Tại sao phải lập dự toán ngân sách nhà nước


1.2.2 Vai trò của lập dự toán ngân sách nhà nước


Lập dự toán ngân sách nhà nước có các vai trò cơ bản sau đây:
- Lập dự toán ngân sách thể hiện tổng hòa quan điểm, đường lối, chiến lược và mục tiêu phát triển kinh tế  xã hội của nhà nước ở từng thời kỳ. Nhìn vào nội
dung và cơ cấu kế hoạch thu chi đã được cơ quan lập pháp và hành pháp thống nhất khi phê chuẩn dự toán, chúng ta có thể nhận ra được những đònh hướng phát triển
kinh tế  xã hội của nhà nước. Chẳng hạn, khi một quốc gia xem giáo dục  đào tạo là quốc sách thì khoản chi giáo dục  đào tạo sẽ chiếm một tỉ trọng đáng kể
trong cơ cấu chi của dự toán ngân sách.
- Thiết lập kỷ luật tài khoá về thu chi và cân đối ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bằng việc xác đònh một số chỉ tiêu
cụ thể trong dự toán. Đó là các chỉ tiêu như :
° Tổng thu ngân sách nhà nước. ° Tổng chi ngân sách và tỉ trọng từng khoản chi trong tổng chi ngân sách.
° Mức thâm hụt ngân sách  so với GDP. Bên cạnh đó, dự toán ngân sách còn phản ánh mối quan hệ giữa tiết kiệm,
đầu tư và tiêu dùng, qua đó thực hiện nguyên tắc cơ bản của cân đối ngân sách là tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích
lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển.
- Xác lập rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của các cấp ngành, đòa phương trong quản lý ngân sách. Bởi phân cấp quản lý ngân sách luôn gắn với
phân cấp quản lý nhà nước sao cho các cấp ngành, đòa phương chủ động hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế  chính trò  xã hội được giao. Cho nên lập dự toán
ngân sách với việc xác đònh các nguồn thu trung ương, nguồn thu đòa phương, tỉ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và phân công
nhiệm vụ chi cho từng cấp đã làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn trong
quản lý và phát triển kinh tế  xã hội giữa trung ương và các cấp ngành, đòa phương.
- Lập dự toán ngân sách tạo khuôn khổ cho việc chấp hành ngân sách nhà nước. Bởi các chỉ tiêu thu  chi và mức thâm hụt ngân sách được xác lập trong dự
toán sẽ là khuôn khổ cho ngân sách nhà nước khi đi vào giai đoạn chấp hành. Hơn nữa, dự toán ngân sách còn thể hiện đường hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã
hội. Nhờ vậy, thông qua lập dự toán ngân sách chính phủ sẽ chủ động hơn trong hành động để đạt được mục tiêu trong một khuôn khổ thu - chi sao cho có hiệu quả
cao nhất. Với vai trò này, dự toán ngân sách có thể được xem như là một hướng dẫn về mặt tài chính cho hoạt động của nhà nước. Nó giúp nhà nước không bò mất
kiểm soát trong các khoản thu chi và đảm bảo cho hoạt động của nhà nước theo đúng các mục tiêu đã đề ra.
- Lập dự toán ngân sách giúp chính phủ không bò động trong hành động. Do
dự toán ngân sách được xây dựng trên những chính sách, chương trình, dự án đã được chính phủ chủ động đề ra, nên việc lập dự toán ngân sách giúp chính phủ
không bò động trong hành động, nhất là về mặt tài chính. Thật vậy, khi lập dự toán ngân sách, trên cơ sở các chính sách, chương trình, dự án được hoạch đònh, chính
phủ tính toán các khoản chi tiêu cần thiết và xác đònh quy mô nguồn thu đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu, nhờ đó chính phủ sẽ chủ động hơn trong quá trình thực hiện
các chính sách, chương trình, dự án.
- Lập dự toán ngân sách là công cụ để chính phủ hoạch đònh và kiểm soát công việc tài chính trong năm ngân sách. Do là lập kế hoạch của một trong những
bộ phận quan trọng nhất của tài chính công, nên lập dự toán ngân sách giữ một vai trò quan trọng trong hoạch đònh công việc tài chính của chính phủ. Đồng thời với
vai trò chung của một kế hoạch, dự toán ngân sách còn cung cấp các tiêu chuẩn để
kiểm soát các hoạt động tài chính của chính phủ nhằm đảm bảo chúng được thực hiện theo đúng khuôn khổ, tiến trình đã hoạch đònh và kòp thời điều chỉnh các sai
lệch nếu có.

1.2.3 Những nội dung cơ bản của lập dự toán ngân sách nhà nước

Chủ Đề