Tại sao khi tăng chiều sâu chôn móng thì độ lún của móng giảm


View Full Version : Mong các anh đi trước giúp đỡ câu hỏi bảo vệ đồ án nền móng


kì này em phải làm đồ án nền móng, sắp phải bảo vệ rồi em ko biết bảo vệ ra sao, mong các anh đã bảo vệ chỉ bảo cho. em xin câu hỏi mà thầy hay hỏi khi bảo vệ. nếu các anh có thời gian giải đáp cho thì càng tốt. không phải em thich ăn sẵn không chiu tìm hiểu đâu, do môn nay co ít tài liệu và mỗi thầy dạy lại có một cách tinh, trên lớp thầy giảng băng máy chiếu em chẳng tiếp thu được gì nhiều. hiện tại em đang rất cần vì sắp bảo vệ rồi.


1. Tại sao tăng chiều sâu chôn móng thì độ lún giảm?
2. Không cần làm lớp đệm móng được hay không?
3. Khi đào hố móng có diện tích lớn mà người công nhân lỡ tay dùng máy đào sâu hơn mặt phẵng đáy móng 1 hố to Sâu.rộng.cao (cm) = 30.60.80 thì ta xử lý sai sót này như thế nào.??
4. khi đóng cọt mà đơn vị thi công đóng cọc không đúng , ví dụ thiết kế đóng cọc vuông góc với mặt đất mà lỡ đóng nghiêng 30 độ so với phương thẳng đứng thì làm sao?
5. Vì sao trong thiết kế người ta hay lây HSAT bằng 2 cho sét và bằng 3 cho cát?
6. Khoảng cách giữa các cọc đúc sẵn thường là 3D, vậy khoảng cách giữa các cọ khoan nhồi là bao nhiêu ?Vì sao lại chôn như thế ? có trường hợp nào chon 3D không?

Câu trả lời :

1, do khi tính toán lúc thì ta tính tới giới hạn nền với điều kiện sicma gây lún<0,2.sicma gay lún bản thân) thì lúc đó ứng suất gây lún coi như tắt. tăng chiều sâu chôn móng là một cách để giảm lún cho công trình.
2, lớp đệm lót móng có các công dụng sau:
+ tạo mặt bằng thi công móng.
+ tránh không cho đất làm bẩn cốt thép(làm giảm chiều dày lớp bảo vệ cốt thép)
+ ngăn không cho vữa xi măng thấm xuống nền
3. Về kỹ thuật thi công thì hố móng chỉ được đào bằng máy đến cách đáy móng >20cm, sau đó công nhân sẽ làm phần còn lại. Nếu như máy đã đào sâu hơn thì toàn bộ đất được hốt lên, vệ sinh sạch sẽ, khi đổ BT đệm cần tính toán thêm vào để lấp luôn mấy chỗ này.
4. Đóng cọc mà sai số lớn hơn sai số cho phép thì có thể: bỏ luôn, hoặc rút lên đóng lại. (Thực tế thi công cọc đóng bạn đừng có nghĩ đến việc tính toán lại, vì đề nghị thay đổi thiết kế khó khăn lắm)
5. Do các mấu thí nghiệm cát do không lây được nguyên trạng nên độ chính xác của kết quả của thí nghiệm bị giảm đi, còn với sét thì do mẫu đất thí nghiệm có thể được lấy nguyên dạng nên độ chính xác của KQ TN cao hơn đối với cát, Vì vậy thường thì với sét lấy Fs=2, với cát Fs=3
6. Theo TCVN cọc khoan nhồi (cọc chống không có đáy mở rộng) thì lấy L>2d
Với cọc có đáy mở rộng lấy l>1.5D hoặc D+1 (Với cọc D>2m) (D là đường kính phần mở rộng)
Khoảng cách giữa các cọc đảm bảo cho ảnh hưởng của hiệu ứng nhóm cọc là đủ nhỏ và có thể tính toán độ lún .etc, của nhóm như với cọc đơn
Người ta thường lấy khoảng cách giữa các cọc là 3D.

