Thai được 4 tuần có nên đi siêu âm

Siêu âm có thai lần đầu tiên như là dấu mốc quan trọng bắt đầu cho một thai kỳ hạnh phúc và chờ đón em bé khỏe mạnh chào đời. Thời điểm siêu âm này đầu tiên này vô cùng quan trọng và là câu trả lời chính xác nhất về việc mẹ có đang thực sự mang thai hay không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề thời điểm siêu âm thai lần đầu tiên là khi nào cũng như những kiến thức mang thai quan trọng để góp phần tiếp sức cho hành trình của mẹ.

1. Siêu âm có thai lần đầu tiên khi nào?

Đối với những mẹ mang thai lần đầu tiên, khi thực hiện thử thai tại nhà bằng que và cho ra hai vạch sẽ dễ rơi vào tình trạng hoang mang và không biết rằng khi nào mình cần gặp bác sĩ lần đầu tiên cũng như chuẩn bị những gì. Bởi vì nếu như mẹ không biết được thời điểm phù hợp nhất cho lần siêu âm có thai đầu tiên là khi nào có thể sẽ đến gặp bác sĩ quá sớm, khi mà em bé còn quá nhỏ, chưa thể thấy được qua siêu âm. Điều này sẽ gây những lo lắng không đáng có cho mẹ. Mẹ nên đi khám bác sĩ sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần.

Trong lần siêu âm thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ kiểm tra và giúp mẹ giải đáp các vấn đề như sau:

– Phôi thai đã thực sự được hình thành và đã đi vào làm tổ ở tử cung hay chưa.

– Kiểm tra xem thai có hiện tượng phát triển ngoài tử cung hay không. Với những trường hợp mang thai ngoài tử cung sẽ cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không làm nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ.

– Tính được chính xác tuổi của thai nhi thời điểm hiện tại.

– Khám tổng quát sức khỏe của mẹ và đánh giá các vấn đề như: tiền sử bệnh lý, đang sử dụng những loại thuốc như thế nào, mẹ có mắc phải bệnh mãn tính nào không, đã từng phẫu thuật chưa, có bị dị ứng gì hay không, tiền sử gia đình có thành viên nào mắc phải dị tật, tình trạng thiếu máu, đo huyết áp, kiểm tra tim mạch,…

Siêu âm có thai lần đầu tiên nên thực hiện khi thai nhi được 4-5 tuần tuổi

2. Những dấu hiệu cho thấy mẹ nên đi siêu âm có thai hay không?

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là hiện tượng trễ kinh. Theo các bác sĩ Sản khoa nhận định rằng, thời điểm phù hợp nhất để người mẹ quyết định đến khám thai lần đầu tiên đó là khi thấy bản thân bị trễ kinh từ 1-2 tuần. Còn nếu như bạn thử thai lên 2 vạch nhưng chưa đến chu kỳ và chưa có dấu hiệu chậm kinh thì không nên quá vội gặp bác sĩ. Bởi lúc này, phôi thai còn quá bé và bác sĩ rất khó có thể xác định được cũng như khiến cho người mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, không biết rằng em bé có đang gặp vấn đề gì hay không.

Thời điểm trễ kinh từ 1-2 tuần là khoảng thời gian mà thai nhi đã được khoảng 4-5 tuần. Lúc này, bác sĩ hoàn toàn có thể thấy được rõ thông qua siêu âm và không làm mất thời gian, công sức cũng như tiền bạc của mẹ phải đi siêu âm lại để xác định có thai hay không lần nữa.

Và một vấn đề quan trọng mà nhiều mẹ mới có thai lần đầu tiên thắc mắc, đó là mẹ có cần phải chuẩn bị gì cho lần siêu âm có thai lần đầu này hay không? Câu trả lời là không. Mẹ chỉ cần đặt lịch hẹn và đi khám thai theo đúng lịch đã được đặt cũng như không phải nhịn ăn hay nhịn uống. Bởi khi tới phòng siêu âm, nếu như mẹ siêu âm đầu dò bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ đi tiểu hết trong bàng quang còn nếu như siêu âm qua đường bụng thì bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ uống nhiều nước. Cho nên, mẹ bầu hoàn toàn có thể hiện tâm về vấn đề này.

Quá trình siêu âm mẹ nên mặc nhưng trang phục rộng rãi, thoải mái để dễ dàng cho bác sĩ thực hiện. Mẹ không nên đi giày quá cao và ưu tiên đi giày, dép bệt để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Bởi 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là khoảng thời gian nhạy cảm nhất.

