Tại sao rừng amazon bị cháy

[TN&MT] - Hơn 10.000 loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do rừng nhiệt đới Amazon bị tàn phá và 35% trong số này đã bị chặt phá hoặc đang suy thoái. Nội dung này nằm trong bản thảo một báo cáo quan trọng của Hội đồng khoa học Science Panel for the Amazon [SPA], được công bố vào ngày 14/7.

Carlos Roberto Sanquetta, Giáo sư kỹ thuật lâm nghiệp tại Đại học Liên bang Parana, nhà thực vật học Edilson Consuelo de Oliveira và nhân viên vườn ươm thực vật Rioterra Juciney Pinheiro dos Santos kiểm tra rừng nhiệt đới Amazon ở Itapua do Oeste, bang Rondonia, Brazil. Ảnh: Reuters

Báo cáo đã tổng hợp các nghiên cứu về rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới được thực hiện bởi 200 nhà khoa học trên toàn thế giới. Đây là báo cáo đánh giá chi tiết nhất về tình trạng rừng Amazon cho đến nay, cũng như làm rõ vai trò quan trọng của rừng Amazon đối với khí hậu toàn cầu, đồng thời chỉ ra những nguy cơ tiềm tàng mà khu rừng này đang phải đối mặt.

Tính đến nay, khoảng 18% diện tích rừng Amazon đã bị tàn phá, chủ yếu là do hoạt động nông nghiệp cũng như khai thác gỗ trái phép. Hơn nữa, khoảng 17% diện tích tại đây đang bị suy thoái. Sự tàn phá liên tục của con người đối với rừng Amazon là một trong những nguyên nhân khiến hơn 8.000 loài thực vật đặc hữu và 2.300 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo Giáo sư Mercedes Bustamante thuộc Đại học Brasilia ở Brazil, các nghiên cứu khoa học cho thấy con người phải đối mặt với những nguy cơ thảm khốc tiềm ẩn và không thể đảo ngược do nhiều cuộc khủng hoảng, trong đó có biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Tuy vậy, vẫn còn cơ hội mong manh để thay đổi xu hướng này.

Theo báo cáo trên, rừng nhiệt đới là một bức tường thành quan trọng chống lại biến đổi khí hậu. Do đó, rất cần giảm hoàn toàn nạn phá rừng và tình trạng suy thoái rừng trong chưa đầy một thập kỷ. Báo cáo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khôi phục các khu vực đã bị phá hủy trên quy mô lớn.

Khoảng một tuần trước, nước láng giềng Colombia cho biết tỷ lệ phá rừng tại đây đã tăng 8% trong năm 2020 so với năm 2019, lên mức 171.685 hécta. Đặc biệt, gần 64% số vụ phá rừng diễn ra tại khu vực rừng Amazon nằm trên lãnh thổ Colombia.

Báo cáo cho biết, đất và thảm thực vật của Amazon hấp thụ khoảng 200 tỷ tấn carbon, nhiều hơn 5 lần so với lượng khí thải CO2 hàng năm của thế giới. Tuy vậy, nạn phá rừng có thể đe dọa chức năng hoạt động như một bể chứa carbon của Amazon, dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu càng trầm trọng hơn.

Cũng trong ngày 14/7, một nghiên cứu riêng biệt khác đăng tải trên tạp chí Nature [tạp chí khoa học danh giá thế giới] công bố, một số khu vực của Amazon đang “nhả” nhiều carbon hơn lượng mà chúng hấp thụ. Kết quả này thu được thông qua biện pháp đo lường lượng khí CO2 và CO tại rừng Amazon từ năm 2010-2018.

Tác giả nghiên cứu, nhà khoa học Luciana Gatti thuộc Cơ quan nghiên cứu Vũ trụ Inpe của Brazil nhận định, tại miền Đông Nam Amazon – khu vực diễn ra nạn phá rừng nghiêm trọng, lượng phát thải carbon tăng không chỉ do cháy rừng và tàn phá rừng trực tiếp mà còn do sự gia tăng tỷ lệ cây rừng chết do hạn hán nghiêm trọng và nhiệt độ tăng cao.

Chụp lại video,

Biểu tình ở nhiều nước phản đối chính phủ Brazil đã không có hành động kịp thời để ngăn cháy rừng

Hỏa hoạn ở rừng Amazon nghiêm trọng tới nỗi các lãnh đạo EU phải gây sức ép buộc Tổng thống Brazil điều quân tới dập lửa.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vừa ban hành sắc lệnh cho phép triển khai binh lính trong các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bản địa và khu vực biên giới.

Thông báo của chính phủ Brazil được đưa ra sau áp lực mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo châu Âu.

Bí mật trong rừng già Colombia

Cháy rừng Amazon tồi tệ đến mức nào?

Dù lượng CO2 giảm, 'Trái đất nóng lên' vẫn đe dọa

Nhiều vụ hỏa hoạn được cho là đã bị gây ra có chủ ý, trong đó nông dân là đối tượng bị nghi ngờ rằng họ có thể đốt rừng để có thêm đất canh tác.

