Tại sao trẻ em hay khóc đêm

Trẻ khóc đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ví dụ như: trẻ bị đau bụng co thắt [khóc dạ đề - colic], đói, ướt bỉm, đòi bế... nhưng cũng có thể là do bé thiếu chất.
Vậy trẻ khóc đêm do thiếu chất gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khóc đêm là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mỗi tiếng khóc đều mang ý nghĩa khác nhau: Có tiếng khóc hờn, có tiếng khóc quấy, tiếng khóc bệnh... Tuy nhiên, dựa vào tiếng khóc và một số biểu hiện của bé, ba mẹ có thể xác định đó là do sinh lý hay bệnh lý.
 


Khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ khóc đêm, theo dân gian vẫn thường gọi là khóc dạ đề [hay còn gọi là khóc dã tràng]. Nhưng không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc dạ đề. Điều này ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, tránh bị nhầm lẫn với tiếng khóc đêm khác. Theo quan niệm dân gian, trẻ khóc dạ đề sẽ khóc đúng 3 tháng 10 ngày mới thôi [khoảng 100 ngày]. Ban ngày bé chơi rất ngoan nhưng khi về đêm hay quấy khóc, trằn trọc, vặn mình, gồng tay chân, thậm chí khóc thét và không thể dỗ. Theo y học hiện đại, khóc dạ đề [Colic] hay còn gọi là đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh. Tiêu chuẩn chuẩn đoán của Rome III, một đứa trẻ được kết luận mắc chứng khóc dạ đề nếu bé quấy khóc: - Nhiều hơn 3 giờ/ngày - Nhiều hơn 3 ngày/tuần - Và nhiều hơn 1 tuần. - Các bé quấy khóc không rõ lý do, không có biểu hiện lạ, không ốm sốt, vẫn tăng cân đều. Kiểu quấy khóc này thường đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 6 và kết thúc ở tháng thứ 5. Đây được xem là tiếng khóc lành tính, không phải là tiếng khóc bệnh. Vì vậy, nếu ba mẹ thấy bé hay khóc đêm mà giống với các biểu hiện trên thì có thể tạm thời yên tâm. Bởi tiếng khóc đêm đó là tiếng khóc dạ đề.

Có thể bạn quan tâm:


> Nguyên nhân trẻ khóc đêm [khóc dạ đề - Colic]
> Các mẹo dân gian chữa khóc dạ đề khóc đêm ở trẻ sơ sinh

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc lành tính. Nếu bé hay quấy khóc đêm kèm theo những biểu hiện như hay vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân... thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc bé đang thiếu vi chất nào đó.
 


Trẻ khóc đêm có thể là dấu hiệu của thiếu vi chất


1. Vitamin D Việc bổ sung vitamin D cho trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng, giúp cải thiện chức năng các hệ cơ, xương chắc khỏe và tăng cường miễn dịch... Biểu hiện thiếu vitamin D mà ba mẹ có thể nhìn thấy rõ nhất là: còi xương, chậm lớn. Đối với trẻ sơ sinh hay giật mình, vặn mình, quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn...


Thiếu vitamin D trẻ hay quấy khóc đêm, giật mình, vặn mình, khó ngủ...


2. Canxi Canxi là một trong những thành phần quan trọng giúp cấu tạo nên xương và răng. Ngoài ra, canxi còn giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ miễn dịch, giúp hệ thần kinh truyền dẫn tín hiệu. Vì vậy, nếu trẻ thiếu canxi sẽ có một số biểu hiện như: quấy khóc đêm, giật mình, khó ngủ, chậm mọc răng...


Trẻ thiếu canxi sẽ có một số biểu hiện như: quấy khóc đêm, giật mình, chậm mọc răng...


3. Kẽm Trong những năm phát triển đầu đời của trẻ, kẽm là trong vi chất đóng vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, hệ thống miễn dịch và trí não. Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị thiếu kẽm: rối loạn giấc ngủ [khó ngủ, khóc đêm, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc], biếng ăn, chậm lớn, thị lực kém, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp, trí nhớ kém...


