Tại sao muỗi lại đốt em vì em ngon

Muỗi - kẻ truyền bệnh nguy hiểm - Video: YOUTUBE

Trước đây khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao lại như vậy. Nhưng người ta cũng biết rằng khi nguồn "thực phẩm" khan hiếm, muỗi sẽ không còn kén cá chọn canh nữa mà sẽ chích bất kỳ ai chúng tìm thấy. Và chỉ có muỗi cái mới hút máu người vì chúng cần protein trong máu người để sản xuất trứng.

Muỗi dò ra vị trí con người chủ yếu từ lượng khí carbon điôxit [carbon dioxide - CO2] thải ra khi chúng ta hô hấp. Chúng có khả năng cảm nhận khí CO2 ở khoảng cách đến 30m. Do con người thở ra bằng đường mũi và miệng nên thu hút muỗi bay quanh đầu chúng ta. 

Mới đây các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington đã tìm ra cơ chế của việc chọn lựa "mục tiêu người" của loài muỗi. Họ đã hiểu được tại sao có những người lại thu hút loài muỗi cứ như thể cái nam châm hút muỗi vậy.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm đưa những chiếc cổ tay áo có mùi mồ hôi người và những chiếc không mùi vào chỗ những con muỗi thí nghiệm. Đa số con muỗi sẽ tìm đến những chiếc tay áo có mùi mồ hôi. 

Muỗi Aedes aegypti đang chích người - Ảnh: Guardian

Họ cũng "huấn luyện" một số con muỗi khác bằng cách cho chúng sống trong môi trường có mùi cơ thể người, nhưng có gắn những thiết bị rung để giả lập xung lực và chấn động của một cú đập muỗi [thu từ cú đập tay vào con muỗi của người thật]. 

Khi những con muỗi đã qua huấn luyện này tiếp xúc với những chiếc tay áo có mùi mồ hôi, chúng sẽ tránh xa ra, không bị thu hút như những con muỗi chưa được huấn luyện.

Điều này dẫn đến kết luận: loài muỗi dù có bộ não bé tí nhưng chúng đủ thông minh để nhận biết rằng có những người mà nếu chúng tấn công thì nhiều khả năng sẽ lãnh một cú đập trời giáng để tránh xa người đó. Chúng có thể phân biệt được những cá nhân khác nhau thông qua mùi cơ thể của từng người.

Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có một số loại mùi cơ thể người thu hút muỗi nhiều hơn loại khác, có thể là do thành phần các chất cấu tạo của mồ hôi. Còn những người hiếm khi bị muỗi chích là do mùi cơ thể có chứa những chất mà muỗi không ưa. 

Có những người thu hút muỗi cứ như thỏi nam châm - Ảnh: Guardian

Khi cho muỗi tiếp xúc với octenol, một chất có trong mồ hôi người kết hợp với việc tạo xung lực của cú đập, muỗi lập tức tránh xa, tương tự như phản ứng của chúng lúc tiếp xúc với thuốc trừ muỗi DEET nồng độ 40% vậy.

Nghiên cứu cũng phát hiện một điều quan trọng hơn có thể ứng dụng vào việc trừ muỗi trong tương lai. Đó là sự liên kết nhận thức của loài muỗi về một loại mùi người nào đó với khả năng bị đập chết, xuất phát từ một chất dẫn truyền thần kinh tên là dopamine. 

Những con muỗi bị các nhà nghiên cứu làm hỏng hệ thống truyền dẫn dopamine thì không còn bị thu hút bởi mùi người. Thêm nữa, chúng hầu như không còn phân biệt được mùi của những kẻ chắc chắn sẽ ra tay nện chúng với những người "hiền hòa" hiếm khi có phản ứng.

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên là khi bị muỗi chích, người ta cứ mạnh dạn đập thẳng tay. Cơ chế nhận biết mùi cơ thể sẽ giúp cho những con muỗi đủ thông minh để nhận thức rằng nếu tấn công "cái mùi" đó lần nữa thì coi như tiêu đời.

