Thành phố hồ chí minh có bao nhiêu con hẻm năm 2024

Siêu nhỏ, siêu sâu, siêu khó tin là những gì du khách, hay thậm chí là chính người dân tại thành phố Hồ Chí Minh nói về những con hẻm một người đi. Chật chội và bất tiện, tuy nhiên nhiều người dân cho biết đã dần quen sống bên trong những con hẻm này.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, có những con hẻm siêu nhỏ chỉ một người qua lọt.
Cuộc sống người dân trong các con hẻm siêu nhỏ này có những câu chuyện dở khóc dở cười khó chia sẻ. Nhiều đoạn hẻm "thắt nút" khiến việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Vì hẻm quá nhỏ nên việc chạy xe máy hay vận chuyển những đồ đạc như tủ, giường cũng không hề dễ dàng.
Hẻm nhỏ chỉ đủ cho một người đi, nhưng nhiều người dân nơi đây vẫn phải tận dụng để phơi quần áo, cơi nới “chuồng cọp” để sử dụng.
Ghi nhận tại con hẻm 67 đường Mạc Đỉnh Chi, hẻm tại đây rộng chỉ tầm 1 mét, chỉ đi lọt một chiếc xe gắn máy.
Anh Nguyễn Minh Dũng – người dân sinh sống đã 47 năm tại đây chia sẻ: “Từ lâu nay chúng tôi đã sống tại những con hẻm nhỏ như thế này. Những lần mua giường, tủ hay đồ đạc to là phải để ngoài đầu đường và nhờ người khiêng vào. Những lần sửa chữa nhà cửa thì vật liệu cũng để đầu hẻm, phải vận chuyển vào đây bằng xe nhỏ rất khó khăn. Khổ nhất là những lúc đau bệnh, có người cấp cứu là chúng tôi phải chở người ra tận đầu hẻm. Hơn nữa ví dụ xảy ra cháy nổ gì xe cứu hỏa cũng không tiếp cận được” – anh Dũng nói.
Đồng quan điểm, một người dân sống tại con hẻm 156 đường Lê Lai [Quận 1, TP Hồ Chí Minh] cho hay, gia đình chị làm nghề bán quán ăn ngoài đầu hẻm, mỗi sáng khi bưng đồ đạc đi bán phải chia ra từng giỏ nhỏ để vận chuyển. “Sống ở chỗ có hẻm nhỏ thì cuộc sống cũng hơi chật vật, vận chuyển đồ đạc gì cũng khó. Nhiều người cứ nghĩ dân sống ở thành phố là sung sướng nhưng thực ra không phải vậy, vì cuộc sống mưu sinh mình phải chịu cảnh sống chật hẹp để làm ăn thôi. Chúng tôi cũng mong muốn hẻm nới rộng thêm để cuộc sống của người dân được ổn định hơn”
Bất tiện và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tuy nhiên khi được hỏi nhiều người dân TPHCM cho biết đã quen và chấp nhận cuộc sống bên trong những con hẻm “một người đi“.

Siêu nhỏ, siêu sâu, siêu khó tin những con hẻm tại TPHCM.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Ngày 14.7, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất mở rộng hẻm trên địa bàn thành phố từ năm 2000 đến nay.

Trong 22 năm qua, toàn thành phố có hơn 168.000 hộ dân tham gia hiến gần 5,4 triệu m2 đất, ước tính tương đương với số tiền hơn 10.050 tỉ đồng, phục vụ cho 5.230 công trình. Người dân cũng trực tiếp đóng góp kinh phí để mở rộng đường, hẻm và các công trình phục vụ công cộng với số tiền hơn 458 tỉ đồng.

Người dân ở hẻm 320/23 đường Nguyễn Văn Linh, P.Bình Thuận, Q.7 phấn khởi khi hẻm cũ rộng chỉ 1,5 m được mở rộng lên được 3 m.

cao như quỳnh

Điển hình, tại H.Củ Chi có ông Bùi Văn Đèo, là cán bộ hưu trí ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng cùng gia đình đã hiến 3.000 m2 đất phục vụ các công trình nông thôn mới. Hay ở Q.Bình Tân có ông Lại Văn Nghề, ở P.Tân Tạo A đã tự nguyện hiến 1.000 m2 đất để mở rộng đường Nguyễn Văn Cự, đoạn từ Tỉnh lộ 10 đến cầu Ông Phú, ước tính giá trị khoảng 2,5 tỉ đồng.

Nhìn lại 22 năm thực hiện, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá đây là chủ trương đúng đắn, mang lại kết quả có ý nghĩa rất lớn với người dân và sự phát triển của thành phố.

Theo người đứng đầu chính quyền TP.HCM, thoạt đầu sẽ có ý kiến hỏi vì sao một thành phố là đầu tàu kinh tế cả nước mà lại bàn về việc hiến đất mở hẻm, một việc nhìn qua có vẻ nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là vấn đề tác động trực tiếp đến đời sống, sinh kế người dân, và khi gỡ điểm nghẽn này thì tạo xung lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tặng bằng khen cho các tập thể có nhiều thành tích trong công tác vận động người dân hiến đất mở hẻm

nguyên vũ

“Nhìn vào bản chất, đây không chỉ là cải thiện đời sống dân sinh nơi mở rộng hẻm, không chỉ là cải thiện nhà ở, giá nhà tăng lên, mà còn có gì đó thuộc về nét đặc trưng văn hóa của người Sài Gòn - TP.HCM. Đó là tinh thần vì cộng đồng, vì cái chung, sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình”, ông Mãi nhìn nhận, đồng thời cho biết mô hình của thành phố cũng lan tỏa đến các tỉnh, thành khác.

Chủ tịch TP.HCM đề nghị các địa phương tiếp tục công việc tuyên truyền, vận động để bà con đóng góp đất đai, tài sản trên đất để tiếp tục mở hẻm đường chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới. Từng xã phường, quận huyện xác định đến năm 2025, 2030 có những công trình nào rồi đem ra thông cáo với người dân để bàn bạc, tham gia, thực hiện.

“Chúng ta xác định đến năm 2025, khi cả nước kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, phấn đấu không còn hẻm chật hẹp, mất an toàn, không còn khu dân cư ổ chuột, chung cư mất an toàn để cải thiện đời sống”, ông Mãi nói.

Cũng theo ông Mãi, quá trình thực hiện chủ trương hiến đất mở hẻm bộc lộ bất cập như những hộ đầu hẻm không được hưởng lợi nhiều, các hộ diện tích nhỏ có khi bị ảnh thưởng toàn bộ nên cần tính toán cách hỗ trợ, bù đắp một phần thiệt hại.

Để khắc phục bất cập này, trong từng cộng đồng, những hộ có điều kiện san sẻ cho hộ bị thiệt thòi nhiều. Còn đối với hộ đầu hẻm thì cần có cơ chế hỗ trợ của thành phố. Hiện UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng phối hợp các sở khác tham mưu để cơ chế tài chính, để chủ trương không làm bằng tình cảm mà còn tính đến lợi ích kinh tế của người dân, đảm bảo hài hòa lợi ích.

“Coi như đây là chi phí cho chỉnh trang đô thị, mang lại điều kiện sống an toàn cho người dân”, ông Mãi nêu định hướng.

Chủ Đề