Tại sao chúng ta phải đổi mới

Người dân Litva tụ tập ở thủ đô Vilnius để đòi tách khỏi Liên Xô [Nguồn -baobinhdinh.vn]

Tính cấp thiết phải tiến hành đổi mới kinh tế đất nước nhìn từ bình diện quốc tế

Quy luật vận động của mọi quốc gia là phải luôn cải cách để phát triển. Các nước xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong sự vận động tất yếu đó. Công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là đòi hỏi tất yếu trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sự tự nhận thức lại về chủ nghĩa xã hội nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc phải, tìm con đường phát triển thích hợp với bối cảnh của thời đại.

Vào đầu những năm 1980, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới bắt đầu bộc lộ sự lạc hậu. Trong xây dựng kinh tế, các quốc gia này chỉ duy trì quan hệ khép kín trong Hội đồng Tương trợ kinh tế [Khối SEV]. Điều này đi ngược xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Quan hệ giữa các Đảng Cộng sản và các nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng mắc nhiều sai lầm. Một khuôn mẫu Xô Viết đã áp đặt cho hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa mà bỏ qua sự khác nhau về lịch sử, xã hội, địa lý, văn hóa cũng như điểm xuất phát và những điều kiện riêng của từng nước.

Những nhận thức chưa đầy đủ về chủ nghĩa xã hội, những sai lầm trong thực tiễn chậm được phát hiện, những hậu quả chưa khắc phục kịp thời, cùng với sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, đặc biệt là Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào sự khủng hoảng toàn diện. Lòng tin của người dân vào Đảng Cộng sản ở các nước, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội giảm sút nghiêm trọng. Thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, trong đó, có Việt Nam phải tiến hành cải cách, đổi mới đất nước toàn diện.

Sự sụp đổ CNXH của các nước Đông Âu [Nguồn-nghiencuulichsu.com]

Nhận thức rõ tính cấp bách phải khắc phục được những khó khăn, hạn chế và sai lầm nảy sinh từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều Đảng Cộng sản cầm quyền đã chủ động tiến hành công cuộc cải cách, đổi mới đất nước như Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1978, Đảng Cộng sản Cuba, Đảng Lao động Triều Tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam từ nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Thực tiễn cho thấy Trung Quốc, Việt Nam, Cuba từng bước vượt qua khủng hoảng, đạt được nhiều thành tựu đáng kể về chính trị, xã hội, kinh tế sau thời gian cải cách, đổi mới đất nước. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân nên kết quả ở mỗi nước xã hội chủ nghĩa không hoàn toàn giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Một số Đảng Cộng sản không tìm ra lối đi thích hợp, dao động hoặc xa rời những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội, mất cảnh giác trước thủ đoạn chống phá của chủ nghĩa đế quốc nên công cuộc cải tổ, đổi mới đất nước lâm vào bế tắc và thất bại. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20 là minh chứng sinh động cho nhận định này.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc đổi mới kinh tế đất nước

Thực tiễn cho thấy để tiếp tục giữ vững chế độ, ổn định đời sống của người dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại. Quá trình này đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân không ngừng tìm tòi, sáng tạo có tính cách mạng.

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam 1986 [Nguồn-daihoi13.dangcongsan.vn]

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV [tháng 9/1979] được đánh giá là mốc khởi đầu của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên Đảng đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ những quan điểm, chủ trương cơ bản này, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, thể chế mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá như Chỉ thị 357 của Chính phủ cho phép nông dân được nuôi và mua bán trâu bò; Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư về “cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”…

Hội nghị Trung ương 6 khóa V [7/1984] đã nhận định nền kinh tế nước ta hiện nay đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý năng động, có khả năng bãi bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bảo thủ trì trệ và bao cấp tràn lan, thực hiện đúng đắn tập trung dân chủ. Tiếp đến tại Hội nghị Trung ương 7 khóa V [12/1984], Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định, điều quan trọng nhất hiện nay là phải kiên quyết nhanh chóng bãi bỏ chế độ tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển toàn bộ nền kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Sự phát triển của Việt Nam hôm nay là minh chứng cho sự đúng đắn về chủ trương đổi mới đất nước của Đảng [Nguồn-voh.com.vn]

Hội nghị Trung ương 8 khóa V [6/1985] có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách kinh tế đất nước. Hội nghị tập trung bàn và quyết định việc cải cách một bước giá
cả, tiền lương, tài chính và tiền tệ để bãi bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 8 đã đáp ứng nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp đổi mới kinh tế đất nước. Những chuyển biến mới, tích cực của đất nước trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 đã khẳng định sự đúng đắn của chủ trương dứt khoát cải cách toàn diện, sâu sắc nền kinh tế đất nước của Đảng.

