Tại sao phải vệ sinh tay

  • Vi khuẩn tồn tại ở khắp mọi nơi – trong nhà, ngoài đường, ở nhà, nơi làm việc. Vi khuẩn không chỉ tồn tại ở bệnh viện mà còn sinh sôi nảy nở. Ở những nơi có cửa đóng, mở, đông người và có nhiều người bệnh, chúng có thể ‘tiến hóa’ theo nhiều cách khác nhau và tạo ra các loại ‘vi khuẩn’ có khả năng kháng thuốc kháng sinh. Các loại vi khuẩn này phát tán nhanh thông qua tiếp xúc của con người và tấn công các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: Vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư.
  • Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram [+]: S. epidermidis, S. aurers, và các vi khuẩn gram [-]: Acinetobacter, Enterobacter…Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. VST thường quy không loại bỏ được các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng VST thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay.
  • Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn nằm trên các bề mặt tiếp xúc với bàn tay. Tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng việc rửa tay thường quy.
  • Trong công tác y tế, vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn
  • Các vi khuẩn thường trú có độc tính thấp, ít khi gây nhiễm trùng qua các tiếp xúc thông thường, song chúng có thể gây độc tính qua các thủ thuật xâm lấn vào người bệnh. Các vi khuẩn vãng lai là những tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện phổ biến, thường tồn tại trên da không quá 28 tiếng. Chúng không có khả nâng nhân lên trên da và dễ bị loại bỏ bằng rửa tay với nước và xà phòng.
  • Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào loại thao tác và thời gian thực hiện thao tác trên người bệnh. Ví dụ: sau các thao tác như xoay trở người bệnh, bắt mạch, đo huyết áp, lấy nhiệt độ cơ thể, động chạm vào vai, háng người bệnh, trên đôi tay sẽ có 100 đến 1000 khuẩn lạc Klebsiella SPP. Sau các hoạt động như tiêm, truyền tĩnh mạch, chăm sóc đường thở, sau khi tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh, trên dôi tay sẽ có 300 đơn vị khuẩn lạc [UFs].
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc vệ sinh tay tại các bệnh viện có thể giảm số lượng ‘vi khuẩn tiến hoá’ có khả năng kháng thuốc. Các bệnh viện đều nắm rõ tầm quan trọng của việc này và chúng ta cũng nên ý thức rõ về điều này. Chúng ta nên quan tâm chăm sóc những người thân yêu của mình nhiều như vậy. Tay sạch sẽ bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm từ người và vật bị nhiễm khuẩn đồng thời ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh.
  • Trong cuộc sống hàng ngày
  • Trước, trong, và sau khi nấu ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Sau khi đi vệ sinh [đại tiện và tiểu tiện].
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
  • Sau khi chạm rác.
  • Trong các cơ sở y tế:
  • Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân
  • Trước khi làm thủ thuật vô trùng
  • Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể
  • Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân
  • Sau khi chạm vào đồ vật, bề mặt xung quanh người bệnh
  • Chuẩn bị:
  • Lavabo, vòi nước sạch.
  • Xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khử khuẩn.
  • Khăn hoặc giấy lau tay dùng một lần.
  • Các bước rửa tay: Rửa tay đúng cách là rửa tay với xà phòng, đúng quy trình, dưới vòi nước sạch chảy.

KHÁI NIỆM VỀ VỆ SINH TAY

Vệ sinh tay được dùng để chỉ ra các phương pháp làm sạch tay, bao gồm rửa tay bằng nước với xà phòng, chà tay với dung dịch chứa cồn và rửa tay/sát khuẩn tay phẫu thuật.

Rửa tay: Rửa tay với xà phòng thường [trung tính] và nước

Rửa tay sát khuẩn: Rửa tay với xà phòng chứa chất sát khuẩn

Chà tay bằng dung dịch chứa cồn [Hand rub]

Rửa tay/sát khuẩn tay phẫu thuật: phương pháp mà phẫu thuật viên rửa tay sát khuẩn hay chà tay bằng dung dịch chứa cồn trước khi phẫu thuật

MỤC ĐÍCH VỆ SINH TAY

Loại bỏ vết bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trên bàn tay.

Phòng ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ cộng đồng vào Bệnh viện.

Ngăn ngừa sự lan truyền mầm bệnh từ Bệnh viện ra cộng đồng.

Ngăn ngừa các nhiễm khuẩn người bệnh có thể mắc phải trong Bệnh viện.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH TAY

Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và các tác nhân gây bệnh đề kháng kháng sinh. Bàn tay dễ dàng bị ô nhiễm khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở lớp sâu của da và xung quanh móng tay. Vi khuẩn định cư thường gặp ở nhóm này là các cầu khuẩn gram [+]: S. epidermidis, S. hominis và một số VK gram [-] như Acinetobacter, Enterobacter, v.v. vi khuẩn trên da người bệnh như tụ cầu vàng, Klebsiella spp...

Phần lớn các vi khuẩn định cư có độc lực thấp, ít có khả năng gây nhiễm khuẩn trừ khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước da, các vết thương bao gồm cả vết mổ hoặc các thủ thuật xâm lấn khác.

Rửa tay bằng nước và xà phòng thường khó loại bỏ hết những vi khuẩn trên. Muốn loại bỏ chúng, trước khi thực hiện thủ thuật xâm lấn và phẫu thuật, nhân viên y tế cần vệ sinh tay bằng xà phòng chứa chất khử khuẩn hoặc dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.

