Tạo ra áp lực để đẩy dầu đến bôi trơn đến các chi tiết máy là nhiệm vụ của

Tạo ra áp lực để đẩy dầu đến bôi trơn đến các chi tiết máy là nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn và bơm áp lực. Một số phương pháp và hệ thống có thể được sử dụng bao gồm:

1. Sử dụng bơm để tạo ra áp lực: Có một số loại bơm có thể được sử dụng để tạo ra áp lực để đẩy dầu đến bôi trơn các chi tiết máy, bao gồm các bơm thông thường và bơm siêu áp.

2. Sử dụng thiết bị bôi trơn tự động: Có một số loại thiết bị bôi trơn tự động có thể được sử dụng để tạo ra áp lực để đẩy dầu đến bôi trơn các chi tiết máy. Thiết bị này thường bao gồm một bơm và một hệ thống điều khiển để tự động điều chỉnh lưu lượng dầu theo yêu cầu.

 

Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn

 

1. Nhiệm vụ

Đưa dầu bôi trơn lên các bề mặt ma sát của các chi tiết đươc hoạt động bình thường và tăng tuổi thọ cho các chi tiết.

2. Phân loại

Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn có các loại sau:

- Bôi trơn bằng vung té.

- Bôi trơn cưỡng bức.

- Bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu.

1. Cấu tạo

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức gồm các bộ phận chính: cacte chứa dầu, bơm dầu, bầu lọc dầu và các đường dẫn dầu. Ngoài ra trong hệ thống còn có: van an toàn, van khống chế, két làm mát dầu, đồng hồ báo áp suất dầu,…

2. Nguyên lý làm việc

Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từ cacte 1 và được lọc sạch ở bầu lọc 5, qua van 6 tới đường dầu chính 9, theo các đường 10, 11 và 12 để đến bôi trơn bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte.

Bầu lọc dầu 5 là loại bầu lọc li tâm, một phần dầu trong bầu lọc được dùng để tạo momen quay cho bầu lọc, sau đó dầu tự chảy về cacte.

Các trường hợp khác:

- Áp suất dầu vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mở để cho một phần dầu chảy về phía trước bơm

- Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định trước: van 6 đóng lại, dầu đi qau két làm mát 7, được làm mát trước khi chảy vào đường dầu 9.

 

Câu 1: Khi dầu qua két làm mát dầu thì:

A. Van khống chế lượng dầu qua két mở

B. Van khống chế lượng dầu qua két đóng

C. Van an toàn bơm dầu mở

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: B

Câu 2: Đâu là bề mặt ma sát?

A. Bề mặt tiếp xúc của pit-tông với xilanh

B. Bề mặt tiếp xúc của chốt khuỷu với bạc lót

C. Bề mặt tiếp xúc của chốt pit-tông với lỗ chốt pit-tông

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: D

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó trở về cacte

B. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, ngấm vào bề mặt ma sát và các chi tiết giúp chi tiết giảm nhiệt độ.

C. Dầu sau khi lọc sạch quay trở về cacte

D. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó thải ra ngoài

Đáp án: A

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trường hợp áp suất dầu trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van an toàn bơm dầu mở.

B. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm

C. Van an toàn bơm dầu mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm, một phần chảy về cacte

D. Dầu được bơm hút từ cacte lên

Đáp án: C

Vì một phần dầu chảy ngược về trước bơm, phần còn lại tiếp tục đi bôi trơn.

Câu 5: Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?

A. Bơm dầu

B. Lưới lọc dầu

C. Van hằng nhiệt

D. Đồng hồ báo áp suất dầu

Đáp án: C

Vì van hằng nhiệt ở hệ thống làm mát.

Câu 6: Tác dụng của dầu bôi trơn:

A. Bôi trơn các bề mặt ma sát

B. Làm mát

C. Bao kín và chống gỉ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Có mấy phương pháp bôi trơn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là bôi trơn cưỡng bức, bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu, bôi trơn vung té.

Câu 8: Có những phương pháp bôi trơn nào?

A. Bôi trơn bằng vung té

B. Bôi trơn cưỡng bức

C. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 9: Hệ thống bôi trơn có bộ phận nào sau đây?

A. Cacte dầu

B. Két làm mát

C. Quạt gió

D. Bơm

Đáp án: A

Câu 10: Van an toàn bơm dầu mở khi:

A. Động cơ làm việc bình thường

B. Khi áp suất dầu trên các đường vượt quá giới hạn cho phép

C. Khi nhiệt độ dầu cao quá giới hạn

D. Luôn mở

Đáp án: B

Vì để giảm áp suất dầu

 

 

 

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 25: Hệ thống bôi trơn

Câu 1. Theo phương pháp bôi trơn, người ta chia hệ thống bôi trơn làm mấy loại?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3         

D. 4

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Theo phương pháp bôi trơn, người ta chia hệ thống bôi trơn làm:

+ Bôi trơn bằng vung té

+ Bôi trơn cưỡng bức

+ Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu

 

Câu 2. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn chia làm mấy trường hợp?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn chia làm 3 trường hợp:

+ Trường hợp làm việc bình thường.

+ Trường hợp áp suất dầu trên đường ống quá cao.

+ Trường hợp nhiệt độ dầu trên đường ống quá cao

 

Câu 3. Có kiểu bôi trơn nào sau đây?

A. Bôi trơn bằng vung té

B. Bôi trơn cưỡng bức

C. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: D

Giải thích:

Theo phương pháp bôi trơn, người ta chia hệ thống bôi trơn làm:

+ Bôi trơn bằng vung té

+ Bôi trơn cưỡng bức

+ Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu

 

Câu 4. Đâu là bộ phận chính của hệ thống bôi trơn cưỡng bức?

A. Cacte

B. Bơm dầu

C. Van khống chế

D. Cả A và B đều đúng

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Bộ phận chính của hệ thống bôi trơn cưỡng bức là: Cacte, bơm dầu, bầu lọc dầu, đường dẫn dầu nên đáp án đúng là D.

 

Câu 5. Dầu bôi trơn qua van an toàn khi:

A. Động cơ làm việc bình thường

B. Áp suất dầu trên đường ống quá cao

C. Nhiệt độ dầu trên đường ống quá cao

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: B

Giải thích:

Do lượng dầu bơm lên đường ống quá nhiều dẫn tới áp suất trên đường ống cao. Để giảm áp suất trên đường ống thì van an toàn phải mở để một phần dầu quay trở về trước bơm.

 

Câu 6. Dầu bôi trơn qua két làm mát khi:

A. Động cơ làm việc bình thường

B. Áp suất dầu trên đường ống quá cao

C. Nhiệt độ dầu trên đường ống quá cao

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Khi nhiệt độ dầu cao, dầu phải qua két để làm giảm nhiệt độ.

 

Câu 7. Có mấy đường ống được nối với bầu lọc dầu ở hệ thống bôi trơn?

A. 1                                                                     

B. 2

C. 3                                                                     

D. 4

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Một đường dầu từ bơm đến, một đường dầu tiếp tục đi bôi trơn sau khi lọc, một đường dầu hồi sau khi được dùng để quay bầu lọc.

 

Câu 8. Van khống chế lượng dầu qua két đóng khi:

A. Động cơ làm việc bình thường

B. Áp suất dầu trên đường ống quá cao

C. Nhiệt độ dầu trên đường ống quá cao

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Van khống chế dầu qua két đóng khi nhiệt độ dầu quá cao để dầu vào két làm mát.

 

Câu 9. Van an toàn của bơm dầu đóng khi:

A. Động cơ làm việc bình thường

B. Áp suất dầu trên đường ống quá cao

C. Nhiệt độ dầu trên đường ống quá cao

D. Cả A và C đều đúng

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: D

Giải thích:

Van an toàn chỉ mở khi áp suất dầu trên đường ống quá cao.

 

Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó trở về cacte

B. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, ngấm vào bề mặt ma sát và các chi tiết giúp chi tiết giảm nhiệt độ.

