Tại sao gọi là ngã 3 thái lan

Mô Tả:

Hôm nay có rất nhiều người tìm hiểu về địa chỉ

Điện Máy Xanh Ngã 3 Thái Lan, Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm đường đi đến vị trí

Điện Máy Xanh Ngã 3 Thái Lan, Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai

thì bạn nên chú ý một số thông tin về địa chỉ ở đâu, tuyến đường xe máy, tuyến xe hơi, tuyến xe buýt cũng như các thông tin đánh giá từ những người đã đến địa chỉ

Điện Máy Xanh Ngã 3 Thái Lan, Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai

này có chất lượng và đáng tin cậy hay không.

Theo ông Trần Thanh Bạch - Phó Chủ tịch UBND xã Tam Phước (TP. Biên Hòa, Đồng Nai), đây là địa bàn giáp ranh của hai xã trước đây cùng thuộc huyện Long Thành (Đồng Nai). Tháng 10.2010, xã Tam Phước được sáp nhập vào TP.Biên Hòa tính từ ngã 3 Thái Lan hướng về TP.Biên Hòa. Trong khi đó, phía bên kia QL51 lại thuộc xã An Phước và diện tích còn lại từ ngã 3 Thái Lan thuộc về TP.Vũng Tàu.

Từ chục năm qua, dọc theo QL51 đã xuất hiện hàng chục quán cà phê ven đường, lụp xụp, tối tăm, dơ bẩn, nhếch nhác. Điều đặc biệt là trước các quán này đều có hai chậu dừa nước như là một “ám hiệu” mời gọi khách làng chơi, từ tài xế xe tải đường dài đến dân chơi miệt vườn và cả khách viễn du. Sự dày đặc của các quán xá này giống như “15 cây số ăn chơi” ở khu vực huyện Sông Cầu, nằm trên QL1A nối giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Hẳn nhiên, các quán xá ở miền Trung cũng có hai chậu dừa nước “trưng” trước cửa như tại Đồng Nai. Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất của các “động”.

Điều đặc biệt, quán xá dọc QL51 đều có bảng tên rất “kêu” và dễ nhớ, toàn “ba số” như: 333, 666, 777…... Ngoài số ra, tên quán cũng “gợi” nhiều điều tò mò: Thảo Phương, Sợi Tình… 5h chiều mỗi ngày, gái làng chơi kiêm tiếp viên của quán giải khát bắt đầu tắm rửa, xịt nước hoa rẻ tiền, trề môi, trợn má để bôi son trét phấn. Đa phần họ là gái từ các nơi khác như TP.HCM hay “thiên đường du lịch” Vũng Tàu... dạt về đây phục vụ khách ít tiền. Theo nhiều dân chơi bản địa, vào tối cuối tuần hay đầu tháng, khi công nhân các nhà máy, xí nghiệp lãnh lương, các quán xá này dập dìu khách ra vào nhất. Nghe đâu còn có cả người nước ngoài đang làm chuyên gia cho các công ty tại 3 khu công nghiệp trong vùng cũng đi tìm “hương đồng gió nội”.

Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
 Một quán cà phê cạnh QL51.

Mới lượn xe vài vòng “cơ bản”, chúng tôi đã được các cô gái “đá đèn, chớp nháy” và liên tục vẫy tay mời gọi. Vài nhân viên khác thì đốt giấy theo kiểu… phong long để “mua may, bán đắt”. Tấp xe vào quán 666, một cô gái chừng 40 tuổi, mặt mày trắng loáng vì son phấn chạy ra hỏi khách dùng gì và đi thẳng vào vấn đề: “Tụi anh đi tươi mát không? Ở đây có mát gần chứ không có mát xa đâu!”. Thấy vẻ lưỡng lự của khách đường xa, cô gái này trắng trợn hét giá: “Một lần đi “tàu nhanh” là 350 nghìn đồng, tụi em lo phòng. Hai tiếng là 500 nghìn đồng. Cả đêm là 1,2 - 1,5 triệu đồng nhưng giờ này chưa có ai đi đâu, vì tụi em tranh thủ kiếm “kèo”, đến 11 giờ đêm ế quá thì mới đi”.

