Tại sao dân số tăng nhanh

Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Xem lời giải

Câu hỏi : Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

Lời giải:

Gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanhdo 3 nguyên nhân sau:

+ Dân số đông, quy mô dân số lớn.

+ Cơ cấudân sốtrẻ nênsốphụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiênmặc dùgiảm nhưng vẫnở mức cao (trên 1%) nêndân số vẫn tănglên.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏi : Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? nhé:

* Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là:

Mức chênh lệch giữasốsinh vàsốchết so vớidân sốtrung bình trong kỳ nghiên cứu, hoặc bằng hiệusốgiữatỷsuất sinh thô vớitỷsuất chết thô củadân sốtrong kỳ (thường tính cho một năm lịch)

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện nay đang giảm đáng kể trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

+ Trên toàn cầu,tỷ lệtăngdân số loài ngườiđã giảm từ đỉnh năm 1962 và 1963 với tỷ lệ 2.20% hàng năm

+ Tỷ lệ tăng trưởng thực trong dân số loài người đã giảm từ đỉnh là 88.0 triệu năm 1989, xuống mức thấp hơn là 73.9 triệu năm 2003, sau đó tăng trở lại lên 75.2 triệu năm 2006. Từ đó, tỷ lệ tăng hàng năm đã giảm sút

+ Năm 2009 dân số loài người tăng 74.6 triệu, và dự đoán sẽ giảm đều xuống khoảng 41 triệu mỗi năm năm 2050. Mỗi vùng trên thế giới đều đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh trong tỷ lệ tăng trong những thập kỷ gần đây

Một số quốc gia đã trải qua tình trạngtăng trưởng dân số âm

+ Ở Việt Nam: Tỷ lệtăng dân sốbình quânnămgiai đoạn 2009-2019 là 1,14%/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999-2009 (1,18%/năm).

* Tình hình tăng dân số hiện nay:

- Trên Thế giới: Các báo cáo của Liên hiệp quốc, nhưWorld Population Prospectsviết:dân số Thế giới hiện tăng xấp xỉ 74 triệu người mỗi năm. Tính đến thời điểm này dân số Thế giới đạt 7.870.151.909 người. Nếu tỷ suất sinh hiện nay tiếp diễn, năm 2050 tổng dân số thế giới sẽ là 11 tỷ người, với 169 triệu người tăng thêm mỗi năm.

- Ở Việt nam: Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.119.389 người vào ngày 09/06/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ

-Dân sốnước ta đông, cơ cấudân sốtrẻ nênsốphụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.Tỉ lệ gia tăng tự nhiênmặc dùgiảm nhưng vẫnở mức cao (trên 1%) nêndân số vẫn tănglên. Chính vì thế sự gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh.

Một số vấn đề gắn liền hay trở nên trầm trọng hơn bởi sự quá tải dân sốloài người:

+ Thiếu nước sạch[116] chonước uốngcũng nhưxử lý nước thảivà xả thải. Một số quốc gia, nhưẢ Rập Xê Út, dùng kỹ thuậtkhử muốiđắt tiền để giải quyết vấn đề thiếu nước.[137][138]

+Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt lànhiên liệu hoá thạch[139]

+Tăng mức độô nhiễm không khí,ô nhiễm nước,ô nhiễm đất vàô nhiễm tiếng ồn. Khi một quốc gia đã công nghiệp hoá và trở nên giàu có, sự quản lý của chính phủ và cải tiến công nghệ sẽ giúp làm giảm ô nhiễm một cách bền vững, thậm chí khi dân số tiếp tục tăng.[140]

+Phá rừng và mất hệ sinh thái[141] giúp duy trì ôxi trong khí quyển và cân bằng carbon dioxide; khoảng tám triệu héc ta rừng bị mất mỗi năm.[142]

+Thay đổi thành phần khí quyển và hậu quả nóng lên toàn cầu[143][144]

+Mấtđất canh tác không thể phục hồi vàsa mạc hoá[145].Phá rừng và sa mạc hoá có thể bị ngăn chặn bởi việc chấp nhận các quyền sở hữu, và chính sách này đã thành công thậm chí khi dân số tiếp tục tăng.[146]

+Nhiều giống loài bị tuyệt chủng.[147]từ môi trường sống bị giảm bớt trong các khurừng nhiệt đớivì các kỹ thuậtphát quang và đốtthỉnh thoảng do những người dându canhthực hiện, đặc biệt tại các quốc gia có dân số nông nghiệp tăng trưởng nhanh; tỷ lệtuyệt chủnghiện tại có thể lên tới 140,000giống loàimỗi năm.[148]Năm 2007,Sách Đỏ IUCNliệt kê tổng cộng 698 loài vật đã bị tuyệt chủng trong lịch sử loài người.[149]

+Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em[150] Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao do nghèo đói. Các quốc gia giàu với mật độ dân số cao có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp.[6]

+Tăng cơ hội phát sinh củabệnh dịch vàdịch lớn[151].Vì nhiều lý do môi trường và xã hội, gồm cả các điều kiện sống quá đông đúc,suy dinh dưỡngvà không có, không thể tiếp cận, hay tiếp cận không đầy đủ các dịch vụchăm sóc y tế, người nghèo thường dễ mắccác bệnh truyền nhiễm.[152]

+Đói,suy dinh dưỡng[115] hay chế độ ăn không đầy đủ với sức khoẻ kém và các bệnh do thiếu ăn (ví dụcòi cọc). Tuy nhiên, các nước giàu với mật độ dân số cao không có nạn đói.[153]

+Đói nghèo cùng vớilạm phát ở một số vùng và mức độ hình thành tư bản kém. Đói nghèo và lạm phát trở thành vấn đề lớn hơn bởi các chính sách kinh tế và quản lý kém của chính phủ. Nhiều quốc gia có mật độ dân số cao đã hạn chế được tình trạng nghèo đói tuyệt đối bằng cách giữ tỷ lệ lạm phát rất thấp.[154]

+Tuổi thọ thấp tại các nước có dân số tăng nhanh[155]

+Các điều kiện sống mất vệ sinh vì suy giảm nguồn nước, tình trạng xả nước thải[156]và chất thải rắn không qua xử lý. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết với các hệ thống thoát nước. Ví dụ, sau khiKarachi, Pakistanlắp đặt hệ thống nước thải, tỷ lệ tử vong trẻ em đã giảm mạnh.[157]

+Tỷ lệ tội phạm cao vì tăng các tổ chức buôn bán ma tuý và tội phạm bởi những người ăn cắp các nguồn tài nguyên để tồn tại[158]

+Xung đột về các nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, dẫn tớigia tăng các nguy cơ chiến tranh[159]

+Lương thấp. Trong mô hình kinh tếcung và cầu, khi số lượng người lao động tăng (tăng cung) kết quả làm hạ lương bổng (giá giảm) khi nhiều người cùng cạnh tranh cho một công việc.

* Dân số nước ta tăng nhanh: - Trước công nguyên dân số nước ta chỉ có 1,8 tr người, cuối TK 18 có 4 tr người, cuối TK 19 có 7 tr người. Như vậy suốt 19 TK dân số chỉ tăng được 5 tr người → chứng tỏ thời kì này dân số nước ta tăng lên rất chậm. - Từ 1901 đến nay dân số nước ta tăng lên không ngừng và thể hiện qua các số liệu sau : 1901 : 13 tr người 1921 : 15,5 tr người 1930 : 18 tr người 1956 : 27,5 tr người 1960 : 30 tr người 1980 : 54 tr người 1989 : 64,4 tr người 1990 : 66 tr người 1993 : 71 tr người 1995 : 74 tr người 1999 : 76,3 tr người - Qua các số liệu ta thấy : + Từ 1901 → 1956 dân số nước ta tăng gấp đôi từ 13 → 27,5 tr người nhưng mất 55 năm. Nhưng từ 1956 → 1980 dân số lại tăng gấp đôi 27,5 → 54 tr người nhưng chỉ mất 24 năm. Điều đó chứng tỏ thời gian để dân số tăng gấp đôi thì rút ngắn dần lại từ 55 năm xuống 24 năm và ta có thể khẳng định từ 1956 → 1980 dân số nước ta bắt đầu tăng nhanh và từ đó đã có hiện tượng bùng nổ dân số. + Từ 1980 → nay thì trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm từ 1,3 → 1,5 tr người (tương đương với dân số của cả 1 tỉnh). Trong thập kỉ 1979 - 1989 dân số cả nước tăng thêm được 11,7 tr người và thập kỉ 1989 - 1999 tăng thêm 12 tr người (tương đương với dân số của cả 1 nước có số dân trung bình của 1 nước trên thế giới). Dự tính đến 2000 và 2010 dân số nước ta có thể lên tới 100 tr dân mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu thế giảm dần nhưng tốc độ giảm vẫn còn rất chậm, trung bình mỗi năm chỉ giảm 0,06%. Sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta đã và đang tiếp tục tăng nhanh. * Nguyên nhân dân số tăng nhanh: - Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954 - 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới. - Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh. - Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau : + Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai… + Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ. + Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số. + Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay. Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình. * Hậu quả dân số tăng nhanh: - Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là : + ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra… + ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội. - Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau: + Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh → mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước ta hiện nay). + Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá. + Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình → tuổi thọ thấp. 3 chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số. - Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng TNTN thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn TNTN rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy thoái, ô nhiễm. * Biện pháp giải quyết: - Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau: + Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ. + Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế. + Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số. - Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.