Mẹ nên siêu âm thai lần đầu khi thấy bị trễ kinh 1-2 tuần

3. Mới có thai nên ăn gì để thai nhi phát triển tốt nhất?

Không chỉ ở giai đoạn mới mang thai, mà trong suốt quá trình mang thai, việc ăn uống khoa học sẽ giúp hạn chế những nguy cơ gây hại cho sự phát triển của thai nhi như thai suy dinh dưỡng, dị tật, sinh non…Theo đó, để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh mẹ có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất sau khi mới có thai:

– Axit folic: đây là chất vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển và phân chia tế bào của thai nhi. Đồng thời giúp thai nhi tránh nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, não úng thủy…

– Sắt: quan trọng cho quá trình tạo máu, thiếu máu do thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn làm gia tăng nguy cơ động thai, dọa sảy, sinh non.

– Ngoài ra mẹ nên lưu ý bổ sung các nhóm vitamin A, C, D, K và cả chất xơ để ngăn ngừa táo bón, cao huyết áp và phù nề tay chân.

Mới mang thai là giai đoạn nhạy cảm vì thế bên cạnh việc bổ sung thêm những thực phẩm cần thiết mẹ cũng nên tránh xa những chất sau:

– Bia, rượu, thuốc lá, cà phê.

– Hạn chế đồ ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ.

– Không ăn đồ tái sống.

Mới có thai nên ăn gì và không nên ăn gì luôn là lo lắng muôn thuở của các mẹ bầu

Vậy là qua chia sẻ trên các mẹ bầu đã có thêm những kiến thức khi mang thai lần đầu tiên, cũng như giúp mẹ giải đáp được thắc mắc siêu âm có thai lần đầu nên được thực hiện vào khi nào. Nếu mẹ đang đi tìm địa chỉ tin cậy để siêu âm có thai hay không cho kết quả chính xác nhất thì không nên bỏ qua Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ được vô vàn mẹ bầu tin tưởng lựa chọn thăm khám và đón con yêu chào đời. Bởi tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với các trang thiết bị hiện đại, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Đến Thu Cúc TCI mẹ hoàn toàn yên tâm chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ của các nhân viên y tế.

Siêu âm thai 4 tuần là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mang thai ở những tháng đầu tiên. Bởi bất kỳ bà mẹ nào cũng lo lắng đến sự phát triển con yêu của mình. Hơn thế nữa bà mẹ mong muốn cảm nhận được sự phát triển của thai nhi trọng bụng mình. Để giải đáp thông tin siêu âm thai 4 tuần thai đã vào tử cung hay chưa chị em có thể đọc ngay bài viết sau đây:

Siêu âm thai 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?

Để khẳng định chính xác thai nhi 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa là việc rất khó nói, bởi thời điểm thai làm tổ ổn định trong buồng tử cung ở mỗi người phụ nữ lại khác nhau.

Và để trả lời vấn đề này, chúng ta cần xem xét về quá trình thụ tinh.

Trong 1 lần xuất tinh, có đến hơn 250 triệu tinh trùng được phóng thích để đi tìm trứng. Phải vượt qua rất nhiều khó khăn, chỉ có 1 tinh trùng khỏe nhất, nhanh nhất mới may mắn gặp được trứng để thụ tinh và tạo thành hợp tử. Lúc này quá trình thụ thai mới chính thức bắt đầu.

Về lý thuyết, trứng được thụ tinh sẽ mất khoảng 5-7 ngày để bắt đầu làm tổ trong tử cung. Quá trình làm tổ lại tiếp tục mất 7-10 ngày mới hoàn thành. Như vậy, sau khi thụ tinh, dù trứng đã về đến tử cung lâu rồi nhưng vẫn cần mất một chút thời gian để phôi thai bám rễ vào thành tử cung và phát triển.

Hình ảnh phôi thai 4 tuần tuổi. [Ảnh minh họa]

Nhưng trên thực tế, thời điểm thai nhi vào tử cung lại có sự sai khác ở mỗi mẹ bầu. Trung bình, quá trình thai làm tổ ổn định trong buồng tử cung mất khoảng 7-10 ngày, nhưng cũng có chị em thời gian này lâu hơn, lên đến 13-15 ngày.

Ngoài ra, việc xác định chính xác thời điểm rụng trứng là rất khó nên trong sản khoa, người ta sẽ tính tuổi thai dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối. Cách tính này sẽ có chút “xê dịch” từ 1-2 tuần. Do vậy, có những thai phụ được tính là thai nhi 4 tuần tuổi nhưng vẫn chưa vào tử cung là vậy.

Tóm lại, không có câu trả lời tuyệt đối chính xác về việc thai nhi 4 tuần tuổi đã vào tử cung chưa bởi nhiều trường hợp thai 5-8 tuần [thậm chí 3-4 tuần] đã vào tử cung, siêu âm thấy phôi thai song một số trường hợp phải mất đến 9-12 tuần thì thai mới vào tử cung.