Kẽm đóng vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, hệ thống miễn dịch và trí não


4. Magie Trẻ thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc đêm, bởi vi chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa đối với hệ thần kinh và tim mạch.  Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ thiếu magie: Nhịp tim bất thường, cơ co cứng, mắc các bệnh về da, giấc ngủ bất thường...


Trẻ thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc đêm


5. Vitamin B12 Vitamin B12 cũng là một trong những vi chất tham gia vào quá trình tái tạo hệ thần kinh cho trẻ. Nếu thiếu vitamin B12 cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc.  Ngoài biểu hiện trên, trẻ sẽ gặp một số tình trạng như: Phản ứng chậm, nhạy cảm với ánh sáng, táo bón, tiêu chảy kéo dài, mắt có vệt đỏ, hay bị chốc mép...


Thiếu vitamin B12 cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc

Việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cho bé trong những năm tháng đầu đời thật sự cần thiết đối với sự phát triển của của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung các vi chất cần đảm bảo đủ và đúng liều lượng. Ba mẹ nên cho bé đi khám/xét nghiệm để biết được cơ thể bé đang thiếu loại vi chất nào? Và cần bổ sung bao nhiêu để đảm bảo cho cơ thể duy trì các hoạt động.  Hi vọng, những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được trên đây sẽ giúp ba mẹ phần nào giải đáp những thắc mắc cho câu hỏi "trẻ khóc đêm do thiếu chất gì?".

Chúc các bé ăn ngủ ngoan và khỏe mạnh!

Trẻ khóc đêm là hiện tượng thường gặp nhưng cũng là điểm khiến bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ. Làm thế nào để hạn chế bé hay khóc đêm? Câu trả lời là bạn cần phải tìm ra nguyên nhân trước và từ đó mới có cách khắc phục. Vậy lý do trẻ khóc đêm là gì?

Thông thường, trẻ từ lúc mới sinh cho đến tuần thứ 8 thường hay khóc vào ban đêm. Điều này là biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường, vì bé vẫn còn những thói quen như lúc còn trong bụng mẹ. Bé khóc đêm là dấu hiệu cho thấy bé đang bắt đầu thích nghi dần với môi trường xung quanh.

Tình trạng này sẽ giảm dần cho đến khi bé được 4 tháng tuổi. Lúc này bé đã quen dần với môi trường xung quanh và nhịp sinh học của bé đi vào nề nếp, ổn định. Khóc đêm sinh lý thường đi kèm các biểu hiện khác như: bé hay giật mình khi ngủ, bé ngủ ngáy, hoảng sợ…

Thế nhưng khóc đêm cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề nào đó. Nếu bạn thấy bé khóc rất lâu, tiếng khóc lớn và khó nín, sẽ làm bé lẫn bố mẹ mệt mỏi, thiếu ngủ. Các nguyên nhân khiến bé khóc đêm nhiều bất thường có thể kể đến như:

Bị dị ứng: bé bị ngứa mũi, khó chịu khi môi trường xung quanh có mùi lạ như khói thuốc, hóa chất hoặc có nhiều côn trùng…

Hệ tiêu hóa có vấn đề: trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, đau bụng… cũng là nguyên nhân làm bé hay khóc đêm. Những biểu hiện trên cũng là dấu hiệu cho thấy bé có thể đang bị các bệnh liên quan đường tiêu hóa chẳng hạn như trào ngược thực quản, viêm dạ dày…

Hệ thần kinh nhạy cảm: trẻ sơ sinh có hệ thần kinh đang ở trong quá trình hoàn thiện, do đó cơ thể bé rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, dù chỉ là một vài tiếng động nhỏ bên ngoài cũng khiến trẻ dễ giật mình quấy khóc.

