Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Tại sao Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc? Những tên gọi nước Nhật nào mà bạn chưa biết? đó là 1 trong những thắc mắc của nhiều lao động khi tìm hiểu về Nhật Bản

1. Tại sao Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc

Theo như chúng tôi, người ta gọi Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc bởi một số lý do như sau:

-Tên “Nhật Bản” theo tiếng Nhật

Thông thường nhất thì chúng ta biết tới tên tiếng Anh của Nhật Bản là Japan (hoặc Japon) nhưng người Nhật thì sẽ gọi tên quốc gia của họ là Nippon (hoặc Nihon). Cả hai cách viết Nippon hoặc Nihon theo tiếng Kanji đều là 日本 và có nghĩa là “nơi xuất phát của mặt trời” hoặc còn được hiểu là “nơi mặt trời mọc”.

Vào khoảng thời đầu của nhà Đường (Trung Quốc – năm 670), các học giả Nhật Bản học tập tại Trung Quốc đã sử dụng tiếng Trung Quốc để đặt tên cho đất nước của họ. Họ sử dụng cụm “nơi mặt trời mọc, nơi xuất phát của mặt trời” bởi nếu so sánh tương quan giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì Nhật Bản ở phía đông của Trung Quốc và là nơi đón ánh nắng đầu tiên của mặt trời sớm hơn Trung Quốc. Bước vào giai đoạn thế kỷ thứ VIII, theo sử sách ghi lại thì chính Võ Tắc Thiên cũng đã ra lệnh đổi tên Nhật Bản thành tên gọi này thay cho tên gọi ban đầu là “Wa” (倭 – vốn có nghĩa là “người lùn” trong tiếng Trung Quốc).

Tiếp theo đó, Marco Polo hay các thương nhân nước ngoài trong chuyến đi sang Trung Quốc của mình đã đọc tên Nippon thành Zeppen. Từ chỉ Nhật Bản cổ nhất trong tiếng Anh được ghi nhận là Giapan vào năm 1577 và có thể đã biến đổi thành Japan như ngày nay.

Ngoài ra, có lẽ cũng bởi vì tên gọi này mà các lá cờ của Nhật Bản từ thời xưa cũng đã sử dụng mặt trời để làm biểu tượng chính.

-Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á, do đó Nhật cũng là nước đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc

-Xung quanh Nhật Bản được bao bọc biển, ở đâu cũng nhìn thấy mặt trời mọc

-Quốc kỳ của Nhật Bản có hình mặt trời mọc

2. Những tên gọi khác của Nhật Bản

Ngoài tên gọi “đất nước mặt trời mọc”, Nhật Bản còn được thế giới biết đến với những cái tên như: xứ sở Phù Tang, xứ sở hoa anh đào,… Và đương nhiên, 1 câu hỏi được đặt ra: Tại sao Nhật Bản lại có tên gọi đó?

Tại sao gọi Nhật Bản là xứ phù Tang?

Cây phù tang tức một loại cây dâu rỗng lòng. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Năm 670, niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thứ nhất đời vua Đường Cao Tông, Nhật Bản gửi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.

Tại sao gọi Nhật Bản là xứ sở hoa Anh đào?

Một tên gọi khác của Nhật Bản khi nhắc tới người ta sẽ hình dung ra đất nước của cảnh vật thiên nhiên đẹp như trong tranh đó là “xứ sở hoa Anh Đào”, vì ở Nhật Bản, cây hoa Anh đào được coi là quốc hoa và mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam đặc biệt luôn rực rỡ vào khoảng tháng 3,4 – mùa có nhiệt độ ấm áp nhất năm.

Hoa Anh đào được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ. Dưới đây là một số hình ảnh đẹp của Nhật Bản bên biểu tượng hoa anh đào, hãy ngắm nhìn và hiểu tại sao nơi đây được gọi là xứ sở hoa anh đào nhé:

Dù có nhiều tên gọi đi chăng nữa nhưng một điều không thể phủ nhận đó chính là sự lôi cuốn hút hồn của văn hóa, cảnh vật thiên nhiên ở đất nước Nhật Bản.

Nguồn: TTCVN

(Visited 1 number_format_thousands_sep793 times, 1 visits today)

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Vào thời điểm các nhà bình luận truyền thông về gia đình hoàng gia tập trung vào mong muốn thoái vị của Hoàng đế Akihito, thông báo về cuộc hôn lễ sắp xảy ra của công chúa Mako, sau đó chuyến đi hạnh phúc của ông tới Bhutan, một hơi thở của không khí trong lành.

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Khác biệt với Việt Nam và Trung Quốc, người Nhật là là một trong số ít các nước Đông Á đón năm mới theo kiểu lịch Dương. Mặc dù bị ảnh hưởng theo các nước phương Tây nhưng khi ăn tết Dương người Nhật vẫn giữ được nét đậm đà văn hóa Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Một chuyến đi tới những địa điểm thú vị nhất có thể là một thảm hoạ tổng thể nếu bạn không biết về tình hình tiền tệ của đất nước, chẳng hạn như tiền tệ, cách thức và địa điểm để lấy nó, và các điểm lưu ý khi sử dụng nó. Đọc hướng dẫn dưới đây về đồng yên Nhật Bản để chuẩn bị cho việc chi tiêu ch...

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Tòa nhà Sony nổi bật khoe mình giữa khu thương xá Ginza – nơi mua sắm thời thường bậc nhất Tokyo. Lướt qua những cửa hàng và nhà hàng xa hoa ở đây, du khách sẽ được tham quan phòng trưng bày để thỏa thích chiêm ngưỡng những sản phẩm mới nhất, hiện đại nhất của Sony từ robot, ti vi có độ phân giải...

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm chân” trong nước biển khi thủy triều lên. Đây là điểm khác biệt của Itsukushima với hầu hết ngôi đền, chùa khác trên đất nước Nhật Bản (vì thông thường đền, chùa được xây trên cao). Theo truyền thuyết, ngôi đền được dựng nên để tưởng nh...

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Tatami là sàn gỗ truyền thống của Nhật Bản. Nhà của Nhật Bản hiện nay có các phòng theo phong cách phương Tây, nhưng các phòng của Nhật Bản nhất thiết phải được chiếu trong thảm trải chiếu tatami.

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

á Koi được biết đến nhiều nhất ở Nhật bản với những màu sắc đa dạng sáng rực như trắng, vàng, cam và ngay cả màu như vải in hoa, chúng như là một bộ sưu tập màu sắc hết sức quyến rũ nhưng lại có thể tìm thấy chúng ở những ao hồ công cộng. Loài cá chép Nhật này là một trong những biểu tượng hình x...

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Harajuku của thanh thiếu niên Nhật Bản! Cửa hàng bán các sản phẩm dễ thương và hợp thời trang nhắm đến các thanh thiếu niên có thời trang có ý thức. Có rất nhiều trang phục và cosplayer

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Hội sinh thái của Nhật Bản thậm chí còn đặt tên khu vực xung quanh Hồ Shirakoma là "Rừng rêu bao phủ", thậm chí còn có 1 cuốn sách về dòng đời của Rêu được xuất bản. Ngắm rêu đã trở thành một hoạt động ngoài trời được yêu thích tại đất nước Mặt trời mọc...

Tại sao nhật bản là nước mặt trời mọc

Tính đến năm 2004, 12% diện tích thềm lục địa Nhật Bản ẩn chứa 20 triệu m3 “đá ngầm” nhân tạo, với đủ loại chất liệu nhưng phổ biến nhất là bằng thép. Các khối bê tông thường xuyên được sử dụng. Người ta cũng xây dựng những ngọn tháp bằng thép cao 35 m, nặng 92 tấn đặt tạo ra bức tường lớn kết hợ...