Theo H (tên cô tiếp viên), làm “từng cuốc tàu nhanh” thì số tiền quay vòng ngon hơn làm một đêm. Gái ở đây toàn làm vậy. Ban ngày họ ngủ, tối mới “lên đèn”. Một đêm có khách cũng kiếm vài triệu đồng, còn ế thì “trơ mỏ”. Họ được các chủ quán nuôi cơm, làm nhiệm vụ bán nước. Quán nào có khách thì điều họ sang, tất nhiên là chủ quán có tiền hoa hồng, trung bình 100 nghìn đồng một “cuốc tàu nhanh” và có thêm tiền bán nước với giá cắt cổ. Chẳng hạn, uống hai ly cà phê đá hay hai lon nước ngọt thì họ lấy luôn 50 nghìn đồng, khỏi thối lại tiền thừa cho khách. Lấy lý do chưa uống chai nào, chưa có “hứng”, chúng tôi rút êm.

Rời quán 666, chúng tôi tới quán T. Phía ngoài quán, đèn chớp nháy liên tục. Tiếp khách là hai cô gái, một cô chừng 27 tuổi, cô còn lại thì già hơn, khoảng 45 tuổi. Mới đặt hai ly cà phê đá trên bàn, hai cô tranh thủ tiếp thị luôn: “Đi tàu nhanh không anh? Giá 300 nghìn đồng một lần (rẻ hơn quán 666 là 50 nghìn đồng - NV)”. Thấy khách có vẻ chê hàng, T (tên cô gái trẻ) chia sẻ: “Nếu anh không thích thì em sẽ gọi tiếp viên quán khác tới phục vụ, không thích cứ đổi, không mất tiền đâu mà sợ. Mấy anh kén quá, chọn toàn gái trẻ, đẹp thì không có đâu”.

Lần ra sau nhà để đi vệ sinh, chúng tôi thấy ở trên gác lửng có một phòng được quây bằng những tấm dù, đối diện toilet phía trệt lại có một miếng nệm và được che phủ xung quanh. Nếu có khách “cùng vào”, họ sẽ được tiếp viên bán dâm tại chỗ, khỏi mất 50 nghìn đồng tiền phòng. Nếu đi khách sạn hay nhà nghỉ thì giá tăng thêm 50 nghìn đồng.

Lấy cớ chê gái già để chuồn êm, chúng tôi đi tiếp tới quán cà phê K. Tại đây, vẫn với mức giá chung, một nhân viên vồ vập hỏi khách có đi… mua dâm không. Chúng tôi nêu lý do sợ bị bắt, cô nhân viên tên B nói luôn: “Sợ gì anh ơi! Bọn em làm ăn ở đây nhiều năm rồi có sao đâu. Anh lên trên gác là cảm thấy thoải mái và xong hết. Không có ai bắt bớ hay phạt gì đâu mà sợ”. Thấy chúng tôi viện cớ “đào” xấu, B nhấc máy hỏi gái ở một quán gần đó rồi nói: “15 phút nữa sẽ có mấy cô tới, các anh cứ lựa thoải mái”.

Tiếp tục tới những quán cà phê xập xệ khác, chúng tôi đều nhận được những câu tiếp thị bán dâm tương tự. Theo điều tra của người viết, ở đây có khoảng 20-30 cô gái hành nghề mại dâm. Quán nào thiếu người thì họ thoải mái gọi điện thoại “điều đào” tới và “cắt lai” (nhận tiền công) nên họ rất nhiệt tình với khách và không phải nhìn trước ngó sau như ở nơi khác.

Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Các cô gái vào nhà nghỉ bán dâm - ảnh cắt từ clip. 

Vòi bạch tuộc

Nạn mua bán dâm mọc lên như nấm sau mưa ở hai bên QL51, cách TP.Biên Hòa khoảng 10 km. Nó như chiếc vòi bạch tuột, len lỏi vào tận các quán gội đầu, hớt tóc và nhà nghỉ. Mới 9h sáng, vào quán cắt tóc máy lạnh tên N, khi mới đề cập chuyện riêng tư là một em gái trẻ, đẹp, nhân viên của tiệm gội đầu, đã gọi ngay cho “má mì” ở một quán cà phê cạnh đó.

