Thanh tra giao thông hiện nay là ai

[PLO]- Cơ quan điều tra TP Phan Rang - Tháp Chàm tổ chức thực nghiệm lại hiện trường vụ tai nạn giao thông làm ba thanh tra giao thông tỉnh Ninh Thuận bị truy tố.

Video: Thực nghiệm hiện trường vụ 3 thanh tra giao thông bị truy tố

Ngày 20-6, cơ quan CSĐT Công an TP Phan Rang – Tháp Chàm [Ninh Thuận] phối hợp với VKSND cùng cấp thực nghiệm lại hiện trường vụ án mà ba thanh tra giao thông [TTGT] tỉnh này bị truy tố.

Cơ quan CSĐT TP Phan Rang - Tháp Chàm thực nghiệm lại hiện trường vụ án. Ảnh: HUỲNH HẢI.

Buổi thực nghiệm có sự chứng kiến của ông Nguyễn Văn Mộc, Chánh Thanh tra giao thông tỉnh Ninh Thuận, các bị can và những người liên quan đến vụ án.

Hiện trường vụ án nằm tại cầu Thành Hải trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Thành Hải, TP Phan Rang – Tháp Chàm. Cơ quan điều tra đã điều một xe tải cùng xe công vụ của TTGT đến hiện trường để tiến hành đo vẽ.

Theo hồ sơ, sáng 30-9-2020, ông Mộc phát hiện xe tải 81C-105.70 đang đỗ tại một cây xăng ở xã Thành Hải có dấu hiệu vi phạm tải trọng nhưng không xác định được người điều khiển xe.

Ông Mộc thông báo cho các TTGT theo dõi. Đến 16 giờ 30 cùng ngày, ông Mộc chỉ đạo ông Mai Ngọc Vương, Phó chánh TTGT tỉnh Ninh Thuận, thành lập tổ kiểm tra gồm các ông Trần Minh Mẫn, Phan Văn Triển và Lê Phong Hòa để theo dõi, kiểm tra vi phạm xe tải trên.

Đến khoảng 18 giờ 50 cùng ngày, tổ kiểm tra phát hiện xe tải 81C-105.70 lưu thông trên quốc lộ 1 theo hướng bắc - nam nên bám theo, yêu cầu dừng xe.

Người điều khiển xe tải là Nguyễn Văn Anh dừng xe bên lề phải của đường cách đuôi ô tô của tổ TTGT 3 - 4 m theo hiệu lệnh. Khi đỗ xe, tài xế xe tải mở đèn cảnh báo phía trước và sau.

Lúc này, anh VHĐ điều khiển xe máy đến cầu Thành Hải thì tông vào đuôi bên trái của xe tải đang dừng. Anh Đ. bị thương nặng và tử vong sau đó.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, công an TP Phan Rang - Tháp Chàm vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ba TTGT Trần Minh Mẫn, Phan Văn Triển, Lê Phong Hòa để điều tra tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan điều tra đã điều một xe tải cùng xe công vụ của TTGT tỉnh Ninh Thuận đến hiện trường để đo vẽ. Ảnh: HUỲNH HẢI

Ngày 7-9-2021, TAND TP Phan Rang - Tháp Chàm tuyên phạt Trần Minh Mẫn và Lê Phong Hòa cùng mức án bảy tháng 23 ngày tù, Phan Văn Triển bảy tháng bốn ngày tù cùng tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Thời gian phạt tù bằng thời gian tạm giam nên các bị cáo được trả tự do ngay tại phiên tòa.

Sau đó, ông Trần Minh Mẫn và Phan Văn Triển đã làm đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm.

Xử phúc thẩm ngày 24-2, TAND tỉnh Ninh Thuận tuyên hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ cho VKSND TP Phan Rang – Tháp Chàm điều tra lại.

HĐXX phúc thẩm nhận định, các bị cáo bị xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được thực hiện do vô ý. Lỗi vô ý thì không có đồng phạm, bản án sơ thẩm nhận định đồng phạm là sai quy định pháp luật.

Bản án sơ thẩm nhận định có đồng phạm nhưng cũng không phân tích vai trò từng bị cáo, từ đó mức án không phân hóa mà tuyên chung một mức [bảy tháng 23 ngày].

Ngoài ra, HĐXX phúc thẩm cho rằng cần làm rõ các chứng cứ trong vụ tai nạn giao thông như bản vẽ hiện trường không thể hiện vị trí xe của TTGT để chứng minh; trong hồ sơ vụ án thể hiện khi nhận một thiết bị giám sát hành trình có nhãn hiệu, số seri khác, giao lại một giám sát hành trình có nhãn hiệu, số seri khác…

HUỲNH HẢI

Tạp chí GTVT - Hoạt động xử lý vi phạm của lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông không chồng chéo vì chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành được luật định.

Sáng 11/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về 2 dự án luật Giao thông đường bộ [sửa đổi] và Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết thông qua đánh giá tổng kết Luật Giao thông đường bộ có nhiều bất cập cần phải thay đổi.

“Theo suy nghĩ của chúng tôi nếu tách ra hai luật thì sẽ tiết kiệm, tránh lãng phí. Nếu quy định mới này, lực lượng thanh tra giao thông sẽ không còn hoạt động trên mặt đường...”, Bộ trưởng Tô Lâm cho hay.

Phát biểu của Bộ trưởng Tô Lâm không chỉ khiến Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia giao thông, doanh nghiệp vận tải và tài xế quan tâm mà ngay cả những cán bộ thực thi nhiệm vụ trong ngành GTVT cũng băn khoăn.

