Thành lập tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

Số hồ sơ: T-THA-031415-TT
Cơ quan hành chính: Thanh Hóa
Lĩnh vực: Hiệp hội, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ Thanh Hoá
Cơ quan phối hợp (nếu có): Ngành chủ quản, Công an tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ
Cách thức thực hiện: Trụ sở cơ quan HC
Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện: Tổ chức
Kết quả thực hiện: Quyết định hành chính
Tình trạng áp dụng: Còn áp dụng

Tên bước Mô tả bước
Chuẩn bị hồ sơ: Ban Vận động chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo qui đinh
Tiếp nhận hồ sơ: - Địa điểm: tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ số 44 Đại lộ Lê Lợi, phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hoá. - Trình tự tiếp nhận hồ sơ: Khi nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. + Trường hợp hồ sơ thiếu , hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại hồ sơ theo quy định.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính các ngày làm việc theo quy định.

Xử lý hồ sơ: - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức bộ máy. - Phòng Tổ chức bộ máy xem xét, tham mưu để Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép thành lập Hội, tổ chức phi chính phủ (qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh).

- Nội vụ nhận kết quả từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Trả kết quả: Đến hẹn Tổ chức đến nộp giấy hẹn và nhận kết quả: - Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Nội vụ;

- Thời gian: Trong giờ hành chính các ngày làm việc theo qui định.

Đơn xin thành lập hội (không mẫu, 01 bản chính)
Dự thảo điều lệ (không mẫu, 01 bản chính)
Dự kiến phương hướng hoạt động của tổ chức hội (không mẫu, 01 bản chính)
Quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận danh sách những người trong Ban vận động thành lập tổ chức hội (không mẫu, 01 bản sao chứng thực)
Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu Ban vận động (không mẫu, 01 bản chính)
Danh sách và chữ ký của hội viên theo qui định (không mẫu, 01 bản chính)
Các văn bản xác nhận về tài sản, trụ sở của tổ chức hội (không mẫu, 01 bản sao chứng thực)
Số bộ hồ sơ: 2 bộ

Thưa Luật sư công ty Lluật Minh Gia, tôi có một số vấn đề cần được giải đáp như sau: Hiện nay mình muốn thành lập 1 tổ chức phi lợi nhuận về âm nhạc cổ điển-giáo dục. Tất cả thành viên và nghệ sĩ đều là người Việt Nam.

Tất cả đều là các cá nhân đơn lẻ, không có tư cách pháp nhân dựa trên doanh nghiệp hay bất kì nhà tổ chức nào. Cho mình hỏi Việt Nam có luật cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi người VN không? Nếu có, mình phải bắt đầu những thủ tục nào, hồ sơ gì, mang đến đâu, gặp ai, như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật Minh Gia, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền như sau:

"Điều 12. Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận

1. Tổ chức phi lợi nhuận là pháp nhân hoặc tổ chức có hoạt động chính là huy động hoặc phân bổ vốn cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội hoặc mục đích tương tự, không vì mục đích lợi nhuận, bao gồm: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam."

Theo đó, tổ chức phi lợi nhuận sẽ được thành lập dưới các hình thức sau: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Như vậy nếu bạn muốn thành lập tổ chức phi lợi nhuận về âm nhạc cổ điển-giáo dục, tất cả thành viên và nghệ sĩ đều là người Việt Nam thì bạn có thể thành lập dưới hình thức quỹ xã hội hoặc quỹ từ thiện. Quỹ xã hội và quỹ từ thiện sẽ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP. Hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2012/NĐ-CP , bao gồm:

- Đơn đề nghị thành lập quỹ;

- Dự thảo điều lệ quỹ;

- Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định  30/2012/NĐ-CP;

-  Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên thì bạn nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 16 Nghị định 30/2012/NĐ-CP, cụ thể:

"Điều 16. Thẩm quyền giải quyết của thủ tục về quỹ

1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với:

a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;

b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:

a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;

b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã;

c) Căn cứ điều kiện cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện, xã; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này".

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Để được hoạt động các tổ chức phi chính phủ phải đăng ký hoạt động

Thành lập tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 12/2012/NĐ-CP .

Thứ nhất: Điều kiện

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài muốn được phép hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có tư cách pháp nhân theo pháp luật của quốc gia nơi thành lập.

+ Có điều lệ, tôn chỉ hoạt động rõ ràng.

+ Có kế hoạch hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam thông qua các chương trình, dự án hoặc viện trợ phi dự án phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai: Hồ sơ

+ 01 đơn đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài do người có thẩm quyền ký gửi đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, gồm những nội dung chính sau đây:

– Tên đầy đủ và viết tắt của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính.

– Tôn chỉ, mục đích hoạt động.

Xem thêm: Mẫu thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã

– Sơ lược về lịch sử và quá trình phát triển của tổ chức.

– Nguồn và khả năng tài chính.

– Chương trình, dự án và/hoặc kế hoạch hoạt động tại Việt Nam.

– Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và tôn trọng phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam.

+ 01 bản sao Điều lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

+ Bản chính hoặc 01 bản sao chứng nhận tư cách pháp nhân do cơ quan có thẩm quyền ở nơi thành lập hoặc nơi đặt trụ sở chính cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.

Thứ ba: Thời gian thực hiện

Trong thời gian không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán

Trường hợp được đồng ý cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy đăng ký hoạt động trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong trường hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có thể nhận qua đường bưu điện.

Thứ tư: Thời hạn giấy phép

Thành lập tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Thời hạn của Giấy đăng ký hoạt động là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Trong trường hợp sau, Giấy đăng ký hoạt động sẽ hết hiệu lực:

– Vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại nơi thành lập hoặc đặt trụ sở chính trong trường hợp pháp luật nước đó có quy định thời hạn đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ đó.

– Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp một trong hai loại Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án hoặc Văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Cuối cùng: Địa điểm thực hiện:

Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới nhất

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiềng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ),