Tại sao người già hay bị huyết áp cao

Tại sao người già hay bị huyết áp cao

Người cao tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nguồn: hopkinsmedicine.org

Theo thống kê, gần ¾ là người có độ tuổi từ 70 trở lên bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng có thể để lại những hậu quả xấu cho người bệnh.

Những biến chứng đó có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất của gia đình bệnh nhân và xã hội. Hàng năm chúng ta phải chi một khoản kinh phí rất lớn, tới cả ngàn tỷ đồng để trực tiếp điều trị bệnh và phục vụ những người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…

Người bình thường huyết áp dưới 120/ 80 mmHg, được gọi là tăng huyết áp khi chỉ số đo huyết áp từ trên hoặc bằng 140/90mmHg. Tuy vậy, ở người huyết áp bình thường thì trong 1 ngày, đêm (24 giờ), lúc ngủ huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc làm việc khoảng 20mmHg, cao hơn đỉnh lúc buổi chiều là 10%.

Có nhiều yếu tố nguy cơ cao có thể dẫn đến tăng huyết áp ở người cao tuổi như bị bệnh tiểu đường, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, béo phì hoặc có rối loạn chuyển hóa mỡ máu (cholesterol, tryglicerit), xơ vữa động mạch. Ngoài ra, tăng huyết áp có thể do di truyền, lười vận động, thói quen ăn mặn, căng thẳng trong cuộc sống (stress) ….

Phòng tránh bệnh tăng huyết áp

Để phòng ngừa tăng huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh tăng huyết áp. Sau đây là những cách để phòng tránh bệnh tăng huyết áp:

Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Chế độ ăn uống

Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau. Ăn 3 bữa một ngày, nên tăng cường ăn các loại thức ăn giàu kali như giá đỗ, chuối chín, các loại đậu, khoai sọ, ngô, khoai tây. 

Để hạn chế xơ vữa động mạch thì nên ăn thêm các loại thực phẩm có chứa chiều vitamin C, vitamin PP như các loại quả chín (cam, quýt, bưởi, xoài) hoặc ăn nhiều rau (rau dền, rau ngót, rau đay, rau sam). 

Vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng…

Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua…Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.

Thay vì ăn thịt thì nên ăn cá vì trong cá có các loại protein làm giảm huyết áp. Trong 1 tuần nên ăn nhiều cá hơn thịt. Đối với thịt đỏ (thịt trâu, bò, dê, ngựa), nên ăn hạn chế hoặc không ăn. 

Hạn chế ăn nhiều thịt gà: Thịt gà chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, nhất là người cao huyết áp. Người cao huyết áp ăn nhiều thịt gà sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao không nên dùng phủ tạng động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm huyết áp bất ổn.

Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ. 

Hạn chế dùng các loại nước ngọt có ga, các loại bia vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều. 

Bỏ những thói quen xấu như hút thuốc,cà phê,chè đặc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Hạn chế hoặc kiêng uống rượu bia: Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp.

Chế độ tập luyện thể dục, thể thao:

Nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không nên tập những động tác mạnh, khó; tùy theo sức và điều kiện của từng người mà lựa chọn hình thức tập cho phù hợp.

Chế độ sinh hoạt và làm việc:

Bảo đảm ngủ đủ giấc, giữ được tâm hồn thanh thản, tránh stress, căng thẳng thần kinh. Các hoạt động thể lực có thể giúp bạn điều đó.

Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp cần điều trị liên tục ngay cả khi cảm thấy khỏe, kiểm tra huyết áp định kỳ (có thể sử dụng máy đo huyết áp tại nhà), có sự theo dõi sát sao của thầy thuốc.

Điều chỉnh lối sống để phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp là việc hoàn toàn có thể thực hiện ở gia đình, là phương pháp không tốn kém, qua đó giảm được bệnh tật, tử vong và các nguy cơ cho người mới bị tăng huyết áp, là cơ hội tốt để ngăn chặn bệnh tăng huyết áp và các biến chứng của nó. 

Kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là những người có những yếu tố nguy cơ về tim mạch là hết sức cần thiết và quan trọng để phòng bệnh tăng huyết áp và các tai biến do bệnh này gây nên, giảm đáng kể tử vong do tai biến của bệnh tăng huyết áp./.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Quảng Ninh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sự lão hóa là những biến đổi theo diễn tiến không thể ngăn chặn lại được, làm thay đổi cấu trúc và hoạt động của các hệ cơ quan, trong đó nổi bật là hệ tim mạch. Những kiến thức cần thiết về huyết áp và nhịp tim của người cao tuổi cũng như các biện pháp nâng đỡ sẽ giúp bảo vệ được sức khỏe dài lâu, phòng tránh các biến cố nguy hiểm.

Huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu chảy trong lòng động mạch. Huyết áp được chi phối bởi lực co bóp của cơ tim và sức cản trở trên thành mạch.

Có rất nhiều cơ chế khác nhau giúp giữ huyết áp cân bằng; trong đó, vai trò của các xoang cảnh và tiểu thể cảnh tại động mạch cảnh là nổi bật nhất. Tuy nhiên, hai thụ quan này lại trở nên ít nhạy cảm hơn khi cơ thể dần dần lão hóa. Điều này dùng để giải thích tại sao những người già hay bị hạ huyết áp tư thế đứng, tức là huyết áp giảm đột ngột khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng dậy. Hệ quả là người bệnh sẽ thấy chóng mặt, hoa mắt, choáng váng vì lưu lượng máu đến não bị suy giảm tức thời. Tuy nhiên, nếu lượng máu đến não không hồi phục được nhanh chóng sẽ gây hậu quả nặng nề.

Bên cạnh đó, khi lớn tuổi, động mạch sẽ trở nên dày hơn, cứng hơn và kém linh hoạt do những thay đổi trong mô liên kết của thành mạch máu. Yếu tố này sẽ làm cho huyết áp ở người lớn tuổi sẽ cao hơn và cũng khiến cho tim phải hoạt động mạnh hơn, dẫn đến sự dày lên của các sợi cơ tim, từ đó dễ gây thiếu máu cục bộ cơ tim, nhồi máu cơ tim. Không chỉ như vậy, các thành mao mạch cũng dày lên, làm cản trở tốc độ trao đổi chất dinh dưỡng với các tế bào.

Như vậy, ở người khỏe mạnh nhưng khi tuổi cao thì huyết áp động mạch thường có tăng theo nhưng không vượt quá giới hạn cho phép. Huyết áp bình thường của người già tâm thu tăng thêm 29 mmHg và tâm trương tăng thêm 8,6 mmHg so với lúc còn trẻ. Tuy nhiên, khi chỉ số huyết áp tâm thu tăng trên 160 mmHg và huyết áp tâm trương trên 95 mmHg thì tình trạng tăng huyết áp không còn là hiện tượng bình thường nữa mà cần được can thiệp sớm.

Tại sao người già hay bị huyết áp cao

Huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu chảy trong lòng động mạch

Nhịp tim được điều khiển bởi nút xoang. Theo đó, nút xoang có nhiệm vụ làm chủ nhịp và xung động sẽ lan khắp cơ tim qua hệ thống dẫn truyền, giúp cho bốn buồng hoạt động nhịp nhàng, phối hợp cùng nhau như một thể thống nhất.

Tuy nhiên, khi lớn tuổi, sự lão hóa sẽ khiến nút xoang và hệ thống dẫn truyền bị xơ hóa; ngoài ra, cấu trúc của tim cũng bị biến đổi làm con đường dẫn truyền không còn được nguyên vẹn, hệ quả là xảy ra các rối loạn nhịp tim.

Mặt khác, hệ tuần hoàn nuôi tim lâu ngày bị xơ vữa, chai cứng cũng làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của nút xoang và hệ dẫn truyền. Kết quả của sự suy yếu này làm tần số tim bị chậm hơn, tim đập không đều hay xảy ra những tắc nghẽn trên đường dẫn truyền. Hơn thế nữa, các ổ phát nhịp khác được bộc lộ ra, lấn át vai trò chủ nhịp của nút xoang, khiến nhịp tim đập quá nhanh mà không kiểm soát được, dễ dẫn đến đột tử.

Do những biến đổi sinh lý như trên, hiện tượng huyết áp tăng dần ở người lớn tuổi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, khác biệt với người trẻ, việc kiểm soát huyết áp cần thận trọng vì người già lại có thêm nguy cơ tụt huyết áp tư thế.

Huyết áp tăng khiến cơ tim phải tăng sức co bóp, đi kèm với tình trạng xơ vữa động mạch sẽ khiến người bệnh đau thắt ngực, khó thở khi gắng sức. Ban đầu, các triệu chứng này sẽ thoáng qua hay bớt dần sau khi ngồi nghỉ; về lâu dài, các cơn đau sẽ kéo dài hơn, xảy ra liên tục hơn và ngay cả khi chỉ vận động nhẹ. Mặt khác, nếu trong lòng động mạch vành bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa, hiện tượng nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra, bệnh nhân đau ngực rất dữ dội và khả năng co bóp cơ tim sẽ giảm dần sau đó. Nếu vùng nhồi máu có kích thước lớn, vùng cơ tim bị hoại tử rộng, nguy cơ suy tim hay ngưng tim xảy ra rất cao.

Đối với các bất thường nhịp tim ở người cao tuổi, thường gặp nhất là hội chứng suy nút xoang. Nhịp tim đập chậm hơn hay thậm chí ngưng một khoảng thời gian đáng kể rồi mới khởi kích lại. Trong lúc đó, người bệnh sẽ thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn có thể là lơ mơ, ngất xỉu và mất ý thức, dễ té ngã gây tai nạn.

Bên cạnh đó, hiện tượng rung nhĩ cũng thường thấy khi độ tuổi tăng dần. Biểu hiện của rối loạn này là tim đập không đều, hệ quả là làm tăng sự hình thành huyết khối trong buồng tim. Nếu một nhát bóp tim nào đó bơm máu có huyết khối lên não sẽ làm tắc nghẽn mạch máu tưới não, gây ra đột quỵ làm méo miệng, yếu liệt tay chân.

Ngoài ra, khi các ổ loạn nhịp bị bộc lộ do cấu trúc tim dần thoái hóa sẽ làm xuất hiện các cơn nhịp nhanh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đánh trống ngực, tụt huyết áp và cũng có xây xẩm, chóng mặt do giảm tưới máu lên não. Trong đó, đáng sợ nhất là rung thất, một loại rối loạn nhịp tim gây chết người nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tại sao người già hay bị huyết áp cao

Thường xuyên kiểm tra huyết áp

Huyết áp và nhịp tim ở người cao tuổi đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi tuổi tác. Đây là yếu tố tự nhiên mà hoàn toàn không thể thay đổi được. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác đi kèm vẫn có khả năng điều chỉnh được. Chính vì vậy, tầm soát, điều trị và phòng ngừa sẽ phần nào giúp duy trì sức khỏe ổn định theo năm tháng.

Cụ thể nhất là việc thường xuyên kiểm tra huyết áp; nếu huyết áp cao, cần uống thuốc hạ áp; hạn chế đứng hay ngồi dậy đột ngột khi đang nằm để tránh chứng hạ huyết áp tư thế. Bên cạnh đó, cần đi khám định kì mỗi 6 tháng đến một năm và tầm soát tiểu đường, rối loạn mỡ máu cũng như các bệnh lý tim mạch khác nói chung. Trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng bất thường nêu trên mà đo không thấy huyết áp cao, đo điện tim không ghi nhận bất thường thì nên chỉ định theo dõi huyết áp cũng như điện tim liên tục 24 giờ. Từ đó, khả năng phát hiện bệnh lý sẽ tăng cao hơn và lập được kế hoạch điều trị sớm.

Ngoài ra, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khuyến khích ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, rau xanh, quả chín. Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo omega 3 như cá hồi, cá thu... Không nên ăn mỡ, nội tạng động vật, các loại sản phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều muối như cá hộp, thịt muối, dưa cà muối, các món kho, rim, muối, các loại nước sốt, nước chấm mặn. Bỏ thuốc lá, hạn chế các loại đồ uống có cồn như bia, rượu.

Song song đó, người cao tuổi vẫn cần động viên tập thể dục thường xuyên giúp giữ cho động mạch đàn hồi tốt. Ngoài ra, một giấc ngủ ngon, tránh lo âu, căng thẳng cũng góp phần hạ được huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong nói chung.

Tóm lại, cao tuổi không phải là bệnh nhưng lại là điều kiện để các bệnh lý phát sinh ra nhiều hơn. Với những tiến bộ y khoa như ngày nay, các biến cố tim mạch và huyết áp ở người cao tuổi từng bước được kiểm soát và đề phòng, giúp tuổi thọ kéo dài hơn. Hiểu biết những vấn đề trên, tuân thủ và theo dõi định kì sẽ giúp người cao tuổi tận hưởng thêm nhiều năm vui sống.

Là một trong những chuyên khoa trọng điểm của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, chuyên khoa Tim mạch bao gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Đo huyết áp lúc nào cho chính xác?

Nhịp tim bình thường đập bao nhiêu lần mỗi phút?

XEM THÊM: