Tại sao phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Kỳ 2: Tại sao cần phải tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không chỉ là công việc của Đảng.

Ở kỳ trước, tôi và các bạn đã tìm hiểu những điều cơ bản nhất về nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là sự lựa chọn, là con đường mà chúng ta đã bước đi trong gần một thế kỷ qua. Sau hơn 30 năm đổi mới, đứng dậy từ những hậu quả vô cùng nặng nề của 2 cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, rồi đến chiến tranh biên giới trong một thời gian dài, đất nước ta đã và đang đạt rất nhiều thành tựu: GDP tăng trưởng đều, quy mô đã đạt hơn 343 tỷ USD vào năm 2020; hơn 99% dân số được sử dụng điện chiếu sáng, thu nhập bình quân đầu người hơn 3500$/năm… Đây là minh chứng cho thấy, Việt Nam đã vững bước trên con đường đổi mới, gặt hái được nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, năm 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, và việc rút ra những bài học là vô cùng bổ ích, giúp chúng ta vững bước trên con đường đã lựa chọn. Các bài học đã được chúng ta đúc rút, đưa ra:

Thứ nhất, phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, nắm chắc quần chúng và động viên được sức mạnh của nhân dân.

Thứ hai,vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt cần lựa chọn đúng những người thực sự tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, đạo đức và lối sống, năng lực trí tuệ và trình độ tổ chức thực tiễn, gần gũi nhân dân và được tín nhiệm, bảo đảm sự vững vàng về chính trị. Kiên quyết loại khỏi bộ máy lãnh đạo của Đảng và cơ quan Nhà nước những phần tử cơ hội thực dụng, suy thoái về chính trị tư tưởng và đạo đức, lối sống, sách nhiễu dân và xa dân, không được tín nhiệm. Thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ vì đó là gốc của mọi công việc, không để mất cảnh giác để các thế lực thù địch cài cắm các phần tử cơ hội, phần tử chống đối lọt vào bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế. Sự ổn định và phát triển vững chắc của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Khi kinh tế lâm vào khủng hoảng suy thoái, đất nước dễ lâm vào mất ổn định chính trị, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lôi kéo, kích động Nhân dân chống lại Đảng và chính quyền, làm chuyển hóa chế độ xã hội theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Cần giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế, bảo đảm đúng định hướng phát triển của quốc gia, không để cho bất kỳ một thế lực nào điều khiển và thao túng nền kinh tế. Cần duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định, phát huy tốt năng lực nội sinh, tạo việc làm làm tăng thu nhập của người dân, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, tạo cơ sở vật chất để đất nước ổn định và phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra là các nước XHCN mở rộng hội nhập quốc tế để tận dụng được những thành tựu khoa học cộng nghệ, tận dụng được nguồn lực tài chính của các nước phát triển làm cho sản xuất của đất nước ngày càng lớn mạnh đủ sức cạnh tranh, lợi ích quốc gia - dân tộc và cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày càng được củng cố.

Thứ tư,tăng cường công tác chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân; phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Công tác tư tưởng, lý luận phải trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều kiện Đảng cầm quyền, trước hết phải quan tâm thường xuyên đến công tác giáo dục lý luận chính trị cho các đối tượng trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải là những người nắm vững bản chất các nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì mới trở thành những người tiên phong. Giáo dục mục tiêu, lý tưởng của Đảng, quán triệt kịp thời chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh tuyên truyền, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cần huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong tiến hành công tác chính trị tư tưởng, đặc biệt là phải phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ chuyên trách từ Trung ương đến cơ sở.

Thứ năm,Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, làm nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Việc nắm chắc và chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là quân đội nhân dân và công an nhân dân vững mạnh, thực sự trung thành và tin cậy về chính trị là một nguyên tắc chiến lược của đảng cầm quyền, liên quan trực tiếp đến sự sống còn của quốc gia dân tộc và chế độ. Đảng luôn luôn giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang, nhất là quân đội và công an; đặc biệt chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội và công an vừa hồng, vừa chuyên... Đây là lực lượng nòng cốt để cùng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, chủ động xử lý kịp thời và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá.

Có thể thấy, khi nền tảng tư tưởng của một Đảng lãnh đạo đã không còn được đảng viên của mình tin tưởng, khi mà quần chúng Nhân dân đã không còn theo dõi, mà luôn chỉ nhìn ra những mặt yếu kém, những hạn chế chưa được khắc phục thì đó ắt hẳn là dấu hiệu cho thấy, sẽ có một sự thay đổi, sự thay đổi của một Đảng khác, hoặc chính là sự tan rã, sụp đổ như của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Đảng ta sớm đã nhận ra được điều này, không chỉ bởi việc một bộ phận quần chúng, Nhân dân còn chưa hiểu biết, chưa chịu đọc, tìm hiểu, mà còn bởi sự chống phá của các thế lực thù địch trong nhiều năm qua. Ngay sau sự kiện Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố tan rã, cho thấy sự hiệu quả của “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch tích cực và tiếp tục sử dụng chiến lược này vào các nước XHCN còn lại, trong đó có chúng ta. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh trước những hành động chống phá này không chỉ diễn ra trong ngày một, ngày hai, trong một vài năm, một bộ phận quần chúng, mà cần phải diễn ra xuyên suốt đối với quá trình phát triển của đất nước, trên mọi mặt trận: Kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, … và là trách nhiệm của mỗi chúng ta, những người dân Việt Nam đang được sống trong một môi trường hòa bình, ổn định, có cơ hội phát triển toàn diện, tiếp nhận những tinh hoa của nhân loại./.

Thành Đô – HUV, Phó Bí thư phụ trách Huyện Đoàn

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

05/10/2020 - 08:18

01(50)/2009

Tại sao phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước

Mục lục

  • 1.Phương pháp lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thay đối theo nhiệm vụ chiến lược, đặc điêm của cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử và là quá trình phát triên từ thấp lên cao
  • 2. Minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ở nước ta hiện nay
  • 3. Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa quyền lực chính trị
  • 4.Giải pháp góp phần minh định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội ở nước ta hiện nay
  • 5.Tài liệu tham khảo