Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Mang thai tuần 36, mẹ chỉ còn khoảng 4 tuần nữa là đến ngày vượt cạn. Thai nhi 34 tuần về cơ bản là đã hoàn thiện, nên con có thể ra đời bất cứ lúc nào. Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này thường sẽ tập trung vào việc tăng cân. Song, mẹ vẫn nên tìm hiểu chi tiết để hỗ trợ con sẵn sàng chào đời khỏe mạnh.

Vì không nắm rõ sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này, không ít trường hợp mẹ bầu 36 tuần phải lâm bồn sớm dẫn đến. Do đó, mẹ nên cùng Con Cưng tham khảo bài viết sau để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và bé nhé.

Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Sự phát triển của thai nhi tuần 36 có rất nhiều mốc đáng chú ý

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, các cơ quan của bé bắt đầu hình thành. Vào những tuần cuối của thai kỳ, các cơ quan này về cơ bản đã trở nên hoàn thiện. Cụ thể hơn, sự phát triển của thai nhi trong tuần 36 có một số điểm đáng chú ý như:

  • Cân nặng thai nhi lúc này khoảng 2600gr, tương đương với một quả dưa lê. Chiều dài thai nhi dao động từ khoảng 47 - 52cm. Ngoài ra, lớp mỡ trên cơ thể của bé cũng phát triển và bé trông phúng phính hơn. Mẹ có thể thấy được điều này qua những hình ảnh siêu âm. Bên cạnh đó, trọng lượng của thai sẽ tăng chậm lại và dự trữ nguồn năng lượng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
  • Lớp sáp bã nhờn bao phủ quanh bé đã biến mất. Thai nhi sẽ nuốt chúng cũng như các chất khác. Đây cũng là lý do khiến cho ruột của bé bắt đầu hoạt động.
  • Thính giác của bé đã rất phát triển từ vài tuần trước đó. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sau khi ra đời bé sẽ có thể nhận ra giọng nói và những giai điệu quen thuộc mẹ hát cho bé nghe trong giai đoạn này.
  • Các mảnh xương sọ của bé chưa liền hẳn. Hầu hết xương và sụn của bé khá mềm giúp bé dễ dàng chui qua xương chậu khi chào đời một cách dễ dàng hơn. Lúc này, tư thế của bé đã xoay theo hướng thuận (ngôi đầu). Tuy nhiên không phải tất cả các bé đều có ngôi thuận.
  • Hệ tiêu hoá của bé vẫn chưa sẵn sàng. Bởi bé lúc này vẫn còn nằm trong lòng tử cung, nên nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ mẹ thông qua rốn. Mặc dù hệ tiêu hóa đã hình thành, nhưng hệ tiêu hóa vẫn chưa hoạt động. Để hệ tiêu hóa hoàn thiện chức năng và hoạt động bình thường, bé cần mất 1 - 2 năm đầu đời.

Mẹ và thay đổi trên cơ thể khi mang thai tuần 36?

Mẹ bầu 36 tuần sẽ cảm nhận được những chuyển biến rõ rệt diễn ra bên trong cơ thể mình:

Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024

Mẹ bầu sẽ thường xuyên đau lưng do xương chậu giãn nở ở tuần 36

  • Bụng mẹ có xu hướng trì xuống do thai kích thước lớn và vì bé đang trở ngôi thai hướng xuống. Các vết rạn sẽ ngày càng nhiều, nên mẹ có thể "cầu cứu" đến những sản phẩm cấp ẩm, chống rạn da như: Kem ngăn ngừa và giảm vết rạn khi mang thai Palmer 125gr, Lotion ngăn ngừa, giảm vết rạn khi mang thai Palmer 250ml… để làm mờ, hạn chế các vết rạn da cũng như giảm cảm giác ngứa ngáy do nứt nẻ hay khô da gây ra.
  • Vùng xương chậu của mẹ dần nở ra theo đầu hướng xuống của đầu bé. Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy đau lưng hơn, gây khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt thường ngày. Đồng thời, mẹ bầu 36 tuần sẽ nhận thấy những cơn co thắt chuyển dạ giả xuất hiện nhiều hơn và với mức độ nặng hơn. Tuy nhiên nếu thai kỳ bình thường thì bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ chờ cho đến khi cơ co thắt xuất hiện liên tục mỗi 5 phút/giờ, mỗi cơn kéo dài khoảng 1 phút. Khi đó mới là dấu hiệu chuyển dạ thật, lúc này mẹ cần được đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám nhanh chóng.
  • Ngoài ra, ở giai đoạn mang thai tuần 36, mẹ bầu sẽ thường xuyên tiết dịch nhầy ở cổ tử cung. Đôi khi, mẹ sẽ thấy dịch âm đạo có trộn lẫn cả màu hồng, màu đỏ, màu nâu của máu,… Điều này rất bình thường vì thời gian này cổ tử cung của mẹ khá nhạy cảm và có thể giãn căng ra do sự di chuyển dần xuống dưới của thai nhi.

