Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mở ra một kỷ nguyên

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mang ý nghĩa dân tộc và thời đại

Được đăng: 20 Tháng 4 2021

Lượt xem: 436

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, nhân dân bắt tay vào khôi phục kinh tế - văn hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành đế quốc mạnh nhất thế giới tư bản. Thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng, Mỹ tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng, bao vây chống phá chủ nghĩa xã hội. Mỹ không ký vào Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơnevơ, tìm mọi cách thay thế thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Ngày 07/7/1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Chính phủ bù nhìn. Ngày 08/8/1954, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) do Tổng thống Aixenhao chủ trì quyết định gạt bỏ Pháp, xâm lược Việt Nam bằng Quyết định NSC 5429/2 với các nội dung sau: Mỹ trực tiếp viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam; Pháp chỉ được viện trợ 100 triệu USD trong tổng số 400 triệu cho miền Nam và phải rút hết quân ở miền Nam; loại bỏ Bảo Đại, ủng hộ Ngô Đình Diệm. Thực chất, Mỹ đã từng buớc biến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới ở Đông Nam Á.

Sau một thời gian thanh trừng nội bộ, xây dựng lực lượng cảnh sát, quân đội, chính quyền Việt Nam cộng hòa tiến hành các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ly khai, đàn áp dã man các phong trào yêu nước, tiến bộ ở Nam Bộ. Từ năm 1955 - 1959, ở Nam Bộ chỉ còn 5.000 đảng viên so với 60.000 đảng viên trước đó. Có tỉnh chỉ còn 01 chi bộ đảng. Ở khu V, 12 huyện không còn cơ sở đảng, hơn 22.000 đảng viên chỉ còn lại 160 đảng viên. Cách mạng miền Nam ở vào thời điểm khó khăn nhất.

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chưa chấm dứt, Đảng ta đã nhận rõ âm mưu của đế quốc Mỹ. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, từ ngày 15/7 đến 17/7/1954, Đảng nhận định: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”.

Ngày 06/9/1954, Bộ Chính trị ra Chỉ thị về tình hình mới và nhiệm vụ công tác mới của miền Nam, nêu lên các nhiệm vụ của cách mạng miền Nam.

Tháng 10/1954, Xứ ủy Nam bộ được thành lập do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư. Tháng 6/1946, đồng chí Lê Duẩn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đã dự thảo bản “Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam”. Bản Đề cương đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn cách mạng miền Nam. Nhưng do điều kiện thực tế nên chưa đề ra được những biện pháp cụ thể thúc đẩy tình hình cách mạng miền Nam.

Tháng 01/1959, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 15, đã ra Nghị quyết về cách mạng miền Nam. Nghị quyết xác định nhiệm vụ trước mắt là: “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai, thực hiện độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã phản ánh nhu cầu của lịch sử, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của cán bộ, đồng bào miền Nam, giải quyết kịp thời yêu cầu và mở đường phát triển cho cách mạng miền Nam.

Tháng 9/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…”

Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là: “đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông - Nam Á và thế giới.

Thực hiện đường lối kháng chiến chống đế quốc Mỹ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết quyết tâm đánh bại nhiều chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, bao gồm: Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965); chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968); chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1969 - 1975).

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có giá trị và ý nghĩa dân tộc và thời đại hết sức to lớn; là đỉnh cao của bản anh hùng ca về lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Đây là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, một trong những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX”.

Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã chấm dứt 117 năm chống lại các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, thu giang sơn về một mối, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.

Dân tộc Việt Nam đã làm phá sản chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho chủ nghĩa xã hội, cổ vũ động viên phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ trên phạm vi thế giới. Việt Nam trở thành ngọn cờ tiêu biểu cho phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình và tiến bộ xã hội.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khẳng định tính đúng đắn, khoa học và sáng tạo của đường lối chiến tranh nhân dân dưới ánh sáng lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với CNXH, tạo nên xung lực cho sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Lý luận cách mạng sáng tạo, đường lối đúng đắn đã trở thành ngọn cờ tập hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp yếu tố trong nước với quốc tế, phối hợp nhịp nhàng sức mạnh của hai miền Nam - Bắc để đi tới thắng lợi cuối cùng.

Vũ Mạnh Hồng - Trưởng khoa Xây dựng Đảng

.

Cập nhật lúc: 17:03, 28/04/2020 (GMT+7)

(LĐ online) - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là chiến thắng 30/4/1975 mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc thời đại và ý nghĩa to lớn. Nó không chỉ thể hiện ý chí độc lập, tự do, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam, mà còn của các dân tộc bị áp bức, bóc lột và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mở ra một kỷ nguyên
Quân Giải phóng chiếm trường Thiết giáp tại căn cứ Nước Trong (Biên Hòa). Từ đầu tháng 4/1975, các binh đoàn chủ lực của ta từ khắp các hướng tiến về Sài Gòn, tấn công địch với sức mạnh vũ bão. Ảnh: tư liệu