C. Dầu sau khi lọc sạch quay trở về cacte

D. Dầu bôi trơn các bề mặt ma sát, sau đó thải ra ngoài

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: A

Giải thích:

+ Dầu bôi trơn đi qua các chi tiết, chỉ hấp thụ nhiệt của chi tiết chứ không ngấm vào chi tiết nên đáp án B sai.

+ Dầu bôi trơn sau khi lọc sẽ tiếp tục đi bôi trơn các bề mặt ma sát, chỉ một phần dầu dư thừa khi quay bầu lọc mới trở về cac te nên đáp án C sai

+ Dầu sau khi bôi trơn sẽ quay trở về cacte nên đáp án D sai.

 

Câu 11: Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?

A. Két làm mát dầu

B. Lưới lọc dầu

C. Két làm mát nước

D. Đồng hồ báo áp suất dầu

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Vì két làm mát nước thuộc hệ thống làm mát.

 

Câu 12: Hệ thống bôi trơn có bộ phận nào sau đây?

A. Cacte dầu

B. Két làm mát nước

C. Quạt gió

D. Bơm nước

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: A

Giải thích:

Két làm mát nước, quạt gió và bơm nước thuộc hệ thống làm mát.

 

Câu 13. Dầu bôi trơn có tác dụng gì?

A. Bôi trơn

B. Làm mát

C. Tẩy rửa

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: D

Giải thích:

Ngoài tác dụng bôi trơn, dầu bôi trơn còn có tác dụng làm mát, tảy rửa, bao kín, chống gỉ.

 

Câu 14. Hãy cho biết, đâu là bề mặt ma sát?

A. Bề mặt tiếp xúc của pit-tông với xilanh

B. Bề mặt tiếp xúc của pit-tông với lỗ chốt pit-tông

C. Bề mặt tiếp xúc của chốt khuỷu với bạc lót

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: D

Giải thích:

Bề mặt ma sát là bề mặt tiếp xúc giữa hai chi tiết có chuyển động tương đối với nhau.

 

Câu 15. Loại động cơ nào sử dụng phương pháp bôi trơn bằng cách pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu?

A. Động cơ xăng 2 kì

B. Động cơ xăng 4 kì

C. Động cơ điêzen 4 kì

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: A

Giải thích:

Vì động cơ xăng 2 kì, cacte dùng để nén hòa khí nên không thể chứa dầu bôi trơn.

 

Câu 16. Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các ... của các chi tiết để ... làm việc bình thường của động cơ và tăng ... các chi tiết.

A. Tuổi thọ - bề mặt ma sát - đảm bảo điều kiện

B. Bề mặt ma sát - tuổi thọ - đảm bảo điều kiện

C. Bề mặt ma sát - đảm bảo điều kiện - tuổi thọ 

D. Đảm bảo điều kiện - bề mặt ma sát - tuổi thọ 

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết.

 

Câu 17. Hệ thống bôi trơn nào được sử dụng phổ biến trong ‘‘Động cơ đốt trong’’.

A. Bôi trơn bằng vung té

B. Bôi trơn cưỡng bức

C. Bôi trơn bằng pha dầu bôi trơn vào nhiêu liệu

D. Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: B

Giải thích:

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức là hệ thống được sử dụng phổ biến trong các động cơ.

 

Câu 18. Bộ phận nào có nhiệm vụ hút dầu bôi trơn từ cacte lên các bề mặt ma sát 

A. Cacte

B. Bầu lọc dầu

C. Bơm dầu

D. Tất cả đều sai

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Bơm dầu hút dầu từ cacte, qua lưới lọc đến bầy lọc dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát.

 

Câu 19. Két làm mát dầu có nhiệm vụ ??

A. Có nhiệm vụ hút dầu bôi trơn từ cacte lên các bề mặt ma sát

B. Có nhiệm vụ bơm dầu hút từ cacte và được lọc sạch ở bầu lọc tinh

C. Có nhiệm vụ làm mát dầu khi nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn cho phép.  

D. Tất cả đều sai

Hiển thị đáp án  

 

Đáp án: C

Giải thích:

Két làm mát dầu có nhiệm vụ làm mát dầu khi nhiệt độ dầu vượt quá giới hạn cho phép. 

 

Chủ Đề