Thai vào tử cung chậm vì những nguyên nhân nào?

Việc biết được nguyên nhân thai vào tử cung chậm sẽ giúp mẹ bầu phát hiện sớm và ngăn ngừa những bất thường xuất hiện trong thai kỳ.

+ Do cơ địa của người mẹ: Vì đặc điểm cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt, thể trạng sức khỏe của mỗi người phụ nữ khác nhau nên thời gian hợp tử di chuyển về tử cung ở mỗi người cũng khác nhau. Có người chậm kinh 3-5 ngày đã thấy phôi thai nhưng có người mất 10-14 ngày mới thấy hình ảnh phôi thai trong buồng tử cung.

+ Ống dẫn trứng, vòi trứng bất thường: Nếu người phụ nữ có ống dẫn trứng hẹp, nhỏ. Có tiền sử phẫu thuật vòi trứng, ống dẫn trứng có khả năng để lại sẹo hoặc bị viêm nhiễm thì thời gian di chuyển của phôi thai vào buồng tử cung cũng chậm hơn so với bình thường.

Phát hiện sớm trường hợp mang thai ngoài tử cung sẽ tránh nguy hiểm cho mẹ bầu. [Ảnh minh họa]

+ Mang thai ngoài tử cung: Nếu bạn đã chậm kinh hơn 14 ngày, que thử thai cho 2 vạch nhưng siêu âm vẫn chưa thấy túi thai nằm trong buồng tử cung thì có nhiều khả năng bạn đã mang thai ngoài tử cung. Tức là hợp tử không về đến buồng tử cung mà phát triển ở vòi trứng, ống dẫn trứng. Trường hợp này cần xử lý kịp thời trước khi khối thai vỡ gây chảy máu ổ bụng khiến người mẹ nguy hiểm đến tính mạng hoặc mất khả năng sinh sản về sau.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi đã vào tử cung

Nhận biết thai nhi đã vào tử cung hay chưa giúp mẹ bầu có kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp cũng như phòng ngừa những nguy cơ tai biến sản khoa có thể xảy ra.

Nhiều trường hợp phôi thai đã làm tổ ổn định trong tử cung nhưng chị em vẫn chưa nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu thay đổi vì lúc này thai mới chỉ 2-4 tuần, còn rất nhỏ. Tuy nhiên, không ít chị em rất nhạy cảm và tinh ý khi phát hiện những dấu hiệu mang thai sớm của bản thân như:

- Ra máu báo có thai: Khi phôi thai bám vào thành tử cung thành công và bắt đầu bám rễ để phát triển, một số chị em sẽ thấy âm đạo ra chút máu báo màu đỏ nhạt hoặc nâu nhạt, đau tức bụng dưới. Hiện tượng này chỉ xuất hiện thoáng qua nên nhiều người bỏ qua không để ý.

Hiện tượng ra máu báo, đau tức bụng dưới khi mới có thai là điều bình thường chị em không nên lo lắng. [Ảnh minh họa]

- Nhiệt độ cơ thể tăng lên: Đa số phụ nữ khi mới mang thai đều có thân nhiệt cao hơn bình thường đôi chút. Nguyên nhân là vì cơ thể người mẹ phải tạo nhiều máu hơn trước, lưu lượng máu chảy tăng nhanh, quá trình trao đổi chất cũng nhiều hơn để cung cấp cho bào thai. Tất cả vấn đề này khiến huyết áp của chị em tăng lên và thân nhiệt cũng tăng.

- Cơ thể mệt mỏi: Trong vòng 5-14 ngày sau khi trứng thụ tinh thành công, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra hormone HCG, ngoài ra hormone progesterone và estrogen cũng tăng cao. Sự thay đổi đột ngột của các tuyến nội tiết sẽ khiến cơ thể chị em thấy mệt mỏi, uể oải.

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể thấy có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, chuột rút, chán ăn, sợ mùi, và đặc biệt là chậm kinh. Lúc này cách tốt nhất là nên sử dụng que thử thai hoặc đi siêu âm thai để biết chính xác mình đã mang thai hay thai đã vào tử cung chưa.

Bài viết đã giải đáp thông tin siêu âm thai 4 tuần thai đã vào tử cung hay chưa. Mong rằng với những chia sẻ ở trên giúp chị em bớt đi được một phần của sự lo lắng. Nếu chị em có ý định đi siêu âm nên chọn những phòng khám có đội ngũ y bác sĩ siêu âm giỏi để cho ra những kết quả chính sác nhất. Nếu như còn bất kỳ điều vì thắc mắc vui lòng [TRUY CẬP TẠI ĐÂY] để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề