Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh

Nhiều trẻ sốt cao nhưng tay chân lạnh khiến cho bố mẹ không biết xử lý thế nào. Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất hay không.

Trẻ sốt tay chân lạnh là tình trạng gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sốt là phản ứng khi hệ miễn dịch chống lại tác nhân có hại như vi khuẩn, virus. Thông thường khi bị sốt bé sẽ quấy khóc và tăng thân nhiệt. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt trẻ sốt cao nhưng tay chân lạnh. Theo chuyên gia, trẻ bị sốt tay chân lạnh được chia làm 2 trường hợp.

  • Sốt tay chân lạnh thông thường

Đa số các bé khi có hiện tượng sốt lạnh tay chân đều nằm trong trường hợp này. Lúc này, sốt là phản ứng tự nhiên để chống lại các tác nhân gây bệnh. Cụ thể khi có vi khuẩn, virus tấn công hệ thống miễn dịch của bé sẽ tự phóng thích kháng thể ngăn chặn. Đồng thời trung tâm điều khiển nhiệt độ cũng sẽ phát ra tín hiệu để bé thoát nhiệt. Tuy nhiên, do hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện. Do đó khi nhiệt độ cơ thể tăng, các dây thần kinh chịu trách nhiệm co giãn mạch máu sẽ bị rối loạn, dẫn đến mạch máu tứ chi kém lưu thông, gây ra hiện tượng tay chân lạnh.

  • Sốt cao tay chân lạnh là hệ quả của siêu vi

Trong một số trường hợp, trẻ sốt tay chân lạnh được xem là dấu hiệu của nhiễm siêu vi. Tình trạng này sẽ trở lên nghiêm trọng nếu trẻ mắc phải bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Trẻ sốt tay chân lạnh có 2 nguyên nhân chính

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh

Trước khi tìm hiểu trẻ bị sốt chân tay lạnh có nên đi tất không mẹ nên nắm rõ dấu hiệu nhận biết dưới đây.

Theo đó trẻ sốt chân tay lạnh thường thiếu lực, lừ đừ, ra mồ hôi, quấy khóc, nóng ở trán hoặc bụng. Những dấu hiệu này cho thấy virus tấn công mao mạch và gây tổn thương mạch máu tứ chi.

Không chỉ vậy, một số biểu hiện dưới đây còn cho biết rằng bé đang nguy hiểm:

  • Môi, má hồng đỏ
  • Môi và lưỡi khô
  • Mặt tím tái, da nhợt nhạt
  • Bé ra mồ hôi nhiều
  • Chân tay lạnh trong nhiều giờ
  • Cổ cứng, mụn nước xuất hiện trên da
  • Sốt cao đến 39 độ và không có sự thuyên giảm dù đã can thiệp bằng nhiều biện pháp
  • Bé mệt mỏi, cơ thể mềm oặt và hay ngủ nhiều

Ngược lại nếu màu da trẻ bình thường, không khát nước, quấy khóc ít,… các bậc phụ huynh không phải lo lắng. Vì đây là những dấu hiệu chứng tỏ bé không bị nặng.

Trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất không?

Khi trẻ sốt tay chân lạnh, nhiều bậc phụ huynh vội vàng đi tất cho con. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc đi tất hoặc mặc ấm có thể khiến cho thân nhiệt tăng cao và gây nguy hiểm cho bé. Vậy trẻ sốt chân lạnh có nên đi tất hay không?

Điều này còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng bé trong từng giai đoạn khác nhau. Về cơ bản, nếu trẻ bị sốt về chiều và đêm phụ huynh cần phải hạ nhiệt nhanh chóng. Việc đi tất hoặc mặc quần áo kín sẽ khiến cho tuyến mồ hôi khó thoát, nhiệt độ cơ thể không thể tản đi. Nếu nhiệt độ bị đẩy lên quá cao, tầm 40-41 độ, bé sẽ có thể co giật, thậm chí tử vong. Vì vậy về cơ bản trẻ bị sốt có nên đi tất không? Câu trả lời là không.

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Có nên đi tất khi trẻ bị sốt tay chân lạnh không?

Phải làm gì khi trẻ sốt tay chân lạnh?

 Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất không phần viết trên đã giải thích rõ. Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ cách xử lý tình trạng này một cách tối ưu.

  • Giai đoạn tăng nhiệt mẹ nên giữ ấm cho con

Nếu tay và chân của trẻ bị lạnh nhưng nách, trán, miệng và các bộ phận khác đều nóng mẹ nên nghĩ tới khả năng con đang tăng nhiệt. Lúc này, mẹ hãy cho bé đi tất, uống nước hoặc ngâm chân ấm để cải thiện tuần hoàn ngoại vi.

Thường thì khoảng thời gian này sẽ không kéo dài và nhiệt độ cơ thể của bé chưa tăng. Sau 1-2 giờ tình trạng này sẽ có cải thiện tuy nhiên mẹ phải theo dõi nhiệt độ thường xuyên.

  • Giai đoạn sốt cao mẹ nên giúp bé tản nhiệt

Lúc này khi nhiệt tăng cao bé sẽ cảm thấy rất nóng vì vậy mẹ hãy sử dụng khăn ấm lau khắp cơ thể và cho bé uống thật nhiều nước hơn. Trường hợp nhiệt độ lên cao trên 38,5 mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt tuy nhiên cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt mà vẫn vui chơi bình thường bố mẹ không cần phải dùng thuốc ngay. Bởi sốt cũng là biểu hiện cho thấy cơ thể của bé đang chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơn sốt cao kéo dài và không có sự thuyên giảm mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn được kỹ hơn.

  • Giai đoạn hạ sốt mẹ hãy cho con uống nước thật nhiều

Lúc này trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi. Vì vậy mẹ cần quan sát xem bé có thấy khó chịu hay không. Tăng cường cho bé uống nước cũng như điện giải oresol để tránh rối loạn tuần hoàn và gây mệt mỏi. Đối với trẻ từng có tiền sử co giật, mẹ cần theo dõi nhiệt độ sát sao, chủ động cho bé uống thuốc hạ sốt và chống co giật theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Giai đoạn hạ sốt mẹ hãy tăng cường nước điện giải cho con

Trẻ sốt chân tay lạnh khi nào thì đáng báo động?

Trẻ sốt tay chân lạnh một số trường hợp cần phải nhập viện. Vì thế mẹ đừng vội quan tâm đến việc trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất không. Theo chuyên gia, dưới đây là những trường hợp báo động.

Nhiễm trùng huyết

Xảy ra do một số bệnh nhiễm trùng không được điều trị đúng cách chẳng hạn như viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm não,…Cùng với tay chân lạnh, trẻ nhỏ khi bị nhiễm trùng huyết sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao, nhịp tim nhanh, khó thở, da xanh xao, buồn nôn. Trong trường hợp này mẹ không cần phải thắc mắc trẻ bị sốt có nên đi tất không mà hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ.

Bệnh tay chân miệng

Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan ở trẻ. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng như ho, sốt, chán ăn, phát ban trên mặt. Sau đó các nốt ban này sẽ chuyển thành bóng nước đồng thời xuất hiện vết loét ở miệng. Tay chân lạnh là một trong những biểu hiện cho thấy bệnh đã tiến triển nặng hơn. Do đó nếu kèm theo các thêm các triệu chứng như mạch nhanh, khó thở, da tím thì mẹ không cần phải đi tất cho bé mà hãy đưa đến bệnh viện.

Viêm màng não

Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng lớp mô ở quanh não bộ do vi khuẩn, virus gây ra. Tình trạng này kéo dài có thể gây sốt kèm theo tay chân bị lạnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia khi bé xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, ngủ li bì, nôn ói, cứng cổ mẹ nên đưa con đi khám thay vì lo lắng  trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất hay không.

Bài viết trên đây Fitobimbi đã giải đáp rõ trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất hay không? Mẹ hãy theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Skip to content

Khi bước vào tuổi mọc răng, trẻ thường bị sốt kèm theo triệu chứng chân tay lạnh khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm không và cần xử lý như thế nào? Mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie để có câu trả lời chính xác nhất.

Mẹ xem thêm: 3 Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và cách phân biệt với sốt thông thường

1. Tại sao trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh?

Khi bị sốt mọc răng, nhiệt độ cơ thể bé tăng cao, toàn thân đều nóng nhưng chân tay lại rất lạnh, thậm chí tím tái. Hiện tượng này xảy ra là do 2 nguyên nhân dưới đây:

1.1. Chân tay lạnh là hệ quả của sốt

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Bé chân tay lạnh do sốt mọc răng làm co mạch máu ở tứ chi khiến máu được vận chuyển

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, nướu sẽ tách ra để răng mọc trồi lên, vi khuẩn xâm nhập vào những vết nứt ở nướu gây viêm nhiễm, cơ thể phản ứng lại hiện tượng nhiễm trùng này bằng cơ chế gây sốt.

