Thai 2 tháng phát triển như thế nào

Đến tháng thứ 2 của thai kỳ, bào thai đã phân hóa rõ đầu, mình, tay, chân. Cơ thể mẹ cũng xuất hiện một số thay đổi như không thấy kinh, bầu ngực căng lên, bắt đầu ốm nghén. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường các mẹ nhé.

Đối với những chị em lần đầu làm mẹ, cần phải chuẩn bị kiến thức từ lúc trước khi mang thai, cụ thể là những thay đổi trên cơ thể mẹ, đồng thời theo dõi quá trình phát triển của thai nhi như chiều dài, cân nặng để có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Nhiều mẹ thắc mắc giai đoạn mang thai tháng thứ 2 thì thai nhi đã hình thành chưa? Meiji xin trả lời là: bào thai đã phân hóa rõ đầu, mình, tay và chân. Thêm vào đó, cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2 cũng xuất hiện một số thay đổi như không thấy kinh, bầu ngực căng lên, nhiệt độ cơ thể thay đổi, bắt đầu ốm nghén. Trong trường hợp này, mẹ nên bình tĩnh vì đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mẹ mang bầu, mẹ nhé!

Mang thai tháng thứ 2 – Giai đoạn đầu thai kỳ

Tháng thứ 2 của thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8, hãy cùng tìm hiểu sự phát triển của thai nhi mẹ nhé:

Chiều dài, cân nặng thai nhi ở tháng thứ 2

Cân nặng, chiều dài của thai nhi khi mẹ mang bầu ở tháng thứ 2

Đến tuần thứ 8 của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ có kích thước khoảng 2-3 cm, có trọng lượng khoảng 4g. Giai đoạn này, bào thai đã phân hóa đầu, mình, tay, chân. Đồng thời xuất hiện mắt, tai, miệng và các cơ quan như tim cũng bắt đầu được hình thành.

Xem thêm: Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất

Những thay đổi của cơ thể mẹ bầu tháng thứ 2

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi bầu tháng thứ 2

Biểu hiện thai kỳ tháng thứ 2 thường dễ dàng nhận biết qua những thay đổi phổ biến của mẹ bầu:

  • Không thấy kinh nguyệt, thân nhiệt luôn cao.
  • Bầu ngực căng lên, núm vú sẫm màu và trở nên mẫn cảm. Một số mẹ có thể cảm thấy khó chịu hơn cả những ngày sắp tới ngày đèn đỏ. Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng dị ứng ngứa trong thai kỳ.
  • Có mẹ bầu tháng thứ 2 sẽ bắt đầu cảm thấy chán ăn, buồn nôn, khó chịu, ốm nghén, mệt mỏi. Mẹ bầu nên lưu ý chế độ ăn uống dinh dưỡng trong thời kỳ này để hạn chế tình trạng ốm nghén.
  • Bụng dưới căng cứng có khi đau nặng bụng [nếu đau bụng nhiều khi mang thai 2 tháng đầu kèm theo xuất huyết nên đến bệnh viện kiểm tra ngay], đau mỏi thắt lưng và số lần đi tiểu nhiều lên.
  • Cơ thể mẹ sản xuất thêm một lượng máu vào thai kỳ, và nhịp tim của mẹ nhanh hơn, mạnh hơn bình thường để bơm thêm máu.
  • Có thể chảy máu nhẹ vùng âm đạo, có thể chỉ là những đốm nhỏ chứ không nhiều như hành kinh. Hiện tượng này xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. Đói nhiều hơn, có cảm giác bụng cồn cào khi mang thai, cảm giác này kéo dài và chỉ thấy dễ chịu hơn khi ăn vào. Tuy nhiên, mẹ sẽ tiếp tục bị lặp lại cảm giác này sau đó.
  • Nhiều mẹ thắc mắc bụng bầu 2 tháng có to chưa, điều này cũng tuỳ thuộc vào cơ địa hình thể của mẹ và mẹ mang thai lần đầu hay lần hai, ba.

Hình ảnh bụng bầu 2 tháng

Mẹ lưu ý: Khi nghi ngờ là bản thân đã mang thai, cần lưu ý việc uống thuốc khi mang thai và chụp X-quang. Khi khám sức khỏe tại bệnh viện hay khi mua thuốc, cần thông báo rằng bản thân có khả năng đang mang thai.

Kết thúc tháng thứ 2, mẹ sẽ chuyển sang cột mốc quan trọng sắp tới đó là vị giác của thai nhi sẽ phát triển trong tháng thứ 3 của thai kỳ. Để tìm hiểu về giai đoạn này có sự thay đổi gì của cả mẹ và thai nhi, mẹ hãy đón đọc: Giai đoạn thai kỳ – Tháng thứ 3.

Mẹ cần biết

  • Để tiền sản giật không còn là nỗi lo của mẹ
  • Làm thế nào để phòng ngừa bị rỉ ối ở mẹ bầu?
  • 4 cách giúp mẹ bầu phân biệt chính xác rỉ ối và són tiểu
  • Cách giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ và những điều mẹ cần lưu ý
  • Mẹo giúp hạn chế ngứa da khi mang thai
  • Những mũi tiêm phòng nhất định không được bỏ qua trong thai kỳ

Điều bố có thể làm: Khi biết vợ đã mang thai, người chồng cần bắt đầu chuẩn bị tâm lý làm bố. Vai trò của người chồng lúc này là động viên, hỗ trợ một cách nhẹ nhàng, ấm áp khi vợ đang cảm thấy bất an.

Khi mang thai, tâm lý chung của các mẹ bầu là muốn biết con mình hiện tại nhìn thế nào, bé đã phát triển đến đâu và có khỏe mạnh không. Dưới đây là chi tiết quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng.

# Thụ thai

Quá trình thụ thai diễn ra khi tinh trùng thâm nhập vào trứng. Tại thời điểm này, bộ gen của bé đã hoàn chỉnh, bao gồm cả giới tính cũng được xác định luôn. Trong vòng 3 ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh tạo thành bào thai. Bào thai đi qua ống dẫn trứng vào tử cung và bám lên thành tử cung để phát triển.

# Tháng thứ 1

Tháng thứ nhất của thai kỳ là khoảng thời gian thai nhi hình thành cấu trúc khuôn mặt và cổ sau này. Trong khi tim và mạch máu tiếp tục phát triển thì các cơ quan nội tạng khác như phổi, dạ dày, gan mới bắt đầu hình thành.

# Tháng thứ 2

Lúc này kích thước của em bé đã được khoảng 1-1,3cm. Mí mắt và đôi tai của thai nhi đang thành hình, và mẹ bầu đã có thể trông thấy đầu mũi thai nhi thông qua ảnh siêu âm. Tay và chân của bé cũng đang dần dài ra, trong đó các ngón tay và ngón chân phát triển rõ ràng hơn hẳn.

# Tháng thứ 3

Em bé đã được khoảng 5cm và bắt đầu tự di chuyển. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, trên xương mu. Bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của em bé bằng các dụng cụ đặc biệt. Đồng thời, cơ quan sinh dục của em bé nên bắt đầu trở nên rõ ràng.

# Tháng thứ 4

Lúc này, bé đã dài khoảng 11-11,7cm và nặng khoảng 100g. Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn mẹ khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân.

# Tháng thứ 5

Bé đã dài khoảng 15,3cm và nặng 280g. Bé con đã khá lớn rồi mẹ ơi! Tử cung của mẹ lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn.Lúc này con đã có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau. Chẳng bao lâu nữa, mẹ sẽ cảm nhận được chuyển động của con trong bụng.

# Tháng thứ 6

Bé đã nặng hơn 630g rồi đấy. Con cũng đã có thể phản ứng với âm thanh bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bé có thể hiểu được những lời mẹ thủ thỉ mỗi ngày. Cơ thể thai nhi cũng đã phát triển đầy đủ các chức năng.

# Tháng thứ 7

Trong tháng này, bé lớn nhanh như thổi và nặng khoảng 1,1kg và thường xuyên thay đổi vị trí nằm. Lúc này nếu bé không may phải ra đời sớm thì cũng có nhiều khả năng sống sót. Đây cũng là thời điểm các bác sĩ cảnh báo mẹ bầu cẩn thận trong ăn uống, sinh hoạt, đề phòng sinh non.

# Tháng thứ 8

Đến tháng thứ 8, thai nhi nặng khoảng 1,8kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Nếu ra đời trong thời điểm này, bé sẽ đạt trọng lượng bằng nửa trọng lượng nếu sinh đủ tháng. Đây là lúc mẹ nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai và đi khám hai tuần một lần.

# Tháng thứ 9

Đến tháng thứ 9, bé đã phát triển toàn diện và bắt đầu quay đầu xuống xương chậu mẹ để chuẩn bị ra ngoài. Cân nặng và chiều dài trong tháng này của mỗi bé sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tình, số lượng thai và kích thước bố mẹ. Trung bình, một em bé ở giai đoạn này sẽ nặng khoảng 2,8kg và dài 50cm.

# Ra đời

Ngày em bé ra đời được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa theo cách tính này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần.

Một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh muộn mà do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích sinh cho mẹ hoặc mổ lấy thai.

Mang thai tháng thứ 2 không nên ăn gì?

Những điều kiêng kỵ khi mang thai 2 tháng đầuKhông xoa bụng hay mang vác nặng. Không được cố sức để làm việc cho xong gây nên mệt mỏi, suy nhược. Khi mang thai 2 tháng đầu cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Hạn chế ăn đồ chua có chứa nhiều axit như dưa chua, măng chua muối, cà muối.

Tại sao bầu 2 tháng mà bụng to?

Giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi còn nhỏ và nhu cầu dinh dưỡng chưa cao, mẹ cũng chưa lộ bụng. Còn các mẹ bầu bụng to sớm ở giai đoạn này thường do mỡ thừa tích nhiều tại bụng. Từ lần mang thai thứ 2 trở đi, rất dễ thấy bụng to sớm hơn. Nguyên nhân là tử cung đã bị giãn, cơ bắp ở bụng yếu và thiếu sự đàn hồi.

2 tháng đầu mang thai nên ăn gì?

Ngày Bữa sáng [7 giờ] Bữa phụ sáng [9 giờ 30]
Thứ hai Bữa chính: Trứng Chuối Phở Nước dừa Bữa phụ: Ngô
Thứ ba Bữa chính: Trứng Ổi Cháo Nước mía Bữa phụ: Khoai
Thứ tư Bữa chính: Táo Xôi Nước cam Bữa phụ: Bánh yến mạch + sữa
Thứ năm Bữa chính: Trứng Chuối Bánh mỳ kẹp Nước dừa Bữa phụ: Cháo gà

Bầu 2 tháng nên ăn gì? Gợi ý thực đơn cho cả tuần - AVAKids.comwww.avakids.com › me-va-be › bau-2-thang-nen-an-gi-1480544null

Làm sao biết mình có thai lần 2?

Mang thai lần 2 có những dấu hiệu gì khác lần 1?.

Sự thay đổi của ngực. ... .

Bụng to nhanh hơn và thấp hơn. ... .

Cơ thể mẹ bầu mệt mỏi hơn. ... .

Thai nhi chuyển động sớm hơn. ... .

Đau khớp và đau lưng. ... .

Xuất hiện nhiều cơn gò chuyển dạ giả hơn. ... .

Thời gian chuyển dạ và sinh nở ngắn hơn..

Chủ Đề