Trẻ sơ sinh dễ khóc đêm vì nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ bị thiếu canxi: đây cũng là một lý do khá phổ biến. Cùng với đó là các dấu hiệu khác đi kèm như mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn…

Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng: để biết chính xác có phải nguyên nhân này hay không, bạn nên kiểm tra bên trong miệng của bé.  Khi trẻ mọc răng, cơn đau nướu khiến trẻ ngủ không ngon và hay quấy khóc. Hơn nữa việc mọc răng còn khiến trẻ khó chịu, kén ăn, bỏ bú và quấy khóc hơn bình thường.

Sinh hoạt thiếu điều độ: nếu bạn cho trẻ chơi đùa, hoạt động thể chất nhiều vào ban ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, dễ khiến trẻ hay nằm mơ, giật mình và khóc đêm.

2/ Ảnh hưởng của khóc đêm

Khóc đêm nếu diễn ra quá thường xuyên và mỗi lần khóc kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy cho trẻ. Một số ảnh hưởng xấu nếu bố mẹ không khắc phục tình trạng trẻ khóc đêm có thể kể đến như:

Mất cảm giác an toàn: bé khóc đêm thường xuyên khiến bố mẹ mất ngủ, chán nản, mệt mỏi mỗi khi dỗ con. Khi trẻ không cảm nhận được quan tâm dỗ dành của bố mẹ sẽ cảm thấy cô đơn, thiếu an toàn.

Chán ăn: khi trẻ quấy khóc đêm liên tục, làm gián đoạn giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác của trẻ khiến trẻ chán ăn, không hứng thú với việc ăn uống.

Rủi ro đột tử: trẻ khóc lâu và không được dỗ dành có thể bị ức chế hô hấp, khó thở, tăng nguy cơ đột tử rất nguy hiểm.

Gián đoạn phát triển thể chất: ngủ là thời điểm vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, nhất là trong những năm tháng đầu đời. Khi ngủ, não trẻ vẫn hoạt động và quá trình hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể được tiếp tục cũng như tăng cân, tăng chiều cao diễn ra. Trẻ khóc đêm nhiều, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo từ đó tốc độ phát triển của trẻ sẽ chậm hơn.

3/ Lời khuyên cho bố mẹ

Trẻ hay khóc đêm có nhiều ảnh hưởng xấu, vậy làm thế nào để khắc phục? Bạn hoàn toàn có thể khiến tần suất khóc đêm của trẻ giảm xuống nếu thực hiện những gợi ý như dưới đây.

Cân bằng thời gian ngủ của trẻ. Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày vì một khi trẻ ngủ đủ giấc thì sẽ không có nhu cầu ngủ thêm vào ban đêm.

Cân bằng thời gian ngủ của trẻ

Giường, nôi, cũi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên, bài trí gọn gàng và hạn chế đặt nhiều đồ chơi khi bé ngủ.

Không nên cho bé hoạt động vui chơi quá nhiều vào ban ngày.

Giữ không gian xung quanh luôn yên tĩnh, tắt đèn, hạ mức ánh sáng tối thiểu. Tắt các thiết bị điện tử và hạn chế người qua lại, trò chuyện khi bé đang ngủ.

Kiểm tra tã lót, bỉm của bé có ướt hay không. Đảm bảo bé được đi vệ sinh đầy đủ trước khi ngủ. Bạn nên chọn các loại bỉm tã mềm mại, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ.

Rèn luyện cho bé thói quen sinh hoạt hợp lý, có giờ giấc, chia các hoạt động ăn, ngủ, chơi riêng biệt để nhịp sinh học của bé thích nghi dần.

Để giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nhất là trẻ sơ sinh, cần phải được nuôi bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Mong rằng một vài lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn kiểm soát được hiện tượng trẻ khóc đêm và cũng như biết cách chăm sóc trẻ hợp lý, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ trong những năm tháng đầu đời nhé!

Nguồn tham khảo:

//medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-tre-khoc-dem-va-nhung-anh-huong-den-suc-khoe-tam-ly-cua-tre-s195-n22540

Video liên quan

Chủ Đề