Đến cuối năm 1985, đầu năm 1986, do ảnh hưởng từ những biến động chính trị của thế giới, đặc biệt sự khủng hoảng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tình hình Việt Nam hết sức nguy cấp. Trước hoàn cảnh đó, trong Nghị quyết số 31/NQ/TW ban hành ngày 24/2/1986, Bộ Chính trị nhấn mạnh cần có những biện pháp xử lý kiên quyết, đúng đắn, nhanh chóng xoay chuyển tình thế, đưa hoạt động kinh tế - xã hội đất nước theo đúng hướng mà các Nghị quyết 6, 7, 8 Ban Chấp hành Trung ương đã đề ra. Tiếp đó, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI [12/1986] của Đảng đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam. Đại hội khẳng định quan điểm đổi mới quản lý kinh tế như sau: [i] Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinh tế, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần và chuyển sang nền sản xuất hàng hóa. [ii] Kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý có kế hoạch theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. [iii] Cả nước là một thị trường thống nhất, có nhiều thành phần kinh tế tham gia; Nhà nước bỏ quyền định giá, giữ giá, thay vào đó điều tiết giá bằng các biện pháp, công cụ kinh tế.

Sau năm 1986, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta tiếp tục diễn ra từng bước theo hướng vừa làm vừa thử nghiệm, sửa đổi, bổ sung, cải tiến trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm của thực tiễn. Đảng ta từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế cũ, dần hình thành cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành công to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước sau gần 40 năm đã chứng minh định hướng, chủ trương và phương thức đổi mới của Đảng là đúng đắn. Mặt khác, những thành công đó đã cho thấy khả năng lãnh đạo đất nước xoay chuyển tình thế, kịp thời thích nghi với bối cảnh chính trị - kinh tế mới của quốc tế nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Hồ Phong

Tin liên quan

Đồng chí Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm Nhà máy điện năng lượng mặt trời cụm Sêrêpôk 1 và Quang Minh, tháng 11/2020.
Sau hơn 35 năm đổi mới cho thấy, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được Đảngtađặc biệt quan tâm nhận thức và giải quyết đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ này cũng là khâu đột phá trong đổi mới tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Xét đến cùng thìviệc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị sẽ quyết định việc nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lớn còn lại.

Hiện nay có những quan điểm xuyên tạc, bóp méo hay cố tình phủ định những thành công của Đảng trong nhận thức và giải quyếtmối quan hệ giữađổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Để bác bỏ những luận điểm này, chúng ta cần chỉ rõ những thành công cụ thể của Đảng trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ này trong quá trình đổi mới.

Điều quan trọng đầu tiên là“Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp”[1]. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn này,Đảng từng bước hoàn thiện nhận thức vềđổi mới kinh tế và đổi mới chính trị.Theo đó,“đổi mới kinh tế” là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp, chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa[XHCN]; là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế“mở”, hội nhập, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.“Đổi mới chính trị”là đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội[CNXH]và con đường đi lênCNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị, trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nướcXHCNnhằm giữ vững ổn định chính trị để xây dựng chế độXHCNngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủXHCNnhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân do Đảng lãnh đạo. Ngay từ Hội nghịTrung ương6khóa VI [3/1989], Đảng ta đã khẳng định “Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa làtăng cường sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản;là làm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn”[2]; đồng thờinhấn mạnh “Trong quá trình mở rộng dân chủ phải ngăn ngừa đấu tranh khắc phục khuynh hướng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, dân chủ tư sản, phải tỉnh táo, đấu tranh chống lại những lực lượng lợi dụng việc mở rộng dân chủ để chống chế độ ta. Phải lắng nghe ý kiến rộng rãi của nhân dân, nhưng không“theo đuôi”quần chúng”[3]. Đây là những nguyên tắcchỉ đạorất quan trọng, làm tiền đề để Đảng nhận thức và giải quyết tốt quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong suốt quá trình đổi mới.