10 phút sau, trong sự ngỡ ngàng của chúng tôi, bà chủ quán cà phê môi đỏ, tóc vàng đã dẫn tới một cô gái rất trẻ, mặc quần đùi, áo thun, dung nhan còn mang vẻ đồng quê. Chúng tôi buột miệng: “Em này nhỏ quá, đủ 18 tuổi chưa mà đã bán nhan sắc, kẻo khách đi tù bây giờ?”. Bà “má mì” giọng oang oang: “Nó trên 18 tuổi rồi, đi làm nghề được mấy năm rồi, cậu lo gì. Nhiều ông thích nó lắm, buổi tối nó rất đông khách. Vì là buổi sáng nên cậu mới có cơ hội “đi” đó, chứ nó được mấy ổng gọi hoài à!”. Giá thành “đi khách” cũng không khác hơn, vẫn là 350 nghìn đồng/“dù”. Lại kiếm cớ chê hàng, chúng tôi tìm cách chuồn. Vậy là bà “má mì” nói cô gái trẻ đi bộ về quán để… đi chợ, trong khi cô gái vẫn há miệng ngáp ngủ, có lẽ vì tiếp khách suốt đêm qua.

Công nghệ bán dâm còn tràn tận vào khu nhà nghỉ bình dân gần đó. Tại khu vực này, các nhà nghỉ đều nhận khách vào thuê phòng theo giờ. Họ chỉ cần lấy CMND để đối phó còn khách đi với ai và làm gì thì tùy. Nhà nghỉ chỉ việc tính giờ và tính thêm tiền nước là xong. Buổi tối là thời điểm mà chủ nhà nghỉ thu lợi nhuận nhiều nhất vì khách đông. Tới nhà nghỉ M, núp sâu trong một khu vườn rậm rạp, ít người chú ý, ngay khi mới mở cửa phòng, chúng tôi đã trông thấy bao cao su đặt sẵn trên giường. Phía tường nhà có dán biển cấm mua bán dâm nhưng thực tế không phải như vậy.

Một phụ nữ làm nghề tiếp tân ở đây chèo kéo chúng tôi để gọi gái tới. Vì được hưởng tiền hoa hồng nên bà ta mới “năng nổ” như vậy. Giá cả nhà nghỉ đưa ra cũng giống như các quán cà phê, bởi nguồn gái họ gọi đến cũng từ đấy mà ra. Đa số các cô gái ở đây đều phục vụ trong quán cà phê, nếu khách tới nhà nghỉ có nhu cầu thì được gọi đến và họ đều biết nhau cả.

Khoảng 10h đêm, khi chúng tôi ngỏ ý có nhu cầu, ngay lập tức bà tiếp tân của nhà nghỉ vừa nằm trên võng đung đưa vừa bấm số gọi “đào” tới. Một số cô gái lần lượt xuất hiện trong bộ dạng ăn mặc mát mẻ. Nại lý do cần người trẻ, đẹp, chúng tôi đòi đổi “đào”. Bà chủ khách sạn lại gọi cho “má mì” khác. Sau 15 phút, hai cô gái khác xuất hiện nhưng nhan sắc vẫn quá tệ. Bị chúng tôi chê bai đủ điều, bà C (chủ khách sạn) đong đưa: “Mấy anh kén quá. Ở đây chỉ có vậy thôi. Điều đào tới mà không “đi”, thật ngại quá”.

Nếu đi từ hướng TP.HCM, Đồng Nai về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hoặc ngược lại trên quốc lộ 51, đến đoạn xã Tam Phước (bây giờ thuộc TP.Biên Hòa), sẽ gặp một khúc cua dốc rất gấp tên Dốc 47. Bạn sẽ nhìn thấy trên một quả đồi hơi cao cao, che phủ trong rừng tràm có một tượng Phật kích thước khá lớn đặt trên một cái bệ có 4 cánh như đuôi một trái pháo hỏa tiễn. Người ta gọi đó là tượng Phật dốc 47.

Tại sao gọi là ngã 3 thái lan

Tượng đầu Phật Dốc 47 trên cung đường quốc lộ 51, đoạn qua xã Tam Phước (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).

Tại sao đầu tượng Phật lại đặt trên một … đầu đạn?

Từ lâu, địa danh "Đầu Phật dốc 47" hay "Đầu Phật bom 47" hoặc "Phật đầu đạn dốc 47" được ghi trong lộ trình giao thông của cánh tài xế. Nhưng ít có ai thắc mắc: Tại sao lại có tượng Phật ở đó và tại sao có địa danh Dốc 47? Tại sao tượng Phật lại đặt trên một đầu đạn, lại dựng trên một quả đồi vắng vẻ, xung quanh không có một ngôi chùa nào? Ai là người xây dựng? Lý do người đó xây công trình tượng Phật "kỳ lạ" này là gì?

