Tại sao rap việt thành công

#1 trending YouTube ngay từ tập đầu. Liên tục tạo sóng dư luận đa chiều từ vòng một cho đến vòng hai cả trong giới underground và mainstream. Trở thành chủ đề hot của văn hóa đại chúng Việt Nam. Vie Channel đã ủ mưu như thế nào để có Rap Việt thành công đến vậy.

Dưới đây là 4 lý do chính, mà bạn nếu bạn không quan tâm đến một show truyền hình, hay chuyện nhạc nhẽo, vẫn hoàn toàn có thể học hỏi dưới góc độ marketing.

1. Quan sát thị trường tốt, chọn điểm rơi phù hợp để bắt đỉnh trend

Nhìn lại xu hướng EDM, bạn sẽ thấy nó kéo dài tầm 3 năm. Từ cuối 2014, đầu 2015 đã xuất hiện những festival nhỏ, đỉnh điểm là 2016, 2017 với hàng loạt festival lớn cùng các thương hiệu bia, ngân hàng, viễn thông lắm tiền nhảy vào tài trợ.

Sau đó xu hướng đi xuống dần cho về cuối 2018, rồi tắt hẳn khi xảy sự kiện tai nạn thương tâm ở Water Park, Hà Nội, từ đó bộ văn hoá cấm tổ chức tất cả các sự kiện liên quan đến nhạc có yếu tố DJ.

Xu hướng Hip hop quay trở lại đầu năm 2019, nhưng chỉ âm ỉ trong nightlife Sài Gòn, Hà Nội. Phải đến cuối năm với thành công của cuộc thi rap Beck'stage, xu hướng này mới thực sự đi lên. Tuy nhiên lúc đó trên mặt trận truyền hình chưa có nội dung nào về Hip hop. Rồi đùng một phát vào giữa 2020, cả Rap Việt và King Of Rap ra mắt.

Nếu đồ thị kéo dài 3 năm như trend EDM thì rõ ràng Rap Việt đang ở vùng đỉnh trend. Và quan trọng là ngay từ tập đầu tiên Vie Channel đã cho thấy sự vượt trội về sản phẩm.

2. Sản phẩm được đóng gói chuẩn chỉnh

Rap Việt là format được Vie Channel mang về từ The Rapper đã rất nổi tiếng ở Thái Lan, một đất nước có nhiều nét tương đồng về văn hoá với chúng ta.

Thế nên khi đặt trên bàn cân với King Of Rap, xét về về sự chỉn chu, tròn trịa của một format đã được đóng gói sẵn, thì Rap Việt thể hiện thế mạnh rất vượt trội. Từ kịch bản đến sân khấu, âm thanh, ánh sáng cho tới phần hậu kỳ đều rất mượt mà. Mỗi tập luôn tạo được kịch tính, dẫn dắt cảm xúc khán giả từ cảm động rớt nước mắt rồi sung thì đến độ bạn đang ngồi cũng phải bật lên khỏi ghế.

Nội dung sản phẩm với các nguyên liệu chính gồm: giám khảo, huấn luyện viên, thí sinh, MC được pha trộn rất hài hoà và hiệu quả.

Giám khảo vừa có chuyên môn cao lại hài hước, huấn luyện viên thì cá tính, đã có kinh nghiệm gameshow nên phối hợp với nhau rất nhịp nhàng. Thí sinh thì được tuyển chọn kỹ lượng dựa theo format có sẵn. Còn anh MC thì lại tạo sóng truyền thông hết vòng một đến vòng hai.

3. Chiến lược truyền thông sinh ra... chỉ để chờ thắng

Để một sản phẩm được lan toả mạnh mẽ thì nó phải tạo được thảo luận từ khán giả.

Điều này Bitis đã làm rất tốt với chiến dịch 'Đi Để Trở Về' với cuộc thảo luận của #TeamĐi và #TeamTrởVề. Xuất phát từ insight 'Vào dịp Tết, thật ra những người hay đi nhất lại là những người nhớ nhà và muốn trở về nhất'. Chiến dịch thành công rực rỡ, vì chỉ với 3 tỷ ngân sách, trong vòng 7 ngày Bitis Hunter đã cháy hàng, vượt 300% KPI so với kế hoạch.

Vie Channel đã làm được điều đó với Trấn Thành.

Lý do?

Hip hop = MCing [Rapping, Rhyming] + Breakdancing [B-boying] + Writing [Graffiti] + DJing

Nhưng...