Đảng ta hiểu rất rõ rằng không thể tiến hành đổi mới chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới. Cho nên, ngay từ khi mới bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng xác định ổn định kinh tế “không phải là hạn chế các hoạt động kinh tế, mà là một qúa trình vận động tiến lên, vừa phát triển, vừa điều chỉnh các quan hệ tỷ lệ của nền kinh tế quốc dân”[4].Còn ổn định chính trị không có nghĩa là bảo thủ, trì trệ, ngược lại nó có vai trò quan trọng bảo đảm điều kiện cho các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội được đổi mới, phát triển, làm cho quá trình đổi mới trở nên toàn diện hơn, bền vững hơn. Ổn định chính trị cũng đồng thời góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.“Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có phát triển mới ổn định được”[5].

Cải tổ của Liên Xô thất bại có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân sâu xa là Đảng Cộng sản Liên Xô đã nhận thức và giải quyết không đúng mối quan hệ giữa cải tổ kinh tế và cải tổ chính trị. M.Goocbachốp đã tuyệt đổi hóa cải tổ chính trị, không chú ý đúng mức tới cải tổ kinh tế, không lấy cải tổ kinh tế làm căn cứ, cơ sở cho cải tổ chính trị, trong cải tổ chính trị thì giải quyết không đúng quan hệ giữa giai cấp và nhân loại, tuyệt đối hóa cái nhân loại, đánh giá không đúng cái giai cấp trong quan hệ với cái nhân loại.

Rút kinh nghiệm từ những sai lầm vô nguyên tắc của Đảng cộng sản Liên xô trong cải tổ, ngay từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới, Đảng ta đã nhận thức rõ trước hết cần tập trung đổi mới kinh tế, trên cơ sở đó từng bước đổi mới chính trị.

Đại hội VI của Đảng [họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến 18/12/1986]
Đại hội VI [1986] diễn ra trong bối cảnh có sự “giảm sút của của sản xuất vào những năm 70 cùng với những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là bố trí đầu tư và xây dựng cơ bản của những năm 1976-1980, để lại hậu quả nặng nề”[6], đời sống kinh tế của nhân dân vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh ấy, Đại hội đề ra nhiệm vụ tập trung vào đổi mới kinh tế, cụ thể là “phải thực hiện những biện pháp có hiệu quả để nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đưa mọi mặt hoạt động vào quỹ đạo phát triển bình thường và tiến hành những cuộc cải cách về tổ chức, quản lý, thiết lập cơ cấu sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội”[7]. Từ mục đích này, Đại hội tập trung vào thực hiện ba chương trình kinh tế lớn là: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu để ổn định và thiện đời sống của nhân dân. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ đổi mới chính trị mà trước hết tập trung vào phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng[8].

Tiếp tục tinh thần của Đại hội VI, Đại hội VII[1991]xác định rất đúng “Về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị,phải tập trung làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị. Đồng thời với đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”[9]. Đặc biệt, Đại hội rút ra bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho việc đổi mới chính trị trong quan hệ với đổi mới kinh tế: “Vì chính trị đúng chạm đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội nên việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn. Nhưng không vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ”[10]. Đây vừa là bài học kinh nghiệm quý báu, vừa là nguyên tắc quan trọng mà Đảng ta quán triệt trong suốt quá trình đổi mới.

Không có mẫu hình sẵn cho quá trình đổi mới chính trị,nên Đảng ta vừa phải tìm tòi vừa sáng tạo, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.Mặc dù là thận trọng, nhưng khôngvì thế mà Đảngtrì trệ, bảo thủ, chậm trễ trong đổi mới hệ thống chính trị. Đây là tinh thần khoa học, thực tiễn và cách mạng của Đảng ta.

Tổng kết 10 thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đại hội VIII [1996] tiếp tục khẳng định bài học: xác định rõ đổi mới không phải là thay đổi mục tiêuXHCNmà là quan niệm đúng đắn hơn vềCNXHvà thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Đổi mới phải được thực hiện trên cơ sở bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được. Phê phán nghiêm túc sai lầm, khuyết điểm phải đi đôi với khẳng định những việc làm đúng, không phủ nhận sạch trơn quá khứ, không hoang mang, mất phương hướng, từ thái cực này chuyển sang thái cực khác[11]. Trên tinh thần lập trường, quan điểm này, Đại hội tiếp tục khẳng định“Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mớichính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mớichính trị”[12];tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục những khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội[13].Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn.

TạiĐại hội IX [2001],Đảng rút ra bài học kinh nghiệm tiến hành đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt của thế giới, không sao chép bất cứ mô hình có sẵn nào, đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để với những bước đi, hình thức và cách làm phù hợp[14]. Trên cơ sở đó, Đại hội chính thức bổ sung tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Đảng, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt; coi kinh tế thị trường định hướngXHCNlà mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lênCNXH; xác định quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; đề ra nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCNdo Đảng lãnh đạo; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế[15].

