Thứ 7, Chủ nhật hoặc ngày lễ. Vì mỗi ngân hàng sẽ có cách dời ngày thanh toán khác nhau. Có ngân hàng thì lùi về ngày làm việc tiếp theo, có ngân hàng thì dời lên trước 1 ngày. Có ngân hàng thì không dời luôn.
  • Hạn chế thanh toán dư nợ ngân hàng qua các kênh trung gian như Ví điện tử, khác ngân hàng… Vì thông thường các kênh này sẽ tốn thêm thời gian xử lý giao dịch. Điều này có thể làm chậm thanh toán khoản vay của bạn. Nếu có thể, hãy thanh toán trực tiếp tại ngân hàng.
  • Nên bật tính năng tự động cắt nợ từ tài khoản thanh toán (tài khoản ATM). Mỗi tháng bạn chỉ việc bỏ tiền vào, ngân hàng đến ngày sẽ tự trừ.
  • Nên thanh toán dư vài chục nghìn vì mình thấy một số ngân hàng chưa cập nhật hết lãi từng ngày. Thanh toán dư cũng còn đó cho kỳ sau.