Chúc bạn thành công.

Tiếp ...

7. nếu phải nối hai cọc lại với nhau (1 cọc 8m và một cọc 5m) thì nên bố trí như thế nào, đoạn nào trước.
8. Giải thích các hệ số trong biểu thức tính toán áp lực tiêu chuẩn của đất nền (45-78. và 45-70) tại Rtc (Rii) lại phụ thuộc vào b.
9. Tại sao khi xác định sức chịu tải của đất nền hay trong tính lún người ta thường chia nhỏ lớp đất thành các lớp nhỏ.

Kinh nghiệm :

1. Đối với đồ án nền móng, giằng móng có ý nghĩa chống lún lệch và đảm bảo cho liên kết của cột với móng đúng là liên kết ngàm. Kích thước của giằng móng chọn ko quá lớn cũng không quá nhỏ, vào khoảng 1/2-2/3 chiều cao đài là ổn(đây là kinh nghiệm của mọi ng đi trước). Cốt thép giằng móng lấy >=0,4%

2.Với đài 1-2 cọc, nhất định phải bố trí giằng móng, đài 2 cọc nên bố trí giằng móng theo phương ngắn của đài. Đài nhiều cọc và nhà ko thiết kế kháng chấn thì thực ra ko cần bố trí giằng móng, mọi ng vẫn bố trí chắc vì ko làm thì ko đc kiểm định thông qua thôi .

3.Còn với móng nông thì fải bố trí giằng móng, chiều cao giằng tuỳ chọn còn cốt thép đặt theo cấu tạo. Bạn có thể lấy chiều cao giằng = chiều cao bậc móng fía trên(với móng 2 bậc).


Kinh nghiệm :

1. Đối với đồ án nền móng, giằng móng có ý nghĩa chống lún lệch và đảm bảo cho liên kết của cột với móng đúng là liên kết ngàm. Kích thước của giằng móng chọn ko quá lớn cũng không quá nhỏ, vào khoảng 1/2-2/3 chiều cao đài là ổn(đây là kinh nghiệm của mọi ng đi trước). Cốt thép giằng móng lấy >=0,4%

2.Với đài 1-2 cọc, nhất định phải bố trí giằng móng, đài 2 cọc nên bố trí giằng móng theo phương ngắn của đài. Đài nhiều cọc và nhà ko thiết kế kháng chấn thì thực ra ko cần bố trí giằng móng, mọi ng vẫn bố trí chắc vì ko làm thì ko đc kiểm định thông qua thôi .

3.Còn với móng nông thì fải bố trí giằng móng, chiều cao giằng tuỳ chọn còn cốt thép đặt theo cấu tạo. Bạn có thể lấy chiều cao giằng = chiều cao bậc móng fía trên(với móng 2 bậc).
sao pác không gộp nó vào nhỉ.3 bài lận


Cảm ơn bác mình muốn tách ra để mọi người tiện theo dõi ( thường thì những bài viết khá dài gây cảm giác hơi " khó chịu " cho những thành viên mới )

Thanks sự đóng góp ý kiến của bạn.


cám ơn anh discover hôm nay em đã bảo vệ đồ án móng. hii em qua rồi kết qua cũng khá tốt. nhờ rất nhiều những câu hỏi mà anh đã chỉ cho nhất là phần giằng móng. thanks anh nhiều


cám ơn anh discover hôm nay em đã bảo vệ đồ án móng. hii em qua rồi kết qua cũng khá tốt. nhờ rất nhiều những câu hỏi mà anh đã chỉ cho nhất là phần giằng móng. thanks anh nhiều

You are welcome !

Bạn tham gia thảo luận cùng mọi người .

Link here (http://diendanxaydung.vn/forumdisplay.php?f=541).


vBulletin® v3.8.4, Copyright ©2000-2021, Jelsoft Enterprises Ltd.