Tiếp tục tinh thần các đại hội trước, Đại hội X [2006] rút ra bài học“đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xó hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị. Đổi mới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có những bước đi thích hợp; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ và đồng bộ giữa ba nhiệm vụ: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa-nền tảng tinh thần của xã hội”[16].

TạiĐại hội XI[2011],Đảng đưa ra quan điểm “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương”[17]. Như vậy, vềđổi mới kinh tế,Đại hội XI tập trung vào đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướngXHCN.Vềđổi mới chính trị,tập trung ba lĩnh vực cơ bản, trọng yếu: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN,mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là cấp thiết và hàng đầu. Đặc biệt, bắt đầu từ Đại hội XI, Đảng ta xác định quan hệ “giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị” là một trong các quan hệ lớn cần giải quyết tốt trong thời kỳ quá độ đi lênCNXH[18].

Tổng kết việc thực hiệnNghị quyết Đại hội XI về đổi mới chính trị, Đại hội XII [2016]đã rút ra kết luận “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ”[19]. Từ thực trạng này,Đại hội XII đềramục tiêu chung:“đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”[20]. Đồng thời đề ramục tiêu cụ thể:“Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị; giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được thể hiện trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội”[21]. Từ mục tiêu cụ thể này, Đại hội XIIđề rayêu cầu đối với đổi mới thể chế kinh tế:“Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trườngvà hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch[...]Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội...”[22].Đối với đổi mới chính trị:tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnXHCNdo Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Xây dựng Nhà nước phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội[23].Đối với xây dựng Đảng:đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng Đảng về đạo đức.Trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4khóa XI.Đối với phát huy dân chủXHCN:bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội[24]. Tăng cường, củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để phát huy hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân[25]. Đại hội XII tiếp tục coi quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong các quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lênCNXHở Việt Nam[26].

Kế thừatinh thần Đại hội XI, XII,tạiĐại hội XIII, Đảngtiếp tụccoi quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong các quan hệ lớn cần giải quyết trong thời kỳ quá độ lênCNXHở ViệtNam; khẳng định tiếp tục thực hiện “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt”[27];đề ra nhiệm vụ “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”[28]. Đồng thời “phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam”[29]. Quan điểm này tiếp tục chỉ đạo, soi sáng việc đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong thời gian tới của Đảng ta.

Từnhững khái quát nêu trênchothấy, trong suốt hơn 35 nămthực hiện quá trình đổi mới, Đảng ta đặc biệt quan tâm nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đạt được điều này là do có sự lãnh đạo đúng đắn, khoa học của Đảng nên đã lôi cuốn được đông đảo nhân nhân tham gia, ủng hộ. Cùng vớiluôn bảo đảm sự phát triển đồng bộ của cả kinh tếvàchính trị,thực tiễn đất nước và quốc tếluôn được Đảng lấylàm tiêu chuẩn điều chỉnh mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đồng thờilấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu giải quyết mối quan hệ này./.

_____________________

[1][2] [3]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia,H,2006,t.49.tr.968, 968, 923.

[4] [5] [6] [7]Đảng Cộng sảnViệt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,Nxb. Sự thật, H, 1987, tr.151, 43, 13, 42.

[8]Xem: Đảng Cộng sảnViệt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,Sđd,tr.109, 123.

[9] [10]Đảng Cộng sảnViệt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,Nxb. Sự thật, H, 1991.tr.54, 54.

[11] [12] [13]Xem: Đảng Cộng sảnViệt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1996, tr.70, 71, 71.

[14] [15]Xem: Đảng Cộng sảnViệt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2001, tr.81,83, 85, 131, 137.

[16]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,Nxb. Chính trị quốc gia,H, 2006, tr.70-71.

[17] [18]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb. Chính trị quốc gia,H, 2011, tr.99-100, 73.

[19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,Văn phòng Trung ương Đảng,H, 2016; tr, 68, 75, 104, 273-274, 175, 169, 166, 80.

[27] [28] [29]Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiệnĐại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XIII,Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,H, 2021, t.I, tr.110, 111, 110.

Theo GS. TS. Trần Văn Phòng/Tạp chí Tuyên giáo

Video liên quan

Chủ Đề