Trong một lần cùng hai anh bạn đồng nghiệp ghé nhà thăm cụ Đỗ Bá Nghiệp (Tư Nghiệp, 80 tuổi), nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai, trò chuyện về vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa, cụ Tư Nghiệp có nhắc đến địa danh Dốc 47 và tượng đầu Phật trên quả đồi. Cụ Tư Nghiệp cho rằng do ông tỉnh trưởng Long An (chế độ cũ) xây dựng nên, còn năm nào thì không rõ (?). Lúc đó, trong đầu tôi tự dưng có nhiều thắc mắc vô cùng: Tại sao một tỉnh trưởng ở miền Tây lại lên Biên Hòa xây một bức tượng Phật với kiến trúc "lạ" như thế? Có liên quan yếu tố trấn yểm tâm linh? Và tôi có ý định muốn đến tận nơi Dốc 47 tìm hiểu về lịch sử tượng đầu Phật chỉ với vài tư liệu ít ỏi, hầu như không có trang sách nào ghi lại...

Tại sao gọi là ngã 3 thái lan

Nhìn từ xa, bức tượng giống như là mô hình đầu Phật được đặt trên đuôi một chiếc hỏa tiễn?

Tôi quyết định đi tìm câu trả lời. May mắn có người chỉ đến ngôi chùa ở huyện Long Thành (Đồng Nai) để gặp một trưởng lão Hòa thượng trụ trì, người được xem là biết rất rõ lai lịch, nguồn gốc bức tượng. Hòa thượng năm nay 80 tuổi, rất khó tính và không bao giờ gặp người lạ. Nhưng có lẽ do..."nhân duyên", Hòa thượng mới chịu tiếp và cung cấp nhiều thông tin mà ông biết được. Theo lời Hòa thượng thì tượng đầu Phật Dốc 47 không phải tỉnh trưởng Long An nào dựng nên mà chính là do tỉnh trưởng Biên Hòa - Lưu Yểm xây dựng (còn thời điểm xây năm nào thì Hòa thượng cũng không nhớ rõ ?!). Năm đó, Lưu Yểm đi công tác bằng xe Jeep quân đội, khi đi ngang khu vực này, bị lực lượng cách mạng phục kích bắn một quả B41 vào xe, quả đạn đi trúng đích rơi đúng trên xe, nhưng...không nổ. Vì là tín đồ Phật giáo nên tay tỉnh trưởng này nghĩ rằng được đức Phật che chở (?!). Từ đó, mới có ý tưởng lập tượng Phật, đặt trên đỉnh đồi nơi quân giải phóng phục kích. Mô hình thiết kế phía dưới đầu Phật là cánh bom quả đạn, tượng trưng cho chiến tranh chết chóc, trên là đầu Phật đè trên cánh bom tượng trưng cho sự che chở sinh mạng. Đầu Phật được chế tác từ cơ sở làm tượng Phật nổi tiếng của ông Lê Văn Chánh (thường gọi Bảy Chánh) ở chùa Giác Hải (Sài Gòn) thời đó (bây giờ là P.12, Q.6, TP.HCM).

Tuy nhiên, khi tôi liên hệ với cơ sở làm tượng Phật Bảy Chánh (Q.6, TP.HCM) thì rất tiếc nghệ nhân Lê Văn Chánh đã mất từ lâu, cơ sở hiện tại do con cháu đời sau nối tiếp nên tất cả bản thiết kế về tượng đầu Phật Dốc 47 không còn lưu lại và cũng không có ai còn nhớ chính xác đầu Phật đó có phải do từ cơ sở Bảy Chánh tác tạo nên hay không? Còn trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai)” (Lưu hành nội bộ) cũng không có dòng nào nhắc đến “sự kiện” lực lượng du kích địa phương “tập kích” xe chở tỉnh trưởng Biên Hòa?

Không phải tỉnh trưởng Biên Hòa là người xây tượng?