Thanh tra giao thông đang thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật quy định

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, Thanh tra giao thông có toàn quyền trong lĩnh vực GTVT, còn lực lượng Cảnh sát giao thông là lực lượng hỗ trợ cho hoạt động quản lý nhà nước, và quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông là của ngành giao thông. Đây là nguyên tắc được pháp luật quy định, chứ không mang tính chất phân chia.

“Nếu quy định Thanh tra giao thông không được quyền dừng xe, không được quyền kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, xe dù, bến cóc…, tôi cho rằng không hợp lý. Thanh tra là có quyền kiểm tra hết, đấy là nhiệm vụ chính của thanh tra, bởi thanh tra giao thông là thanh tra xem ai là người vi phạm pháp luật, mà thanh tra ở đây có nghĩa là thanh tra và kiểm tra”, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đoàn công tác của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, do ông Nguyễn Xuân Cường, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam dẫn đoàn, chỉ đạo lực lượng TTGT thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tải trọng trên đường Hồ Chí Minh - Ảnh: Báo Giao thông

Làm rõ hơn về vấn đề này, một cán bộ thanh tra Cục Quản lý đường bộ I, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho rằng bất kỳ sở, ngành nào cũng đều có lực lượng thanh tra để kiểm soát, kiểm tra và xử lý vi phạm của ngành đó. “Vì vậy, nếu có lực lượng Thanh tra giao thông mà bỏ đi hoạt động xử phạt trên đường thì không thể phát huy hiệu quả. Nghĩa là Thanh tra giao thông phải thanh tra, xử lý các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của ngành đó, không thể giao trách nhiệm này cho một ngành khác quản lý được” – vị này nhấn mạnh.

Theo vị này, Điều 86 Luật GTĐB có quy định quyền và trách nhiệm của thanh tra giao thông và không có sự chồng chéo nào ở đây. Cụ thể, thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ. Trong đó, điểm a Điều 86 Luật Giao thông đường bộ có quy định thanh tra phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.

Đồng thời, điểm b Điều 86 của Luật GTĐB có quy định thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ.

Tương tự, về xử phạt xe chở quá tải, đây là hành vi liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông và tác động trực tiếp đến lĩnh vực ngành đang quản lý nên thẩm quyền xử phạt thuộc thanh tra giao thông. Ngoài nhắc nhở lần một, xử phạt thì thanh tra giao thông sẽ báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước cấp sở để quản lý và sẽ thu hồi phù hiệu nếu phương tiện, doanh nghiệp đó tiếp tục vi phạm.

Một lực lượng khó đảm đương hết việc

Bàn về vấn đề chồng chéo của hai lực lượng Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông khi cả hai cùng tham gia xử lý trên đường, chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng, hiện nay có rất nhiều lực lượng cùng tham gia vào công tác tuần tra, xử lý vi phạm giao thông, bao gồm cả Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, thậm chí cả Công an xã, phường...Nhưng thực tế hiệu quả xử lý vẫn chưa được như mong muốn. “Nếu chỉ có một lực lượng Cảnh sát giao thông được dừng xe kiểm tra vi phạm, liệu có dẫn đến tình trạng làm không xuể, bỏ lọt, sót vi phạm hay không?” - ông Nguyễn Mạnh Thắng đặt vấn đề.

Hoạt động xử lý vi phạm giữa hai lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông không có sự chồng chéo mà các đơn vị luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, bổ sung cho nhau

Tương tự, anh Nguyễn Thành Hưng - một tài xế lái xe khách lâu năm tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh cho biết không thấy có sự chồng chéo về xử lý vi phạm giữa Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông trên cùng một mặt trận đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Theo anh Hưng, trong lĩnh vực quản lý xe khách, thông thường Thanh tra giao thông sẽ tập trung kiểm tra ở các bến xe, khu vực sân bãi để kiểm tra phù hiệu, lộ trình, điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện trước khi xuất bến...còn Cảnh sát giao thông chỉ kiểm tra về tốc độ, chở quá tải khi xe lưu thông trên đường. Khi cần thiết thì hai đơn vị này phối hợp để kiểm tra như hiện nay là hoàn toàn hợp lý” - anh Hưng nhận xét.

Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải Hải Phòng cho rằng, đề xuất của Bộ công an không phù hợp với thực tế. Bởi lâu nay, ngoài chức năng thanh tra hành chính của ngành giao thông, thanh tra giao thông vận tải còn tham gia bảo vệ kết cấu hệ tầng, ngăn chặn xe quá tải; kiểm tra hoạt động vận tải khách, xử lý nạn xe dù, bến cóc... Do vậy, nếu lực lượng thanh tra giao thông không được dừng xe xử lý vi phạm, sẽ rất khó thực hiện vai trò quản lý nhà nước cũng như công tác đảm bảo trật tự ATGT.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Bằng – Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát cũng bày tỏ quan điểm, lâu nay, hoạt động xử lý vi phạm giữa hai lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông không có sự chồng chéo mà các đơn vị luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, bổ sung cho nhau. “Ví dụ, để xử lý việc dừng đỗ không đúng nơi quy định thì Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông, đều có thể xử lý được. Rõ ràng các lực lượng này bổ sung cho nhau vì không phải lúc nào các lực lượng này cũng có mặt” – ông Bằng phân tích.

Video liên quan

Chủ Đề