Trên đây là tổng quan về những thay đổi trên cơ thể khi mang thai tuần 36 của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong thời gian này. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé yêu, Con Cưng khuyên mẹ nên tiến hành thăm khám thai định kỳ mỗi tuần một lần để được theo dõi sát tình trạng thực tế nhé.

Chỉ còn khoảng 4 tuần nữa là mẹ vượt cạn rồi, mẹ hãy đến ngay Con Cưng để sắm sửa đồ dùng cần thiết cho ngày sinh nở nhé. Trước hết, mẹ hãy lên danh sách các món đồ cần thiết như tã, bỉm, khăn, quần áo, sữa, sữa tắm, thau… Sau đó, mẹ có thể truy cập vào website: https://concung.com hoặc dùng App Con Cưng để đặt mua online một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất cho mẹ.

Theo dõi sự phát triển của thai 36 tuần, góc những điều mẹ bầu nên biết

Sẽ không còn quá nhiều thời gian nữa là bạn có thể gặp mặt bé yêu của mình. Tuy nhiên đây là khoảng thời điểm nhạy cảm, thai 36 tuần là lúc các mẹ bầu cảm thấy dễ căng thẳng cùng vô số thắc mắc trong giai đoạn này. Để biết thêm chi tiết, hãy cùng theo dõi thông tin tại bài viết sau đây nhé.

Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024
Thai 36 tuần

Sự phát triển của bé và những lưu ý dành cho mẹ bầu

Phát triển của thai nhi tuần 36

Khi bạn mang thai ở tuần 36, bé bây giờ đã có kích thước tương đương một quả đu đủ, bé sẽ có chiều dài khoảng 47cm tính từ đầu đến gót chân và có thể nặng đến 2,6kg.

Bởi vì kích thước của bé tương đối lớn, chiếm gần hết khoảng trống trong túi ối nên các bé không thường xuyên đạp bụng mẹ như trước nữa. Nhưng bạn vẫn sẽ cảm nhận được các chuyển động của thai nhi chẳng hạn như lúc bé giãn người, cuộn mình hoặc ngọ nguậy,..

Giai đoạn này bé phát triển mạnh mẽ hơn hẳn những tuần trước:

  • Phát triển da và xương: Khi bạn siêu âm ở thai 36 tuần sẽ nhìn thấy được bé dần phát triển đầy đặn, phần má lúc này hình thành lớp mỡ và cơ, góp phần tạo nên khuôn mặt phúng phính vô cùng đáng yêu. Phần xương cấu tạo nên hộp sọ giờ đây đang di chuyển và chồng chéo lên nhau, trong lúc đó thì đầu bé được bảo vệ trong xương chậu của mẹ.
  • Phát triển hệ tiêu hóa: Chạm mốc thai 36 tuần, nhiều cơ quan và hệ thống của bé đã trưởng thành, chẳng hạn như hệ tuần hoàn, miễn dịch. Tuy nhiên ở hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện cho đến giai đoạn sau sinh.
  • Em bé tăng trưởng chậm lại: Thai nhi gần như đã sẵn sàng cho việc chui qua đường sinh để chào đời, bé nằm yên để dự trữ nguồn năng lượng chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở sắp tới.

Hình ảnh thai 36 tuần

Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024
Thai 36 tuần phát triển nhanh chóng các cơ quan bảo vệ

Lưu ý cho mẹ bầu mang thai tuần 36

Bạn có thể trải qua các cơn thắt giả thường xuyên hơn từ bây giờ nên hãy tìm hiểu kỹ dấu hiệu sắp sinh. Nếu xuất hiện các cơn co thắt kéo dài mỗi năm phút một lần trong suốt một giờ. Mỗi lần thường kéo dài khoảng một phút thì bạn nên đến bệnh viện ngay.

Thai 36 tuần lúc này thai nhi khá lớn và có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn. Nên giải pháp cho vấn đề này là bạn nên chia nhỏ bữa ăn thường xuyên thay vì chỉ ăn ba bữa chính.

Giai đoạn này thai nhi đạp nhiều và mạnh hơn bình thường. Nếu phát hiện bé giảm hoạt động hoặc thấy rằng mình đang bị rò rỉ nước ối, bị chảy máu âm đạo, sốt hoặc bạn cảm thấy nhức đầu dữ dội, dai dẳng, đau bụng liên tục hoặc bị hoa mắt, hãy đến ngay với bác sĩ.

Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024
Những dấu hiệu bất thường bạn nên đến gặp bát sĩ ngay

Vào những ngày cuối thai kỳ bạn thường xuyên trải qua chứng mất ngủ, khó chịu, do đó cần thư giãn hết mức có thể và đầu tư vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh, để khắc phục các vấn đề trên.

Xem thêm: Cập nhật sự phát triển của thai 37 tuần cùng cách chăm sóc cho cả mẹ và bé

Thai 36 tuần nên xét nghiệm những gì?

Tuần 36 bạn cần dành nhiều thời gian quan sát sự phát triển của bé cũng như sức khỏe của chính mình. Dựa vào nhu cầu của mẹ bầu và cách khám của bác sĩ, có thể bạn sẽ được kiểm tra, xét nghiệm như:

  • Đo cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Đo đường và đạm trong nước tiểu
  • Kiểm tra tay, chân xem có triệu chứng sưng phù và giãn tĩnh mạch khi mang thai
  • Kiểm tra bên trong cổ tử cung để đo độ giãn nở và mở rộng của tử cung, chuẩn bị cho em bé chào đời
  • Đo chiều cao của đáy tử cung
  • Đo nhịp tim thai nhi
  • Kiểm tra thai nhi bằng cách sờ, nắn bụng bên ngoài
    Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024
    Bạn sẽ được kiểm tra, xét nghiệm thường xuyên khi thai 36 tuần

Thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi mang thai 36 tuần

Ở tuần này cổ tử cung của người mẹ đang dần dần giãn nở, khớp cùng các cơ trong cơ thể bạn tiếp tục mềm và giãn ra khi mang thai. Điều này càng quan trọng hơn đối với khu vực xương chậu của bạn. Bạn có thể vẫn sẽ tiếp tục cảm thấy đau bên hông hoặc vùng ở phía dưới hay thắt lưng.

Xem thêm: Cột mốc mới của thai 38 tuần và những lưu ý phải biết cho mẹ bầu

Bên cạnh đó, dấu hiệu ngứa ngáy bụng hoặc phù nề chân tay bắt đầu xuất hiện và có thể ảnh hưởng ít nhiều tới tâm trạng của bạn. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến tình trạng dịch nhầy được tiết ra, dấu hiệu này cho thấy tử cung đã bắt đầu hé mở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp diễn ra.

Đi tiểu thường xuyên: việc em bé nằm ở xương chậu của mẹ sẽ làm tắc nghẽn bàng quang. Vì vậy, mẹ sẽ phải đi vệ sinh nhiều tương tự như 2 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng không nên cắt giảm lượng chất lỏng để hạn chế tình trạng này vì cơ thể mẹ đang rất chất lỏng để giữ nước hơn bao giờ hết.

Mất ngủ: mẹ sẽ khó tìm được tư thế nằm thoải mái thật sự để ngủ ngon. Tránh để cho căn phòng quá ngột ngạt, giữ thoáng mát bằng cách mở hé cửa sổ hoặc dùng điều hòa.

Bản năng làm mẹ: mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khi bước vào tuần 36 nhưng lại tràn đầy năng lượng trong việc chuẩn bị mọi vật dụng cho em bé chào đời. Lời khuyên là nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ trong giai đoạn này.

Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào năm 2024
Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ ở tuần 36 vì thai nhi lớn hơn

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu tuần 36

Khi mang thai 36 tuần bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, giàu các dưỡng chất cần thiết. Điều này sẽ giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt, giúp em bé khỏe mạnh và sẵn sàng ra đời.

Chế độ ăn nên đảm bảo như:

Ăn đầy đủ ngày 3 bữa: Ăn đầy đủ 3 bữa sáng, trưa, tối là điều rất quan trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Nhưng mẹ chú ý đừng ăn khuya vì rất dễ tích tụ nhiều mỡ trong cơ thể.

Tăng cường protein chất lượng cao: đây là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong việc xây dựng cơ bắp, máu, tạo ra hooc môn hay chất dẫn truyền thần kinh…Nguồn thực phẩm giàu protein mẹ có thể tham khảo như: thịt, cá, trứng, sữa…..

Lựa chọn thực phẩm giàu sắt: trong giai đoạn này cơ thể mẹ cần bổ sung thêm lượng sắt để ngăn ngừa thiếu máu hay xuất huyết khi sinh. Những thực phẩm giàu sắt có thể đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ như: thịt đỏ, trứng, các loại rau màu xanh đậm……

Mẹ có biết sữa bầu MAMA Milk của Meiji là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy những chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, canxi….được bổ sung vào sản phẩm với hàm lượng cao hỗ trợ cho mẹ có một thai kỳ vững chắc. Đặc biệt, sản phẩm có vị ngọt thanh tự nhiên của đường sữa, không bổ sung thêm đường sucrose. Mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu về sản phẩm ngay tại đây.