Tại sao quy luật giá trị lại kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?

1. Một số khái niệm cần nắm được

–Giá trị sử dụnglà một trong hai thuộc tính của hàng hóa, là công dụng của hàng hóa đó có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: áo để mặc, gạo để ăn, xe để đi lại,…

–Giá trịlà thuộc tính thứ 2 của hàng hóa, là lao động xã hộicủa người sản xuất kết tinh tronghàng hóa đó.

–Giá trị trao đổilà mối quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.

–Giá cảlà hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.

–Thời gian lao động cá biệtlà thời gian lao động của một cá nhân hay một tổ chức sản xuất để tạo ra một đơn vị hàng hóa.

–Thời gian lao động xã hội cần thiếtlà thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thiết bị kỹ thuật trung bình, trình độ tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình.

Giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động kết tinh trong hàng hóa đó.

Còn lượng lao động thì được đo bằng thời gian lao động, thời gian lao động thì được đo bằng các thành phần nhất định của thời gian như: giờ, ngày, tháng…

2. Quy luật giá trị là gì?

Các-Mác [1818 – 1883] – nhà triết học Mác-Xít lỗi lạc, là người đầu tiên phát hiện ra Quy luật giá trị và trình bày quy luật này trong tác phẩm “Góp Phần Phê Phán Môn Chính Trị Kinh Tế Học” vào tháng 6/1859.

Dưới nền sản xuất tự cung tự cấp thì quy luật giá trị chưa xuất hiện.

Nhưng khi phân công lao động xã hội xuất hiện, đồng thời sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hình thành, tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hóa ra đời thì cũng là lúc Quy luật giá trị xuất hiện, hình thành và phát triển cho đến ngày nay.

Khác với nền sản xuất tự cung tự cấp thì nền sản xuất hàng hóa ra đời với mục đích là trao đổi, mua bán hàng hóa.

Vì việc trao đổi và mua bán hàng hóa dựa trên giá trị và giá cả của hàng hóa nên sẽ chịu sự chi phối của quy luật giá trị.

Quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế quan trọng cơ bản của nền kinh tế hàng hóa, ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tác động của quy luật giá trị.

Nếu các chủ thể kinh tế hiểu rõ và vận dụng linh hoạt quy luật này vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình thì không những mang lại lợi nhuận cho bản thân mình mà còn góp phần nâng cao chất lượng của lực lượng sản xuất, đảm bảo lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội.

Giải GDCD 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa - trang 27 GDCD lớp 11. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa nhé.

Nội dung bài gồm:

  • I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC
  • Câu 1:Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong....
  • Câu 2:Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị....
  • Câu 3:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông....
  • Câu 4:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất....
  • Câu 5:Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng....
  • Câu 6:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất....
  • Câu 7:Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật....
  • Câu 8:Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật....
  • Câu 9:Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất....
  • Câu 10:Theo em, Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực....
  • II. CÂU HỎI BỔ SUNG
  • Câu 1:Trình bày hiểu biết của em về quy luật kinh tế cơ bản nhất của....

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1:Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trong....

Nội dung của quy luật giá trị được biểu hiện như thế nào trongsản xuất và lưu thông hàng hóa?

Trả lời:

Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

Cụ thể nội dung của giá trị được biểu hiện trong sản xuất và trong lưu thông

  • Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
  • Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.

Câu 2:Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị....

Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trịcủa 3 người sản xuất [1, 2, 3] trong biểu đồ sau đây?

Trả lời:

Biểu đồ trên là biểu đồ nói về thời gian lao động xã hội cần thiết của một hàng hóa A.

Tuy nhiên, cùng một hàng hóa nhưng ba người lại có thời gian hoàn thành khác nhau. Cụ thể:

  • Người thứ nhất: thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị nên người lao động này không bị bù thua lỗ mà còn có chi phí lợi nhuận.
  • Người thứ hai: thực hiện tốt quy luật giá trị tốt nhất trong ba người vì thời gian lao động cá biệt thấp nhất nên thu được nguồn lợi nhuận rất nhiều,
  • Người thứ ba: vượt quá quy luật giá trị, thời gian lao động cá biệt cao hơn so với thời gian lao động xã hội cần thiết nên bị thua lỗ nặng nề.

Câu 3:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thông....

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động điều tiết sản xuất và lưu thônghàng hóa? Cho ví dụ để minh họa?