Tại sao gọi là ngã 3 thái lan

Tác giả bài viết đang trao đổi với ông Sáu Chinh, người cho rằng không có khả năng ông Lưu Yểm xây tượng đài đầu Phật dốc 47

Tôi tìm gặp được ông Bùi Quang Thanh (tên thường gọi Sáu Chinh, 86 tuổi), trí nhớ còn minh mẫn, hiện sống ở Bến Gỗ (xã An Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), từng có thời gian làm phụ tá tỉnh trưởng Biên Hòa. Cụ Sáu Chinh cho rằng tỉnh trưởng Biên Hòa không phải là người xây tượng Phật dốc 47. Lục lọi trí nhớ, cụ Sáu Chinh cung cấp thông tin: ông Lưu Yểm vốn là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1928 tại Bạc Liêu. Trước 30/4/1975 ở tại số 245, đường Nguyễn Biểu (Chợ Lớn, Sài Gòn). Năm 1974, từ tỉnh Phước Long (Sông Bé cũ), ông được điều về làm tỉnh trưởng Biên Hòa. Ngày 30/4/1975, Lưu Yểm cùng gia đình vợ con leo lên máy bay quân sự thoát khỏi Biên Hòa và sau đó định cư ở nước ngoài. Như vậy, căn cứ theo mốc thời gian ngắn từ năm 1974 – 1975, thì ông Sáu Chinh khẳng định không có khả năng ông Lưu Yểm xây tượng đài đầu Phật dốc 47. Theo ông Sáu Chinh nhớ lại thì trước khi Lưu Yểm về Biên Hòa nhậm chức thì tượng đài đầu Phật đã có ai đó xây dựng từ lâu. Có thể ông Lưu Yểm chỉ xuất tiền ra để tu bổ, chỉnh chu hoặc sửa sang lại tượng Phật mà thôi (?)

Tôi tiếp tục tìm gặp học giả Lý Việt Dũng, nhà nghiên cứu chuyên sâu về Phật học. Ông đã cùng tôi thực địa tại đồi Dốc 47. Đứng quan sát tượng Phật, ông đánh giá đây là một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo mang đầy ý nghĩa, rất tiếc bị người đời dần quên lãng. Bằng ý kiến cá nhân, học giả Lý Việt Dũng phản bác sự ngộ nhận của nhiều người cho rằng tượng Phật đặt trên đuôi một chiếc hỏa tiễn.

Tại sao gọi là ngã 3 thái lan

Học giả Lý Việt Dũng đang đứng dưới chân bức tượng đầu Phật để nghiên cứu một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo mang nhiều ý nghĩa.

Theo ông, nhìn tổng thể đó là hình ảnh cách điệu của diệu pháp tòa, tức tòa sen mà đức Phật A Di Đà ngồi trên đó thuyết pháp. Diệu pháp tòa lại được đặt trên đài có chín tầng hay chín bậc là biểu trưng cho cửu phẩm liên hoa. Còn 4 cánh tượng trưng cho 4 phương trời trong vũ trụ hoặc biểu trưng cho lòng từ bi của Phật A Di Đà đối với tứ loại chúng sinh. Qua hình tượng này, học giả Lý Việt Dũng cũng nhận định người thiết kế mô hình rất am hiểu sâu sắc về Phật pháp phái Tịnh độ tông.

Trước đây Dốc 47 có độ cao tính dưới dốc lên đến đỉnh là 47m, nên mới có tên là Dốc 47. Tại đây có một khúc cua khá ngặt nghèo nên thường xuyên xảy ra nhiều tai nạn giao thông thảm khốc. Phải chăng vì thế mà có người nào đó muốn dựng một bức tượng Phật trên "cung đường đen" này để cho cánh tài xế vững vàng tay lái hơn? Sau này, Quốc lộ 51 mở rộng và cải tạo mới hạ độ cao dốc xuống cho xe cộ dể lưu thông. Hiện nay, diện tích khoảng 1.000m2 đồi dốc 47 thuộc sự quản lý của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai và đã có một khu rừng tràm xanh mát tại đây.

Như vậy, bức tượng Phật dốc 47 nằm ở một vị trí đắc địa nhất trên tuyến quốc lộ 51 vẫn còn là sự “bí ẩn”: Ai là người xây dựng? Thời gian khởi công xây? Mục đích xây dựng để làm gì, thực vẫn chưa có đủ tư liệu để “giải mã”...

Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan
Tại sao gọi là ngã 3 thái lan