Khi trẻ bị sốt, hệ miễn dịch sẽ tiết ra một số chất làm co mạch máu ở tứ chi khiến máu được vận chuyển về đây ít hơn, gây ra hiện tượng chân tay lạnh. Sau đó, khi trẻ hạ sốt, mạch máu sẽ giãn ra, máu lưu thông ở chân tay nhiều hơn, trẻ vã mồ hôi, da trở lên hồng hào hơn và tay chân không còn lạnh nữa.

1.2. Chân tay lạnh cho trẻ bị nhiễm thêm virus

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Trẻ có thể nhiễm thêm virus từ môi trường bên ngoài dẫn tới sốt siêu vi.

Trong quá trình mọc răng, trẻ có thể nhiễm thêm virus từ môi trường bên ngoài dẫn tới sốt siêu vi. Virus tấn công vào não và các mạch máu nhỏ ở tay và chân trẻ, làm rối loạn trung tâm điều nhiệt gây chân tay lạnh.

2. Trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh có nguy hiểm không?

Sốt mọc răng là tình trạng thường hay gặp ở trẻ bước vào thời kì mọc răng. Hiện tượng chân tay lạnh kèm theo chưa thể kết luận được là có nguy hiểm hay không. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào các triệu chứng kèm theo.

Triệu chứng không nguy hiểm

Triệu chứng nguy hiểm

Trẻ sốt nhẹ, dưới 39 độ C

Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sốt trên 39 độ C.

Da có màu bình thường.

Da xanh xao, nhợt nhạt, thậm chí là tím tái.

Trẻ cười nói, quấy khóc, sinh hoạt bình thường.

Trẻ không cười, khóc nhiều trong vài giờ, không phản ứng như bình thường khi mẹ gọi.

Trẻ tỉnh táo, tỉnh nhanh và dễ dàng khi mẹ gọi dậy.

Trẻ nằm im hoặc ngủ li bì, khó đánh thức bé dậy.

Miệng, môi và lưỡi không khô, không thấy khát nước.

Miệng, môi và lưỡi khô, mắt và thóp trũng.

Trẻ rùng mình, lạnh run theo cơn.

Khi trẻ thở thấy bụng phình, ngực lõm.

Cổ cứng, xuất hiện mụn, mẩn trên da.

Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng không nguy hiểm ở trên thì mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ phối hợp với các biện pháp điều trị tại nhà, trẻ sẽ khỏi sốt tay chân lạnh trong 2-3 ngày.

Còn nếu trẻ gặp từ 2 triệu chứng nguy hiểm ở trên, mẹ cần đứa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

3. Điều trị cho trẻ bị sốt mọc răng chân tay lạnh

Khi trẻ bị sốt mọc răng chân tay lạnh và không xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm, mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho bé. Dưới đây là 3 cách điều trị sốt mọc răng ở trẻ an toàn và hiệu quả nhất được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng.

3.1. Chườm ấm cho trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Chườm ấm giúp các mạch máu dưới da giãn ra, tăng lưu thông tuần hoàn máu

Chườm ấm giúp các mạch máu dưới da giãn ra, tăng lưu thông tuần hoàn máu. Từ đó vừa có tác dụng giúp trẻ hạ sốt, vừa giúp làm giảm tình trạng chân tay lạnh.

Mẹ tham khảo các bước chườm ấm sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một thau nước ấm khoảng 35 – 36 độ C và một chiếc khăn tay sạch.
  • Bước 2: Nhúng khăn vào thau nước, vò nhẹ và vắt ráo nước.
  • Bước 3: Mẹ bế trẻ lên tay hoặc đặt trẻ nằm trên giường và bắt đầu lau chườm toàn thân cho bé. Mẹ nên lau ở những vị trí như trán, nách, cổ, bẹn – nơi có mạch máu lớn để tăng tác dụng hạ nhiệt, lau 2 chân và 2 tay để lưu thông máu, giúp chân tay bớt lạnh.
  • Bước 4: Khoảng 5 – 7 phút giặt khăn 1 lần. Mẹ lau chườm cho đến khi bé hạ sốt.

3.2. Bổ sung nhiều nước cho trẻ sốt mọc răng kèm chân tay lạnh

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Bổ sung nhiều nước cho trẻ sốt giúp bé hạ nhiệt cơ thể đồng thời tránh biến chứng mất nước khi sốt

Trẻ bị sốt khiến thường mất nước do tiêu hao năng lượng cũng như nước qua việc sốt. Vì vậy mẹ cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên trong cả giai đoạn sốt và hạ sốt. Mẹ bù nước cho bé bằng cách:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm giúp giảm cảm giác khi mọc răng.
  • Bổ sung nước thông qua sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, nước ép hoa quả.
  • Nếu trẻ bị mất nước nặng dùng dung dịch bù nước oresol.

Liều dùng oresol:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Trẻ 1-2 tuổi uống 50m/ lần, ngày uống 2-3 lần.
  • Trẻ 2-6 tuổi uống 100ml/ lần, ngày uống 2-3 lần.
  • Trẻ 6-12 tuổi uống 150ml/ lần, ngày uống 2-3 lần.
  • Trẻ trên 12 tuổi cho uống theo nhu cầu.

Mẹ tìm hiểu thêm: Mẹo mọc răng không sốt bằng lá hẹ giúp hạ sốt an toàn tại nhà cho bé

3.3. Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Nếu trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ C hoặc dùng các biện pháp trên nhưng không đỡ sốt, tay chân không đỡ lạnh, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Mẹ nên dùng Ibuprofen và Paracetamol để hạ sốt hiệu quả và an toàn, ít gây tác dụng phụ hơn các loại thuốc hạ sốt khác.

3.3.1 Thuốc hạ sốt Ibuprofen cho trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Thuốc hạ sốt Ibuprofen chỉ sử dụng được cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

Liều dùng: Chỉ dùng hạ sốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

  • Trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi – 12 tuổi: Tính theo mg thuốc/ kg cân nặng
    • Nhiệt độ thấp hơn 39 độ C: Dùng 5 mg/ kg/ liều, uống cách 6-8 giờ khi cần thiết (3-4 lần 1 ngày).
    • Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 39 độ C: Dùng 10 mg/ kg/ liều, uống cách 6-8 giờ khi cần thiết (3-4 lần 1 ngày).
  • Trẻ trên 12 tuổi: 300-400mg/ liều, uống cách 6-8 giờ.

Tác dụng phụ:

  • Đau ngực, khó thở, đau họng.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu đậm màu, phân nâu, đen, vàng da…

3.3.2 Thuốc hạ sốt Paracetamol cho trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Thuốc hạ sốt Paracetamol sử dụng được cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Liều dùng: Tính theo mg thuốc/ kg cân nặng.

  • Trẻ sơ sinh: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 6-8 giờ dùng một lần.
  • Trẻ lớn trên 7 tuổi: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 4-6 giờ dùng một lần. Không dùng
  • quá 5 lần trong vòng 24 giờ.

Tác dụng phụ:

  • Sốt nhẹ, buồn nôn, đau dạ dày và ăn mất ngon
  • Nước tiểu sậm màu, phân có màu đất sét.
  • Bệnh vàng da (bao gồm triệu chứng vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt).

Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ sốt cho tr

  • Chỉ dùng thuốc cho trẻ khi sốt cao trên 38.5 độ C và thực hiện các biện pháp hạ nhiệt cho trẻ nhưng không đỡ.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt ibuprofen cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
  • Cho trẻ uống thuốc đúng và đủ liều, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Nếu trẻ mắc các bệnh về tim, gan, thận, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh
Chăm sóc trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh đúng cách giúp bé sớm bình phục

Bên cạnh các biện pháp điều trị, mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng tay chân lạnh:

  • Không mặc quần áo, đeo tất, găng tay quá dày cho trẻ: Nhiều mẹ sai lầm khi nghĩ rằng cần đeo nhiều tất, găng tay dày khi chân tay trẻ bị lạnh. Điều đó sẽ làm da bé khó thoát nhiệt, gây bít tắc tuyến mồ hôi, có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: Bổ sung đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm và vitamin, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Mẹ tham khảo: Trẻ sốt mọc răng nên ăn gì và 7 loại thực phẩm mẹ nên lựa chọn.
  • Sử dụng nướu gặm: Để giảm đau răng cho trẻ bằng cách sử dụng các loại nướu gặm chuyên dụng.
  • Vệ sinh răng miệng trẻ sạch sẽ: Bằng gạc răng miệng chuyên dụng giúp làm sạch nướu, lưỡi, giảm tình trạng viêm nhiễm và sốt ở trẻ. Mẹ tham khảo gạc răng miệng cho trẻ mọc răng tại đây.

Như vậy, sốt mọc răng chân tay lạnh là hiện tượng thường gặp và không quá nguy hiểm khi trẻ mọc răng. Mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể và tay chân bé để có những biện pháp xử lý phù hợp. Nếu còn băn khoăn về cách chăm sóc cho trẻ sốt mọc răng, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh

Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.

  • Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh

    Gọi điện
  • Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh

    Chat zalo
  • Tại sao trẻ sốt chân tay lại lạnh

    Facebook