Trả lời:

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua giá cả trên thị trường.

Có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác; phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

Ví dụ:Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo thời trang mới nhất sẽ được nhập về nước, đầu tiên sẽ đến với người dân thành thị – nơi có cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn. Cho đến khi những loại quần áo đó đã trở nên lỗi thời, nó được chuyển về bán cho người dân nông thôn.

Câu 4:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuất....

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động kích thích lực lượng sản xuấtphát triển và làm cho năng suất lao động tăng lên?

Trả lời:

Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa. Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm,… làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.

Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Câu 5:Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng....

Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượnggiá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng giá trị của một hàng hóa tăng lên. Điều này là không đúng.

Bởi vì khi năng suất lao động tăng tức là trong cùng một khoảng thời gian thì người lao đông tạo ra một số lượng hàng hóa lớn hơn trước, khiến số lượng hàng hóa tăng lên và lượng giá trị hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận theo đó tăng lên [nếu giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi].

Câu 6:Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuất....

Tại sao quy luật giá trị lại có tác động phân hóa người sản xuấtthành giàu – nghèo?

Trả lời:

Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có ngoại lệ đối với họ.

Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo.

Câu 7:Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật....

Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luậtgiá trị trong các cơ sở sản xuất mà em biết được.

Trả lời:

Ví dụ đơn giản nhất mà chúng ta đều biết đó là: Trước đây, có một khoảng thời gian giá thịt lợn tăng lên cao. Nhiều bà con nông dân đã đầu tư chuồng trại để nuôi lợn thịt theo số lượng lớn. Tuy nhiên, sau một thời gian, giá thịt lợn lại hạ thấp xuống, giá vịt lại tăng lên khiến bà con khốn đốn tìm cách tiêu thụ. Nhiều người lại từ bỏ nghề nuôi lợn và chuyển sang một nghề mới đó là nuôi vịt để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Câu 8:Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật....

Hãy nêu giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luậtgiá trị trong các cửa hàng mà em quan sát được.

Trả lời:

Người bán vải đang bán mặt hàng vải, nhưng khi trên thị trường mặt hàng vải bán quá chậm, giá thấp mà mặt hàng may sẵn lại bán nhanh hơn, giá cao hơn. Để không bị tồn hàng, không lỗ vốn và thu được lợi nhuận, vận dụng các tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị, ngưới bán vải tìm cách chuyển đổi từ kinh doanh mặt hàng vải sang kinh doanh mặt hàng may sẵn một cách thích ứng.

Câu 9:Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuất....

Hãy nêu ví dụ về sự vận dụng tác động kích thích lực lượng sản xuấtvà năng suất lao động tăng lên của quy luật giá trị ở một cơ sở sản xuất mà em biết.

Trả lời:

Trong một khu phố có rất nhiều quán cà phê. Để cạnh tranh được với các quán khác, chủ cửa hàng phải đầu tư vào các khâu như vệ sinh an toàn thực phẩm, không gian quán, chất lượng đồ uống, các yếu tố độc đáo mới lạ,… để thu hút khách đến quán của mình. Ví dụ: Cà phê mèo, cà phê ô tô mô hình,…

Câu 10:Theo em, Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cực....

Theo em, Nhà nước cần có chủ trương gì để phát huy mặt tích cựcvà hạn chế tác động phân hóa giàu – nghèo của quy luật giá trị?

Trả lời:

Nhà nước thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế của mình để điều tiết thị trường nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và những tiêu cực xã hội khác, thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

II. CÂU HỎI BỔ SUNG

Câu 1:Trình bày hiểu biết của em về quy luật kinh tế cơ bản nhất của....

Trình bày hiểu biết của em về quy luật kinh tế cơ bản nhất củasản xuất và lưu thông hàng hóa?

Trả lời:

Hiểu biết của em về quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và lưu thông hàng hóa:

  • Quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất và lưu thông hàng hóa là quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
  • Nội dung của quy luật này: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.
  • Biểu hiện: Trong sản xuất và trong lưu thông
    • Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết.
    • Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá.
  • Ví dụ: Ba người A, B, C có thời gian lao động cá biệt khác nhau: A làm hết 4 giờ, B làm hết 3 giờ, C làm hết 2 giờ.

- Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa. Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm,… làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.

- Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao.

Video liên quan

Chủ Đề