Tại sao hạ canxi gây co cơ

Tại sao hạ canxi gây co cơ
Tại sao hạ canxi gây co cơ

Tụt canxi hay hạ canxi máu có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được can thiệp, chữa trị kịp thời. Hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc nhận biết, điều trị cũng như kiểm soát tình trạng canxi huyết hạ quá nhiều.

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân bị tụt canxi, triệu chứng tụt canxi và cách điều trị hạ canxi để bảo vệ sức khỏe!

Tìm hiểu chung

Bệnh hạ canxi máu là gì?

Hạ canxi máu (tụt canxi) là tình trạng nồng độ canxi huyết thanh thấp hơn mức bình thường (8,8 mg/dL) hoặc hàm lượng canxi ion hóa bão hoà trong máu dưới 4,7mg/dL.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Những biểu hiện của bệnh hạ canxi máu là gì?

Một số người không có bất kỳ triệu chứng tụt canxi nào. Tuy nhiên, hầu hết người mắc bệnh hạ canxi máu sẽ có biểu hiện:

  • Cứng cơ bắp
  • Co thắt cơ bắp
  • Dị cảm hoặc cảm giác châm chích ở đầu ngón chân, ngón tay
  • Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu
  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Huyết áp thấp
  • Khó khăn khi nói hoặc nuốt
  • Mệt mỏi
  • Parkinson
  • Phù gai thị hoặc sưng đĩa thị

Các triệu chứng tụt canxi nặng có thể kể đến như:

  • Co giật
  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim sung huyết
  • Co thắt thanh quản

Một số dấu hiệu hạ canxi máu kéo dài, bao gồm:

  • Dấu hiệu của tụt canxi kéo dài: da khô
  • Móng tay dễ gãy
  • Sỏi thận hoặc lắng đọng canxi ở vị trí khác trong cơ thể
  • Chứng mất trí nhớ
  • Đục thủy tinh thể
  • Chàm

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng hạ canxi máu nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, triệu chứng thiếu canxi máu cũng khác nhau ở từng người. Tốt nhất là bạn hãy thảo luận với bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bị tụt canxi là gì?

Tại sao bị tụt canxi? Nguyên nhân bị tụt canxi máu phổ biến nhất là suy tuyến cận giáp, xảy ra khi cơ thể tiết lượng hormone tuyến cận giáp ít hơn lượng trung bình. Mức hormone tuyến cận giáp thấp dẫn đến mức canxi thấp trong cơ thể. Suy tuyến cận giáp có thể được di truyền hoặc có thể là kết quả của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc ung thư đầu và cổ.

Các nguyên nhân tụt canxi khác bao gồm:

  • Không đủ canxi hoặc vitamin D trong chế độ ăn uống của bạn
  • Nhiễm trùng
  • Một số loại thuốc như phenytoin (dilantin), phenobarbital rifampin
  • Căng thẳng
  • Lo lắng
  • Tập thể dục cường độ mạnh
  • Mức magiê hoặc phosphate không ổn định
  • Bệnh thận
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc các rối loạn đường ruột khác ngăn cơ thể hấp thụ canxi thích hợp
  • Tiêm truyền phosphate hoặc canxi
  • Ung thư đang lan rộng
  • Người mẹ có bệnh tiểu đường trong trường hợp bệnh ở trẻ sơ sinh

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hạ canxi máu?

Những người bị thiếu vitamin D hoặc thiếu magiê có nguy cơ bị tụt canxi máu. Các yếu tố nguy cơ khác của hạ canxi máu bao gồm:

  • Tiền sử rối loạn tiêu hóa
  • Viêm tụy
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Rối loạn lo âu

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh vì cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ sinh ra từ các mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng hạ canxi máu?

Bước đầu tiên trong chẩn đoán là xét nghiệm máu để xác định nồng độ canxi. Bác sĩ cũng có thể sử dụng các bài kiểm tra tinh thần và thể chất để kiểm tra các dấu hiệu hạ canxi máu. Khám sức khỏe có thể được thực hiện để kiểm tra:

Khám sức khỏe tâm thần có thể bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra:

  • Chứng mất trí nhớ
  • Ảo giác
  • Sự nhầm lẫn
  • Cáu gắt, dễ kích động
  • Co giật

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu Chvostek và Trousseau, cả hai đều liên quan đến tình trạng hạ canxi máu. Dấu Chvostek là một phản ứng co giật khi kích thích một tập hợp các dây thần kinh mặt bằng cách vỗ nhẹ vị trí nằm trước tai khoảng 2cm và ngay dưới xương gò má, phản ứng có khi cơ mặt cùng bên co lại. Dấu Trousseau là phản ứng co thắt ở bàn tay hoặc bàn chân, có thể do thiếu máu cục bộ hoặc lượng máu cung cấp cho các mô bị hạn chế. Dấu Trousseau được thực hiện bằng cách bơm máy đo huyết áp khoảng trên 20mmHg so với mức huyết áp tâm thu và giữ khoảng 3 phút, phản ứng dương tính khi bàn tay gập lại. Dấu Trousseau có độ đặc hiệu cao hơn dấu Chvostek..

Cách điều trị hạ canxi

Bệnh hạ canxi đường huyết có nguy hiểm không? Bị hạ canxi máu phải làm sao? Một số trường hợp tụt canxi máu có thể tự hết mà không cần điều trị. Trong khi đó, một số trường hợp hạ canxi máu nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn có một tình trạng cấp tính, bác sĩ có thể phải truyền canxi qua đường tĩnh mạch cho bạn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát tình trạng hạ canxi máu?