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mỹ trở thành đế quốc giàu có và hùng mạnh nhất thế giới tư bản, đóng vai trò sen đầm quốc tế để bảo vệ và cứu nguy cho cả hệ thống TBCN đang bị suy yếu và lâm vào cuộc khủng hoảng mới trước sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống XHCN. Đặc điểm nổi bật của đế quốc Mỹ sau 1945 là bành trướng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, nhằm chống lại các trào lưu cách mạng, đàn áp và phá hoại phong trào độc lập dân tộc, ngăn chặn sự phát triển của CNXH đồng thời tranh giành vị trí và ảnh hưởng với các nước đế quốc khác. Từ đầu những năm 60 thế kỷ 20, đế quốc Mỹ buộc phải từ bỏ chiến lược toàn cầu “trả đũa ồ ạt” chuyển sang chiến lược “phản ứng linh hoạt” chĩa mũi nhọn vào các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc, trong đó Viêt Nam là một trọng điểm. Bởi, Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, được Mỹ đánh giá là một trong những vị trí sống còn trong tuyến ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản. Vì vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa vừa mang tính chất giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc vừa mang tính chất thời đại sâu sắc.

Đặc biệt, cuộc đụng đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Mỹ lại diễn ra trong một đặc điểm, hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, đó là đất nước ta tạm thời chia làm hai miền, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau; một nước nhỏ, kinh tế lạc hậu, phải đương đầu với một đế quốc sừng sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn bậc nhất thế giới. Từ đó, đòi hỏi Đảng ta phải đề ra chiến lược, phương châm, chủ trương chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh của cuộc chiến tranh. 

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã phải kéo dài gần 21 năm, trải qua 5 giai đoạn chiến lược; là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thử thách, cam go, ác liệt liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cuối cùng quân và dân ta đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù một cách oanh liệt. Mặc dù phải chịu nhiều đau thương, mất mát nhưng qua chiến đấu và chiến thắng, Đảng, nhân dân và quân đội ta được rèn luyện, trưởng thành về mọi mặt; sức mạnh và vị thế của Việt Nam trên thế giới được nâng lên một tầm cao mới, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam trong thế kỷ XX và mai sau. 

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Nó vĩ đại không chỉ đối với đất nước Việt Nam, mà còn mang tầm vóc thế giới và có tính chất thời đại sâu sắc, bởi lẽ:

Thứ nhất, đây là trang sử hào hùng và chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta. Nhân dân ta đã đánh thắng tên đế quốc đầu sỏ, lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập, tự do, thống nhất cho đất nước; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, cả nước vững bước đi lên CNXH. 

Thứ hai, là thắng lợi của sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp đánh Mỹ và thắng Mỹ; trở thành thắng lợi tiêu biểu của cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên các dân tộc trên thế giới dũng cảm, kiên cường giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Thứ ba, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước góp phần nêu bật chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông, kinh tế kém phát triển, song nhờ đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên cường dưới sự lãnh đạo của một Đảng Mác-xít - Lê-nin-nít, có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì hoàn toàn có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu đã đưa Việt Nam trở thành biểu tượng của ý chí độc lập, tự do, trở thành lương tri của thời đại. 

Thứ tư, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước còn góp phần khẳng định vai trò quyết định của nhân tố con người. Được biết, khi Việt Nam buộc phải phải đương đầu với đế quốc Mỹ, có tiềm lực kinh tế, quân sự khổng lồ, bạn bè trên thế giới kể cả các nước trong phe XHCN hết sức e dè, lo lắng, nhưng cuối cùng chúng ta đã chiến thắng. Sở dĩ có được chiến thắng vĩ đại đó do nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính trị tinh thần của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh với lập trường kiên quyết kháng chiến và quyết tâm đánh giặc Mỹ đến cùng “còn một lai quần cũng đánh” đóng vai trò quyết định. Từ đó, động viên được ý chí chiến đấu, năng lực sáng tạo và nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên chiến thắng vĩ đại, được loài người tiến bộ trên thế giới ngưỡng mộ, ca tụng. Có thể nói con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã phát triển ở một tầm cao mới.

Từ thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng, nhân dân và quân đội ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu không chỉ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, mà cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cũng như mai sau. Đó là các bài học về: Xác định đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam; phát huy sức mạnh thời đại; vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt phương pháp đấu tranh cách mạng, phương thức tiến hành chiến tranh toàn dân và nghệ thuật quân sự chiến tranh toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân Việt Nam; chủ động, nhạy bén, linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược chiến tranh cách mạng và nghệ thuật tạo và nắm bắt thời cơ giành những thắng lợi quyết định; đồng thời phải luôn luôn chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong mọi hoàn cảnh, nâng cao sức chiến đấu và phát huy hiệu lực lãnh đạo của Đảng.

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, càng tự hào về tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn giá trị của sự hy sinh mất mát để có được hoà bình, độc lập, tự do; từ đó tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Trước mắt, chúng ta cần phải cùng nhau chung sức chiến thắng đại dịch Covid-19; nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và mục tiêu Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra; tiến hành thành công đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 

NGUYỄN VĂN HƯƠNG