Vi khuẩn vãng lai là các vi khuẩn có ở trên da người bệnh hoặc trên các bề mặt môi trường bệnh nhân [chăn, ga giường, dụng cụ, phương tiện phục vụ người bệnh] và là thủ phạm chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện do gây nhiễm bẩn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị. Các vi khuẩn vãng lai ít có khả năng nhân lên trên tay và có thể loại bỏ dễ dàng bằng vệ sinh tay thường quy. Do vậy, vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và quan trọng nhất trong phòng chống nhiễm  khuẩn bệnh viện.

CHỈ ĐỊNH VỆ SINH TAY

Chỉ định 1: Trước khi động chạm bệnh nhân

Bắt tay, cầm tay, xoa trán trẻ, thăm khám.

Giúp nâng đỡ, xoay trở, dìu, tắm, gội, xoa bóp cho người bệnh.

Bắt mạch, đo huyết áp, nghe phổi, khám bụng, ghi điện tâm đồ…

Trước khi thực hiện thủ thuật hoặc quy trình sạch/vô khuẩn.

Đánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân.

Tiêm, truyền, cho người bệnh uống thuốc.

Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, khám bệnh, điều trị.

Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng.

Đặt thông dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lưu, hút đờm rãi.

Chuẩn bị thức ăn, pha thuốc, dược phẩm …..

Sau khi có nguy cơ tiếp xúc dịch cơ thể.

Vệ sinh răng miệng, nhỏ mắt, hút đờm cho người bệnh.

Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng, tiêm dưới da.

Lấy bệnh phẩm hoặc thao tác liên quan tới dịch cơ thể, mở hệ thống dẫn lưu, đặt và loại bỏ ống nội khí quản.

Loại bỏ phân, nước tiểu, chất nôn, xử lý chất thải [băng, tã, đệm, quần áo, ga giường ở người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ], làm sạch các vật liệu hoặc khu vực dây chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường [đổ vải bẩn, nhà vệ sinh, ống đựng nước tiểu làm xét nghiệm, bô, dụng cụ y tế]

Sau khi động chạm BN.

Đánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân.

Tiêm, truyền, cho người bệnh uống thuốc.

Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện chăm sóc, khám bệnh, điều trị.

Chăm sóc vùng da tổn thương, thay băng.

Đặt thông dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lưu, hút đờm rãi.

Chuẩn bị thức ăn, pha thuốc, dược phẩm …..

Sau khi động chạm bề mặt xung quanh BN

Động chạm vào giường, bàn, ghế xung quanh người bệnh.

Đụng chạm vào các máy móc xung quanh giường người bệnh.

Thay ga giường, thay chiếu.

Điều chỉnh tốc độ dịch truyền.

Đụng chạm vào bất cứ vật gì trong bán kính 1m xung quanh người bệnh.

QUI TRÌNH VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY

Có hai phương pháp VST:

+ Rửa tay bằng nước và xà phòng;

+ Chà tay bằng dung dịch cồn

Rửa tay khi bàn tay nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch cơ thể bằng xà bông và nước.

Nếu bàn tay không nhìn thấy bẩn hoặc nhiễm khuẩn, có thể dùng cồn sát khuẩn bàn tay.

Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động chăm sóc nào cho người bệnh.

Phương tiện rửa tay

Bồn rửa tay: Đủ sâu [50cm] để tránh nước bắn ra bên ngoài và bắn vào người rửa, không có góc, nhẵn, nghiêng về phía trũng bồn rửa tay. Chiều cao từ mặt đất lên mặt bồn rửa từ 65-80cm [phù hợp với chiều cao trung bình của người rửa tay].

Vòi nước: Gắn cố định vào trong tường, chiều cao so với bề mặt của bồn khoảng 25 cm. Nên sử dụng khoá vòi tự động hoặc có cần gạt.

Hệ thống nước: tốt nhất là nước máy.

Giá để xà phòng rửa tay: lắp đặt phù hợp với kích cỡ xà phòng hoặc lọ chứa dung dịch rửa tay.

Khăn lau tay sử dụng 1 lần. Nếu có điều kiện có thể sử dụng khăn lau tay giấy.

Thùng đựng khăn đã sử dụng: Thiết kế sao cho thao tác bỏ khăn vào thùng được dễ dàng, không phải đụng chạm tay vào nắp.

Qui trình rửa tay bằng nước và xà phòng

Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm việc, khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dính máu,  dịch cơ thể.

Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau:

Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch và xà phòng dàn đều.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian rửa tay tối thiểu là 30 giây.

Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn

Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng số lần rửa tay của nhân viên y tế. Vì vậy, các khoa cần trang bị các lọ đựng dung dịch chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để nhân viên y tế sử dụng. Tối thiểu ở các vị trí sau đây:

Đầu giường bệnh các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực, chống độc, khoa Truyền nhiễm, khoa gây mê-hồi sức.

Trên các xe tiêm, xe thay băng, xe dụng cụ làm thủ thuật.

Trên các bàn khám bệnh.

Tường cạnh cửa ra vào cửa chính của mỗi khoa.

Quy trình

Bước 1: Lấy 3ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch dàn đều.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.

Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát tay đến khi tay khô.

Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

WHO guideline in Hand hygiene, 2009.

Tài liệu đào tạo phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế, 2010.

Công văn số 7517/BYT-ĐTr ngày 12/10/2007 về việc Hướng dẫn thực hiện quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn.

Video liên quan

Chủ Đề