Tại sao bà bầu không nên ăn đậu phộng

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (APP) từng khuyến cáo bà bầu không nên ăn đậu phộng vì thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên khuyến cáo này đã bị hủy bỏ vì khoa học không thể chứng minh mối liên quan giữa việc mẹ bầu ăn đậu phộng và chứng dị ứng ở trẻ em. Tuy nhiên, nếu bà bầu 3 tháng giữa có tiền sử bị dị ứng đậu phộng thì vẫn không nên ăn loại thực phẩm này, phòng ngừa nguy cơ dị ứng gây sốc phản vệ, có thể làm nguy hiểm cho tính mạng bà bầu và sức khỏe của thai nhi.

Dị ứng đậu phộng là 1 trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới với các triệu chứng như:

  • Miệng ngứa ran
  • Buồn nôn, dạ dày co thắt
  • Khó thở
  • Lưỡi sưng phù
  • Nổi mề đay, ban đỏ
  • Sốc phản vệ

Một nghiên cứu đã chỉ ra 1 bà mẹ không bị dị ứng đậu phộng ăn mỗi tuần khoảng 5 bữa đậu phộng tỉ lệ sinh con bị dị ứng rất thấp. Trong khi đó đậu phộng lại có thể cung cấp rất nhiều dưỡng chất có ích cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Vì thế, nếu bản thân thai phụ không mắc chứng dị ứng đậu phộng thì có thể ăn bình thường trong 3 tháng giữa và toàn bộ thai kỳ. Nếu thai phụ bị dị ứng đậu phộng thì cần kiêng ăn thực phẩm này trong toàn bộ thai kỳ và cả cuộc đời. Chứng dị ứng thực phẩm cũng có tỉ lệ di truyền cao, do đó sau khi sinh con bà mẹ cũng cần thận trọng khi cho con ăn đậu phộng, theo dõi kỹ các phản ứng trên cơ thể trẻ sau khi ăn để kịp thời phát hiện các triệu chứng dị ứng và có phương pháp xử lý kịp thời.

Tại sao bà bầu không nên ăn đậu phộng

Bà bầu 3 tháng giữa có thể ăn đậu phộng nếu không có tiền sử dị ứng với đậu phộng

Thành phần dinh dưỡng có trong đậu phộng

Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu phộng bao gồm:

  • Năng lượng: 567kcal
  • Carbs: 16.1g
  • Lipid: 49g
  • Chất béo bão hòa: 7g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 24.43g
  • Chất béo đa bão hòa: 15.56g
  • Omega 6: 15.56g
  • Natri: 18mg
  • Kali: 705mg
  • Carbohydrate: 16g
  • Chất xơ: 9g
  • Đường: 4g
  • Protein: 26g
  • Sắt: 4.6mg
  • Canxi: 92mg
  • Vitamin B6: 0.3mg
  • Magie: 168mg
  • Chất xơ: 8.5g

Ngoài ra trong đậu phộng cũng có chứa các vitamin và khoáng chất như: Đồng, biotin, axit folic, mangan, vitamin B1, B3, E, phốt pho,… có lợi cho sức khỏe thai kỳ. Trong lạc cũng có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa có khả năng làm khử khuẩn, kháng viêm, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bà bầu mắc bệnh hoặc gặp tai biến sản khoa. Trong đó có thể kể đến một số chất chống oxy hóa mạnh mẽ như: Axit coumaric, resveratrol, isoflavone, axit phytic, phytosterol,… có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, những mẹ bầu muốn tìm hiểu bầu 3 tháng giữa ăn gì để vào con mà không vào mẹ thì đậu phộng là 1 trong những lựa chọn lý tưởng với lượng carbs chỉ đạt 16.1g/100g.

Tại sao bà bầu không nên ăn đậu phộng

Đậu phộng có chứa đa dạng vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

Lợi ích khi mẹ bầu ăn đậu phộng

100g đậu phộng có chứa tới 92mg canxi và 4.6mg sắt. Đây là 2 vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bà bầu và quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế sau khi tìm hiểu “Bà bầu 3 tháng giữa ăn đậu phộng được không”, nếu mẹ bầu nào không bị dị ứng đậu phộng có thể đưa thực phẩm này vào thực đơn của mình để tăng cường bổ sung sắt và canxi, nâng cao sức khỏe thai kỳ.

Tại sao bà bầu không nên ăn đậu phộng

Viên bổ sung sắt và canxi cho bà bầu

Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin – làm nhiệm vụ vận chuyển oxy và myoglobin – làm nhiệm vụ dự trữ oxy cho cơ thể. Ngoài ra sắt cũng tham gia vào cấu tạo nhân tế bào và các enzyme xúc tác, thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, thiếu máu thiếu sắt và các tai biến sản khoa. Nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai cao gấp 2 – 4 lần so với lúc bình thường, ngoài việc thường xuyên ăn thực phẩm giàu sắt như đậu phộng, thịt bò, hải sản, các loại rau có lá màu xanh đậm,… thì mẹ bầu cũng cần uống viên sắt đầy đủ trong suốt thai kì.

99% lượng canxi trong cơ thể nằm trong xương. Khung xương của chúng ta có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể và thực hiện các vận động cần thiết. Khi mang thai nếu không được bổ sung đủ canxi, cơ thể người mẹ sẽ tự động lấy canxi trong xương để cung cấp cho quá trình hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng, đau nhức cơ, di chuyển khó khăn và bị loãng xương, thoái hóa xương khi đến tuổi mãn kinh. Mẹ bầu thiếu hụt canxi trong một thời gian dài còn là nguyên nhân khiến thai nhi bị uy dinh dưỡng, còi xương, dị tật xương, chậm phát triển thần kinh và sảy thai, sinh non, thai chết lưu,… Nhu cầu canxi của bà bầu là 1.200 – 1.500mg, dù mẹ bầu có thường xuyên ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, đậu phộng,… thì lượng canxi trong thực phẩm cũng không thể đáp ứng đủ. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu cần uống viên canxi để không bị thiếu hụt canxi.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu “Bà bầu 3 tháng giữa ăn đậu phộng được không”. Đậu phộng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ít chất béo bão hòa, không chứa cholesterol, có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cơ lợi cho sức khỏe. Nếu mẹ bầu không có tiền sử dị ứng đậu phộng thì có thể đưa thực phẩm này vào thực đơn của mình. Nếu đã từng bị dị ứng đậu phộng, tuyệt đối không nên ăn khi mang thai và rất thận trọng khi sử dụng đậu phộng, dù chỉ với liều lượng nhỏ, ngay cả những lúc bình thường để được đảm bảo an toàn.

Đậu phộng (lạc) có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe thì ai cũng biết. Mặc dù vậy nhiều bà bầu vẫn cứ băn khoăn là có được ăn đậu phộng khi mang thai không? Điều này xuất phát từ lời đồn: bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai sẽ tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ về sau. 

Thực hư vấn đề này thế nào? Hãy cùng Mebeaz tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

Tại sao bà bầu không nên ăn đậu phộng
Nhiều mẹ băn khoăn không biết mang thai ăn được đậu phộng không?

Giải đáp: Mang thai ăn đậu phộng được không? Có gây dị ứng cho bé?

Trước đây, bà bầu sẽ được khuyên là không nên ăn đậu phộng khi mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng sau này ở trẻ. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây lại đưa ra những lập luận mới theo đó đối với câu hỏi mang thai ăn đậu phộng (lạc) được không? Câu trả lời là CÓ. Thậm chí, bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai còn có thể bảo vệ bé sau này.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch được tiến hành trên 60.000 bà mẹ và trẻ em từ lúc còn trong bụng mẹ cho tới khi chúng 7 tuổi. Kết quả cho thấy những trẻ 18 tháng tuổi có mẹ ăn đậu phộng giảm 25% nguy cơ bị hen suyễn và đối với các bé 7 tuổi giảm 30% nguy cơ dị ứng.

Mặc dù vậy, các bác sĩ cũng cảnh báo bà bầu hết sức thận trọng khi ăn đậu phộng nếu thấy có các biểu hiện: ngứa ran trong miệng, đau bụng hoặc buồn nôn, phát ban nổi mề đay, khó thở… Đây gọi là hiện tượng dị ứng đậu phộng cần được cấp cứu gấp và thông thường sẽ có tính di truyền cho trẻ về sau.

  • Xem thêm: Mẹ mang thai ăn mướp đắng có được không? Coi chừng gây sảy thai!

Bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai thu về rất nhiều lợi ích

Tại sao bà bầu không nên ăn đậu phộng
Đậu phộng rất tốt cho phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu như bà bầu không bị ứng với đậu phộng khi mang thai thì hoàn toàn có thể ăn loại hạt này vì rất nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại:

– Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé như: vitamin E, B, magie, canxi, sắt, đồng, kẽm, kali…

– Hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ dị tật thai nhi: bà bầu nên ăn đậu phộng khi mang thai là vì trong hạt đậu phộng chứa nhiều folate (axit folic) đây là chất cần thiết để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trước và trong thời kỳ đầu mang thai bà bầu được bổ sung 400 microgam axit folic sẽ hạn chế được các vấn đề về dị tật thần kinh ở trẻ lên tới 70%. 

Mặc dù vậy, không phải thực phẩm nào ăn nhiều cũng tốt. Mẹ bầu cần biết nên ăn thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai

Tại sao bà bầu không nên ăn đậu phộng
Bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu phộng tránh đầy bụng

– 40% trong hạt đậu phộng là chất béo. Do vậy, nếu bà bầu mang thai ăn nhiều đậu phộng sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ táo bón. 

– Một số bà bầu dễ dị ứng hoặc gia đình tiền sử có người bị dị ứng đậu phộng nên cân nhắc khi ăn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, sau khi sinh con nên cho bé đi kiểm tra xem có bị dị ứng đậu phộng hay không? Mục đích là tránh tình huống xấu khi bé ăn phải đậu phộng và bị dị ứng lúc tuổi quá nhỏ.

– Ngoài đậu phộng, mẹ bầu có thể bổ sung các loại hạt như: óc chó, hạnh nhân, điều, hạt dẻ, hạt bí ngô… là những loại hạt rất tốt cho bà bầu, giúp trẻ thông minh hơn.

– Nhiều chị em cẩn thận có hỏi mang thai ăn đậu phộng luộc, rang được không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ nếu mẹ không bị dị ứng. Mẹ hoàn toàn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau miễn sao hợp khẩu vị.

– Thận trọng loại bỏ những hạt đã bị mốc, lép… Ăn phải những hạt đậu phộng thế này chẳng những không ngon miệng mà dễ bị đau bụng, đi ngoài, có hại cho sức khỏe.

Những thông tin trên đã đủ để giải đáp câu hỏi mang thai ăn đậu phộng được không rồi chứ? Hãy áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, khám thai định kỳ mới đảm bảo tới ngày “mẹ tròn, con vuông”.

Nguồn: Mebeaz.com