Thể loại của bài thơ “đập đá ở côn lôn” là gì ?

Chào bạn Đập đá ở Côn Lôn, sáng tác ở nhà tù Côn Đảo

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh đã khắc họa hình ảnh hiên ngang của người chí sĩ cách mạng trước hoàn cảnh chốn lao tù vẫn lạc quan quyết không "sờn lòng đổi chí".

Thể loại của bài thơ “đập đá ở côn lôn” là gì ?
Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Download.vn mời quý bạn đọc cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về tác giả Phan Châu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể sự con con.

II. Đôi nét về tác giả Phan Châu Trinh

- Phan Châu Trinh (1872 - 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã.

- Quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

- Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, đỗ Phó bảng và được bổ dụng làm quan nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã từ bỏ để chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước.

- Trong những năm đầu của thế kỷ XX, Phan Châu Trinh là người đưa ra khái niệm dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.

- Ông là một trong những chí sĩ yêu nước nổi tiếng của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

- Một số tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập, Giai nhân kỳ ngộ…

III. Giới thiệu về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

1. Hoàn cảnh sáng tác

Vào năm 1908, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Tháng 6 năm 1910, ông được tha do có sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp). Bài thơ được sáng tác khi ông đang cùng những người tù khác lao động khổ sai.

2. Thể thơ

  • Thất ngôn bát cú
  • Hình ảnh giàu tính biểu tượng.
  • Ngôn ngữ, giọng điệu mang khí thế hào hùng.

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Bốn câu thơ đầu: Hình ảnh hiên ngang của người anh hùng trước cảnh ngục tù.
  • Phần 2. Bốn câu thơ cuối: Tinh thần kiên cường của người anh hùng trước cảnh ngục tù.

4. Nội dung

Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã khắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

5. Nghệ thuật

Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng…

Cập nhật: 18/11/2021

  • Thể loại của bài thơ “đập đá ở côn lôn” là gì ?
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với tác giả, tác phẩm Đập đá ở Côn Lôn Ngữ văn lớp 8 hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về bài Đập đá ở Côn Lôn gồm bố cục, tóm tắt, nội dung chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, dàn ý, ....

Bài giảng: Đập đá ở Côn Lôn - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

Quảng cáo

- Phan Châu Trinh (1872-1926)

- Tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã

- Quê: phủ Tam Kì (nay là huyện Phú Ninh) - Quảng Nam

- Thời đại: Đất nước có nhiều biến động mạnh mẽ, phong trào Cần Vương thất bại , khủng hoảng về đường lối

- Cuộc đời:

   + 1901: đỗ Phó bảng, làm quan trong thời gian ngắn rồi rời quan trường đi làm cách mạng với chủ trương bất bạo động

   + 1908, bị bắt tù đày ở Côn Đảo 3 năm

   + 1911, tiếp tục sang Pháp thực hiện chủ trương nhưng không thành

   + 1925, về Sài Gòn.

   + 24/3/1926, mất do ốm nặng (ông mất khi con đường giải phóng dân tộc mà ông theo đuổi vẫn còn chưa hoàn thành)

⇒ PCT là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX

Quảng cáo

- Sự nghiệp sáng tác:

   + Thể loại: sáng tác cả văn xuôi chính luận và thơ trữ tình yêu nước cách mạng bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ ⇒ đa dạng

   + Tác phẩm tiêu biểu: Đầu Pháp chính phủ thư (1906); Thất điều trần (1922); Đạo đức và luân lí Đông Tây (1925)…

- Phong cách sáng tác:

   + Nổi tiếng với áng văn chính luận đầy tính hùng biện, có lập luận đanh thép, sáng tác cả thơ…tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo

2. Bố cục

- Phần 1: (4 câu thơ đầu): Hình ảnh hiên ngang khí phách của người anh hùng mặc dù trong cảnh tù đày

- Phần 2: (4 câu thơ sau): Ý chí sắt thép, tinh thần kiên trung và nghị lực của người anh hùng trong cảnh tù đày.

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một khí thế ngang tàng, vẻ đẹp lẫm liệt của người anh hùng dù gặp phải tình cảnh gian nguy nhưng vẫn không hề ờn lòng đổi chí

4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ sử dung bút pháp lãng mạn, hình ảnh thơ phóng đại và khoa trương. Giọng thơ hào hùng lẫm liệt giàu sức biểu cảm.

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về Phan Châu Trinh

- Nêu ngắn gọn hoàn cảnh và nội dung chính của bài thơ: sáng tác vào thời gian Phan Châu Trinh bị bắt giam tại nhà tù ở Côn Đảo, thể hiện rõ lí tưởng và ý chí quyết tâm của tác giả

II. Thân bài

1. Bốn câu đầu: Khí phách, uy dũng của người chiến sĩ

- Tư thế: Làm trai đứng giữa đất Côn Luân: thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt ra khỏi sự tù hãm của hoàn cảnh ⇒ Đằng sau hai chữ “làm trai” là quan niệm nhân sinh mang tính truyền thống của nho giáo

- “Xách búa đánh tan năm bảy đống- Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc đập đá được thể hiện bằng nghệ thuật khoa trương

   + “lở núi non”, “năm bảy đồng”, “mấy trăm hòn” và các hành động “xách búa”, “đập bể” : điểm xuất phát để làm xuất hiện lớp nghĩa biểu trưng.

   + Người đập đá xuất hiện trong khí thế lẫy lừng, kết quả thì phi thường

⇒ Giọng điệu hùng tráng, bút pháp khoa trương, động từ mạnh, miêu tả- biểu cảm ⇒ Con không nhỏ bé mà người lại mang tầm vóc vũ trụ, ngạo nghễ phi thường

2. Bốn câu thơ sau: ý chí chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ

- Hai câu 5, 6: giọng tự bạch: Dưới con mắt của tác giả thì “tháng ngày”, “mưa nắng” không làm nhụt chí mà ngược lại tôi luyện cho họ sành sỏi, dày dạn kinh nghiệm, “bền gan” với lí tưởng

⇒ Nghệ thuật đối: Những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ của con người ⇒ thể hiện rất rõ nội lực tinh thần của người chiến sĩ

- Hai câu kết lại trở về giọng khẩu khí ngang tàng: Mượn hình ảnh huyền thoại Nữ Oa vá trời, nhà thơ nói đến chí lớn của người cách mạng.

- Đối với nhà thơ, chuyện ở tù, chuyện “lỡ bước” cũng chỉ là chuyện “con con”

⇒ Câu cảm thán, nghệ thuật đối ⇒ Con người bản lĩnh, coi thường tù đày gian khổ, tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp yêu nước của mình

III. Kết bài

- Khái quát những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm

- Qua bài thơ, chúng ta thêm trân trọng khí phách hiên ngang của một người chí sĩ yêu nước

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Thể loại của bài thơ “đập đá ở côn lôn” là gì ?

Thể loại của bài thơ “đập đá ở côn lôn” là gì ?

Thể loại của bài thơ “đập đá ở côn lôn” là gì ?

Loạt bài Tác giả - Tác phẩm gồm đầy đủ các bài Giới tiệu về tác giả, nội dung tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-8.jsp

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

a) Xác định thể loại của văn bản Đập đá ở Côn Lôn. Cần đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào ?

b) Công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo được thể hiện như thế nào ?(Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc)

c) Bốn câu thơ đầu gợi lên những lớp nghĩa nào ?Phân tích giọng điệu, hình ảnh trong bốn câu đầu để thấy được tâm tư, khí phách của tác giả

d) Bốn câu thơ cuối bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ gì ? Em hãy chỉ ra cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.

Các câu hỏi tương tự