MC trong Hip hop là người giới thiệu, dẫn dắt, làm nóng các cuộc battle rap, breakdance hay party. Thường thì họ xuất thân từ các rapper, breakdancer hoặc DJ nên rất hiểu văn hoá Hip hop. Theo đúng truyền thống thì trên sân khấu phải là một DJ kiêm luôn MC [xem show Rhythm + Flow cùng chủ đề thi đấu rap trên Netflix bạn sẽ hiểu].

Vì lý do ấy nên ngay từ lúc "teasing", cộng đồng rap có nhiều bình luận trái chiều về việc chọn Trấn Thành làm MC là điều đương nhiên.

Một vài comment trên fanpage Rap Việt:

Vinh Nguyễn:"Sau tập 1 kết thúc chương trình đổi tên "Rap hài""

Đỗ Quốc Bình thốt lên:"Cớ sao lại Trấn Thành..."

Đấy, cho tận đến khi tập 1 xong, Trấn Thành vẫn là đề tài tạo thảo luận.

Nhưng, nói thật, nếu chọn một Hip hop MC đúng chuẩn, thì ngoài Hip hop fan, Rap Việt khó có thể chạm đến trái tim của khán giả đại chúng.

Thêm một yếu tố nữa, nghệ thuật của truyền thông là dùng cái “known” [đã biết] để giải quyết cái “unknown” [chưa biết].

Thương hiệu MC quốc dân, Trấn Thành với tài biến hoá và tung hứng, đảm bảo một cầu nối hiệu quả để mọi tầng lớp khán giả mở lòng với nhạc rap và hiểu hơn về Hip hop.

Thực tế, đã chứng minh điều đó, Rap Việt đã chiếm được trái tim khán giả ở những khía cạnh tích cực, nhân văn của văn hoá Hip hop.

Nhìn lại Ayyo Rap Battle của VTV năm 2018, mọi người sẽ hiểu rõ. Vì show này toàn những gương mặt giám khảo và MC gạo cội của giới underground nhưng chưa chạm được đến khán giả đại chúng.

Thật tình thì dàn giám khảo cũng có sự đối lập nhất định khi một bên là Wowy, Suboi đại diện cho rap life [nội dung âm nhạc về đời sống xã hội, màu hơi nghiêng về underground] còn Binz, Karik đại diện cho rap love [nội dung về tình yêu, hơi mainstream]. Tuy nhiên sự đối lập này vẫn không mạnh bằng anh MC.

4. Và rồi khách phải xếp hàng chờ mua

Với định vị là dành cho giới trẻ, thông điệp luôn có những từ khoá: đam mê, chất, bùng nổ, trẻ, sống hết mình... thì Rap Việt là lựa chọn tuyệt vời để tăng cường nhận diện thương hiệu cho dòng sản phẩm mới của Pepsi. Nhà đồng tài trợ LG chắc chắn cũng sẽ có doanh số tốt với dòng loa mới. Đến vòng 2, Vie Channel tiếp tục bán tài trợ cho Castrol trên mặt trận digital [truyền thông số].

Rap Việt đúng chuẩn là một kênh hiệu quả cho các khách hàng dám rót tiền từ đầu.

Nếu xét về marketing mix với 4P - Product - Pricing - Place - Promotion thì Vie Channel đã làm quá tốt ngay từ phần chiến lược. Vậy nên thắng lợi là kết quả đã được định sẵn!

B-Wine và Vsoul biểu diễn ca khúc Bỏ túi trong chương trình Rap Việt mùa 2 - Ảnh: HTV

Đó là một phần lời thực sự rất hay mà B-Wine viết cho bản rap Bỏ túi trong phần đối đầu với Vsoul trong vòng đối đầu của Rap Việt mùa 2.

Cũng là tiền và cách tiêu tiền, cũng là kiểu sân khấu với những đồng tiền nhấp nháy tuôn ra xối xả, nhưng nếu như ở mùa 1, Tiền nhiều để làm gì của Gducky khi ấy đã tạo nên một cơn sốt với cả chục triệu lượt xem trên YouTube thì Bỏ túi, dù cũng được đánh giá cao, chỉ có hơn 200.000 lượt.