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc phòng trừ muỗi một cách hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta sẽ áp dụng biện pháp chỉnh sửa gene di truyền của loài muỗi nhà để làm hỏng hệ thống dẫn truyền dopamine, làm chúng không còn bị thu hút bởi mùi cơ thể nữa. 

Đây là giải pháp được đánh giá là an toàn hơn so với dự định chỉnh sửa gene để triệt sản loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét.

Công trinh nghiên cứu này được công bố trên chuyên san sinh học Current Biology.

Muỗi là loài động vật giết nhiều người nhất trên thế giới - Ảnh: GatesNotes

Muỗi - kẻ nguy hiểm nhất với con người

Muỗi là thuộc lớp côn trùng họ Culicidae. Chúng đã có mặt trên Trái đất từ 170 triệu năm nay.

Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5mg. Chúng có thể bay với tốc độ từ 1,5 đến 2,5 km/h.

Triệu chứng ngứa và sưng khi bị muỗi đốt là một phản ứng của cơ thể với kháng nguyên trong nước bọt của muỗi. Khi muỗi đốt, chúng bơm một chút nước bọt để "gây tê", nên chúng ta không nhận ra đang bị muỗi đốt. Chất này còn có tác dụng chống đông máu nên muỗi có thể tự do hút máu đến no.

Động vật nguy hiểm nhất đối với con người không phải là hổ, cá mập hay rắn mà chính là muỗi. Trên thực tế, muỗi là loài động vật giết chết nhiều người nhất trên thế giới với khả năng truyền các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét và viêm não.

Hàng năm có khoảng 725.000 người chết và hơn nửa tỉ người mắc các bệnh truyền nhiễm, phần lớn ở châu Phi, là do bị muỗi truyền bệnh.

ĐỒNG LỘC [Nguồn: Guardian, Current Biology]

Cũng chính bởi điều này mà các chứng bệnh do muỗi gây ra đều có khả năng lây lan rất cao.

Muỗi là một giống loài cực kỳ khó chịu. Chúng phải hút máu bạn để sống, nhưng khốn nỗi lại tặng kèm vài bãi... nước bọt để khiến máu không đông lại được. Hút xong chúng bay đi mất, để lại một vết sưng tấy đỏ kèm cơn ngứa ngáy mà chẳng ai muốn phải chịu cả.

Nguồn gốc của cơn ngứa ấy cũng do bãi nước bọt của muỗi mà ra. Chúng tác động đến hệ miễn dịch, khiến cơ thể phản ứng lại bằng cảm giác ngứa ngáy.

Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ cơn ngứa ấy có thể cực kỳ khó chịu, kéo dài cả ngày, thậm chí là cả tuần. Tại sao nó lại dai dẳng đến như thế? Đây là câu hỏi đã khiến giới khoa học phải đau đầu suy nghĩ trong nhiều năm, và câu trả lời chỉ mới đến trong một nghiên cứu gần đây.


 


Muỗi là một trong những loài côn trùng gây hại khó chịu nhất đối với con người, đặc biệt chúng thường sinh sôi nhiều trong mùa hè.

Muỗi thường tấn công bạn ào ạt vào ban đêm. Ngay cả chỉ với một con muỗi vo ve trong màn, chúng cũng có thể phá bĩnh giấc ngủ ngon ban đêm của bạn. Đặc biệt khi bị muỗi đốt, bạn sẽ cảm thấy khó chịu suốt đêm vì ngứa.

Triệu chứng ngứa và sưng mà bạn thường phải chịu trận khi bị muỗi đốt thực sự là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên được hiện diện trong nước bọt của những con muỗi. Khi muỗi đốt cũng đồng nghĩa với việc muỗi đang tiêm một chút nước bọt để “gây tê tại chỗ”. Vì thế, đây là lý do khiến nhiều người không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt trong một vài giây.

Chút nước bọt này của muỗi cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu trong cơ thể bạn cho đến khi chúng đã no nê.