Nhiều trường hợp bệnh tụt canxi được điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Uống bổ sung canxi, vitamin D, magiê hoặc ăn các loại thực phẩm có chứa những chất này có thể giúp điều trị tình trạng hạ canxi. Cẩn thận với các thực phẩm có hàm lượng canxi cao, như sản phẩm từ sữa, vì nó cũng có thể chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa và bão hoà cao, gây tăng nồng độ cholesterol và dễ dẫn đến bệnh lý tim mạch.

Bạn cũng nên dành thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hơn để làm tăng lượng vitamin D. Lượng vitamin D cần thiết đối với mỗi người sẽ khác nhau. Bạn hãy chắc chắn sử dụng kem chống nắng nếu tiếp xúc với ánh mặt trời trong một thời gian dài. Bác sĩ có thể đề nghị bạn lên một kế hoạch ăn uống giàu canxi để giúp điều trị bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tình trạng hạ canxi máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hạ Canxi máu là tình trạng nồng độ Canxi máu có giá trị thấp hơn giới hạn bình thường.
Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể người. Đây là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng, tham gia vào hoạt động co cơ, dẫn truyền thần kinh, quá trình đông cầm máu, và giải phóng hormone trong cơ thể.

Tại sao hạ canxi gây co cơ

Thông thường, nồng độ Canxi trong máu nằm trong khoảng từ 8.8 – 10.4 mg/dL (2.2 – 2.6 mmol/l). Tuy nhiên, khi bị hạ Canxi máu, chỉ số này hoàn toàn thấp hơn 8.8 mg/dL trong khi nồng độ protein huyết tương bình thường, hay nồng độ Canxi ion hóa dưới 4.7 mg/dL (1.17 mmol/l).  Hạ Canxi máu sẽ gây ra tình trạng chậm phát triển chiều cao, hay khóc đêm,… ở trẻ em và loãng xương, thoái hóa cột sống,… ở người lớn. 

Nguyên nhân gây ra hạ Canxi máu

  • Bổ sung không đủ Canxi trong thời gian dài, đặc biệt ở giai đoạn trẻ nhỏ: Trẻ em hay phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú là những đối tượng có nhu cầu Canxi cao. Nếu không được bổ sung đủ Canxi thì rất dễ dẫn tới hạ Canxi máu. 
  • Thiếu hụt vitamin D: Rối loạn chuyển hóa vitamin D, không cung cấp đủ vitamin D hoặc ruột kém hấp thu có thể là nguyên nhân của hạ Canxi máu. 
  • Suy tuyến cận giáp: Suy tuyến cận giáp là kết quả từ thiếu hụt hormone cận giáp (PTH). Điều này dẫn đến hạ Canxi máu, tăng phospho máu từ đó có thể gây nên triệu chứng mạn tính của hạ Canxi máu. 
  • Mắc bệnh thận: Khi có những bất thường tại ống thận như hội chứng Fanconi cũng có thể là nguyên nhân gây mất Canxi qua thận hay giảm chuyển hóa vitamin D. Người bị suy thận cũng có nguy cơ cao bị hạ Canxi máu. 

Triệu chứng hạ Canxi máu
Ở trẻ em

  • Ở trẻ sơ sinh: Khi bị hạ Canxi máu, trẻ sơ sinh sẽ thường quấy khóc, bị khó chịu, thường xuyên ngủ gật, bỏ bú. 
  • Ở trẻ lớn hơn có những biểu hiện giống với người lớn, đặc biệt là tình trạng tăng phản xạ gân xương và co rút cơ.

Ở người lớn
Khi bệnh đang ở mức độ nhẹ, người bệnh dường như không có triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu được nhận biết dễ dàng hơn khi tình trạng hạ Canxi đã khá nghiêm trọng. 

  • Mệt mỏi, cơ thể chậm chạp, lười hoạt động. 
  • Có hiện tượng co rút cơ, chuột rút. 
  • Rối loạn nhịp tim. 
  • Đau thắt vùng bụng. 
  • Rối loạn cảm giác bàn tay, bàn chân. 
  • Móng tay yếu, tóc mọc chậm, làn da mỏng,…

Chẩn đoán hạ Canxi máu Các Bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm nồng độ Canxi trong máu để chẩn đoán bệnh. Tổng mức Canxi sẽ được đo, mức Albumin,... Trong đó Albumin là một protein liên kết với Canxi và vận chuyển nó qua máu. Nồng độ Canxi thấp trong máu có thể xác nhận chẩn đoán người bệnh bị hạ Canxi máu. 

Ngăn ngừa hạ Canxi máu


Để ngăn ngừa hạ Canxi máu, mỗi người cần:

  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ các nhóm chất. Các thực phẩm giàu Canxi như hải sản (tôm, cua,…), sữa, các chế phẩm từ sữa,…
  • Vitamin D cũng rất quan trọng trong quá trình hấp thụ Canxi vào máu. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, nấm, sữa,… và đặc biệt là tắm nắng. 
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, lên kế hoạch tập luyện phù hợp. 
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, cà phê vì làm giảm khả năng hấp thụ Canxi của cơ thể. 
  • Phòng tránh và điều trị các bệnh lý dẫn đến hạ Canxi. 

-------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73