Sáng tạo trong khuôn khổ

Vấn đề của Bỏ túi khi nhìn rộng hơn là vấn đề của toàn bộ Rap Việt mùa 2. Chất lượng không hề đi xuống, thậm chí Rap Việt mùa 2 còn có những thí sinh vốn là rapper kỳ cựu, như Blacka hay Sol7, những người mà khán giả thậm chí cho rằng "out trình [vượt qua] huấn luyện viên", còn huấn luyện viên thì đùa rằng họ là khách mời của chương trình.

Vậy nhưng tại sao Rap Việt mùa 2, sau một vài tập đầu gây sốt, lại dần không giữ được sức hút như mùa trước?.

Câu hỏi này lại dẫn về vấn đề mà trong một bài viết năm ngoái cũng trên báo Tuổi Trẻ, người viết đã từng đặt ra: sự hấp dẫn của rap vốn đến từ xuất xứ "ngầm", vậy thì một dòng nhạc "giang hồ" phải xoay xở thế nào khi đã "phóng hạ đồ đao"?.

Rap đáng ra phải quay lưng lại mọi lề luật, nhưng khi một game show đi tới mùa thứ 2, ta bắt đầu nhận ra rằng rap, ít nhất là trong khuôn khổ cuộc thi này, cũng bị trói buộc vào luật lệ của một trò chơi, như vòng chinh phục thì vẫn phải lựa chọn một ca khúc đại chúng trước đó để rap hóa.

Năm ngoái thì Ricky Star dựa theo Bắc Kim Thang, Dế Choắt dựa theo bài thơ Lượm, thì năm nay Blacka dùng Sài Gòn đẹp lắm hay Kellie dựa trên một bài hát của Lê Cát Trọng Lý. Họ vẫn sáng tạo, nhưng sáng tạo ấy theo cách nào đó đã thành sáng tạo trong khuôn khổ.

Thiếu yếu tố tạo nên cơn ngất ngây tập thể

Nhớ lại, mùa thu năm ngoái, cùng một lúc hai game show về rap lên sóng, rap từng bước tiến vào cả những đền đài như nhạc Trịnh.

Khi ấy, rap bùng nổ vì nhiều khán giả vẫn còn định kiến rap chỉ có thể kể câu chuyện đường phố với ngôn từ "trần trùng trục", người ta không ngờ rap có thể khiến ta khóc nghẹn về miền Trung lũ lụt, băn khoăn về biến đối khí hậu, ngẫm ngợi về sự trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, hay ồ à lên khi rap được kết hợp cùng nào là hát xẩm, nào là nhạc phẩm của Beethoven.

Hiệu ứng Rap Việt mùa 1 vì vậy không chỉ đến từ người yêu rap, mà đến từ những người tò mò, những người quan tâm tới vấn đề xã hội, quan tâm tới văn hóa cổ điển.

Còn ở mùa 2, dù đã đi qua nửa chặng đường nhưng chương trình đến nay gần như vắng bóng những màn trình diễn kết nối trực tiếp với các sự kiện lớn của thời đại.

Ở vòng đối đầu, những bản rap về tuổi trẻ như Hơn cả nó kìa của Mai Ngô và 16BRT, về cái tôi như Hẹn thư sau của Arthur và Blacka, về chuyện thị phi như Dramasita của Seachains, Sidie và Shanhao, về tình cảm gia đình như Vĩnh biệt của Xám và Killie, tất cả đều hoặc thiếu sự xúc động, hoặc thiếu sự giật gân, hoặc thiếu tính thời sự, hoặc thiếu cả ba yếu tố vốn để tạo nên một cơn ngất ngây tập thể.

Điều đó không phải không tốt. Rap, hay bất cứ dòng nhạc nào, đều không có nghĩa vụ phải trở thành cơ quan ngôn luận cho những vấn đề xã hội. Nhưng nó giải thích được tại sao Rap Việt mùa 2 không tạo nên hiệu ứng như mùa 1.

Khi những người hiếu kỳ rơi rụng dần, chỉ còn những người thật sự quan tâm tới rap ở lại. Họ thích rap chỉ vì rap, vì những câu punchline "chất như nước cất", vì sự gần gũi với thơ ca, vì sự khéo léo trong vần điệu, chứ họ không thích rap vì rap có thể nói lên chính xác một nội dung gì đó. Cho nên, ít sốt hơn, nhưng lại bớt đi sự lạm phát trong cách nhìn nhận về vai trò của rap.

HIỀN TRANG

Video liên quan

Chủ Đề