Khi ấy, cơ thể gửi kháng thể IgG và IgE để đối phó với cuộc xâm lược đột ngột này của các chú muỗi. Vì thế, quá trình này có thể dẫn tới một phản ứng miễn dịch bình thường và biểu hiện trên làn da bạn là những vết sưng và ngứa. Đặc biệt ở trẻ em, khi bị muỗi đốt chúng thường sưng và ngứa khủng khiếp hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi cắn đã “thích ứng” hơn nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn.

Cụ thể, nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases đã chỉ ra được cơ chế tác động của đống nước bọt này. Họ đã thực hiện thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào gốc, mô phỏng lại hệ miễn dịch của người trên chuột.


Kết quả, phản ứng từ hệ miễn dịch là cực kỳ phức tạp. Dù muỗi cắn chúng không mang virus, nhưng hệ miễn dịch lại phản ứng rất mạnh, khiến cho vết muỗi cắn ngày càng trầm trọng hơn.

"Chúng tôi nhận ra nước bọt của muỗi có thể kích hoạt cơ chế miễn dịch hết sức phức tạp, dù cơ thể không muốn điều đó" - bác sĩ Silke Paust, tác giả nghiên cứu đến từ Viện nhi Baylor and Texas [Mỹ] cho biết.

"Ví dụ, cả tế bào miễn dịch lẫn nồng độ cytokine [protein đến từ tế bào bạch cầu bị viêm] đều bị ảnh hưởng. Tế bào T 1 - chịu trách nhiệm kháng virus, và T 2 - tạo ra phản xạ dị ứng đều có cả".

Và theo Paust, phản ứng thái quá của cơ thể rất có khả năng khiến chúng ta gặp nguy hiểm.

Ví dụ: nước bọt của muỗi có chứa virus hoặc kí sinh trùng, trong khi hệ miễn dịch lại tỏ ra quá bận rộn chỉ để chống lại các protein có trong nước bọt thôi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập hơn.

"Virus có trong nước bọt muỗi giống như con ngựa gỗ thành Troy vậy" - Jessica Manning, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm giải thích.

"Cơ thể đã bị xao nhãng bởi nước bọt muỗi và phản ứng ngứa ngáy kèm theo, mà không biết rằng nhiệm vụ thực sự phải là chống lại vi khuẩn và virus. Chính cơ thể đã giúp virus dễ dàng xâm nhập hơn bằng cách gửi thêm các tế bào đến nơi đốt, trong khi đó lại là thứ virus đang rất cần để lây lan".

Theo Paust, việc cần làm từ nghiên cứu là tìm ra cơ chế phản ứng thực sự của cơ thể trước nước bọt muỗi.

Trong nước bọt có tới hơn 100 loại protein, và chúng ta cần xác định được loại protein nào đã gây ra phản ứng. Chỉ có vậy thì các chứng bệnh lây lan từ muỗi mới có thể được diệt trừ hoàn toàn.


 


Muỗi thường ưa thích chọn một người nào đó làm nạn nhân nếu cơ thể bạn có một tỷ lệ lớn khí carbon dioxide trong mồ hôi và có sự hiện diện của một chất hóa học như Nonanal.

Theo đó, có 3 loại người mà thường phổ biến bị muỗi đốt là: đàn ông, những người béo phì và những người có nhóm máu O.


 


Nếu sau gần một tuần các triệu chứng bị muỗi đốt không thuyên giảm hoặc có phần trở nên tồi tệ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì một số người có phản ứng bất lợi khi bị muỗi đốt và có thể bị nhiễm bệnh.

Để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt, bạn có thể thử áp dụng nhiều biện pháp tự nhiên như thoa giấm, nước cốt chanh, kem đánh răng vào các nốt muỗi đốt. Tránh gãi quá nhiều vì điều này có thể dẫn đến thâm tím và nhiễm trùng làn da bạn.


 

Video liên quan

Chủ Đề