Ông Bolsonaro từng tuyên bố hỗ trợ việc dọn sạch các khu vực của Amazon cho nông nghiệp hoặc khai thác. Ông đã phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề từ các chuyên gia và các nhà vận động, những người nói rằng chính quyền của ông đã bật đèn xanh cho phá hủy rừng nhiệt đới.

Ông Bolsonaro cũng đối mặt với khả năng bị quốc tế trừng phạt. Bộ trưởng Tài chính Phần Lan đã kêu gọi EU xem xét cấm nhập khẩu thịt bò từ Brazil.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Bolsonaro nói cháy rừng xảy ra khắp nơi trên thế giới và 'không thể lấy đó làm cái cớ để áp lệnh trừng phạt'.

Chụp lại video,

Thành viên của cộng đồng người bản địa Brazil thề bảo vệ đất đai

Các nhóm môi trường đã biểu tình tại các thành phố khắp Brazil hôm 23/8, yêu cầu chính phủ có hành động khẩn cấp để dập lửa. Người biểu tình cũng tập trung bên ngoài đại sứ quán Brazil ở nhiều nước trên thế giới.

Là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, Amazon được coi là khu dự trữ carbon sống còn - giúp làm chậm lại tốc độ nóng lên toàn cầu. Amazon được biết đến là 'lá phổi của thế giới' và là nơi sinh sống của khoảng ba triệu loài động thực vật, và của một triệu người bản địa.

Trong phát biểu trên truyền hình, ông Bolsonaro khẳng định đã cho quân đội đến giúp dập lửa. Sắc lệnh của ông có lời lẽ khá mơ hồ, nhưng cho hay quân đội sẽ được triển khai ở các khu bảo tồn tự nhiên, khu bản địa và khu vực biên giới.

Chụp lại video,

Một nhà vận động gọi vụ cháy rừng là 'vòng luẩn quẩn'

Bộ trưởng Quốc phòng Fernando Azevedo e Silva sẽ giám sát và chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn lực, sắc lệnh này cho hay. Theo sắc lệnh này, quân đội được triển khai trong vòng một tháng, từ 24/8 đến 24/9.

Ông Bolsonaro đã phải đối mặt với các chỉ trích gay gắt từ quốc tế vì cách xử lý các vụ hỏa hoạn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi các vụ hỏa hoạn là cuộc khủng hoảng quốc tế.

Bà Merkel gọi đó là "trường hợp khẩn cấp" và ông Macron tweet: "Ngôi nhà của chúng ta đang cháy". Cả hai cho biết vấn đề này phải được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần này.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres đã tweet vào hôm thứ Năm: "Giữa cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, chúng ta không thể để mất nguồn oxy và đa dạng sinh học chính này được nữa. Amazon phải được bảo vệ."

Tổng thống Donald Trump nói rằng ông đã nói chuyện với Tổng thống Bolsonaro vào tối thứ Sáu. "Tôi đã nói với ông ấy rằng nếu Hoa Kỳ có thể giúp giải quyết vụ cháy rừng Amazon, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ!" Ông Trump tweet.

Chụp lại video,

Cháy rừng ở Amazon rất nghiêm trọng

Rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đã chứng kiến số vụ cháy kỷ lục trong năm 2019, dữ liệu của cơ quan vũ trụ Brazil cho biết.

Viện nghiên cứu không gian quốc gia [Inpe] cho biết dữ liệu vệ tinh cho thấy mức tăng 85% so với cùng kỳ năm 2018.

Các số liệu chính thức cho thấy hơn 75.000 vụ cháy rừng đã được ghi nhận ở Brazil trong tám tháng đầu năm - con số cao nhất kể từ năm 2013. So với 39.759 vụ trong cả năm 2018.

Cháy rừng thường xảy ra ở Amazon trong mùa khô, kéo dài từ tháng Bảy đến tháng Mười. Chúng có thể bùng phát do các hiện tượng tự nhiên như sét đánh, hay bởi nông dân và tiều phu đốt rừng để trồng trọt hoặc chăn thả.

Khói từ đám cháy đã lan khắp khu vực Amazon và xa hơn nữa.

Theo Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus của Liên minh châu Âu [Cams], khói đã bay đến tận bờ biển Đại Tây Dương. Nó thậm chí đã che phủ một phần São Paulo - cách đó hơn 3.200km.

Các vụ hỏa hoạn đã giải phóng một lượng lớn carbon dioxide, tương đương với 228 megaton trong năm nay, theo Cams, mức cao nhất kể từ năm 2010.

Chúng cũng đang thải ra carbon monoxide - một loại khí được giải phóng khi gỗ bị đốt cháy và không được tiếp cận nhiều với oxy.

Các bản đồ từ Cams cho thấy carbon monoxide - rất độc hại - di chuyển xa hơn ra ngoài bờ biển Nam Mỹ.

Một số quốc gia khác trong lưu vực sông Amazon - một khu vực trải rộng 7.4triệu km vuông - cũng chứng kiến một số lượng lớn các vụ cháy trong năm nay.

Venezuela đứng thứ hai, với hơn 26.000 vụ hỏa hoạn, kế đó là Bolivia, với hơn 17.000.

Video liên quan

Chủ Đề