Thế nào là văn hóa thống nhất mà đa dạng

Thế nào là văn hóa thống nhất mà đa dạng

Đông Nam Á từ lâu được biết đến là một khu vực chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Đây là một vùng rộng lớn nằm chắn ngang tất cả các con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Châu Á xuống châu Úc. Đo điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, nên từ buổi bình minh của lịch sử khu vực, Đông Nam Á đã giữ một vai trò đặc biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, và là nơi gặp gỡ, giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới. “Đông Nam Á là ống thông khói, tích tụ và lan toả các nền văn hoá trên thế giới” (Hall). Đây là một khu vực địa lý – lịch sử – văn hoá, có bản sắc riêng biệt, là một trung tâm văn minh cổ, có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử nhân loại. Một đặc điển tiêu biểu và đặc sắc của khu vực Đông Nam Á là tính thống nhất trong đa dạng, điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá và lịch sử. Vậy tính thống nhất, tính đa dạng là gì? Được biểu hiện cụ thể như thế nào? Làm rõ vấn đề trên chúng ta sẽ hiểu chính xác và toàn bộ tiến trình lịch sử của khu vực Đông Nam Á từ khi hình thành, phát triển đến tận ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội. Tính thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ tạo ra một nét chung, nét tương đồng, giúp các quốc gia gần gũi với nhau hơn, đây là nhân tố, là nền tảng, là chất kết dính các nước thắt chặt quan hệ với nhau. Tính đa dạng được thể hiện rất khác nhau giữa các lĩnh vực kinh tế – xã hội trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Đây là nhân tố để giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc, là điểm để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác, mỗi quốc gia có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho khu vực. Khu vực có tính thống nhất, nhưng từng quốc gia lại có nét đa dạng, đa dạng trong thống nhất, thông nhất trong đa dạng là một nét đặc sắc trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á. Kết cấu đề tài: 1. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam á 2. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt lịch sử 3: Tính thống nhất trong đa dạng về mặt văn hoá 4. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt kinh tế 5: Tính thống nhất trong đa dạng về mặt chính trị

LINK DOWNLOAD

Thế nào là văn hóa thống nhất mà đa dạng

Đông Nam Á từ lâu được biết đến là một khu vực chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới. Đây là một vùng rộng lớn nằm chắn ngang tất cả các con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Châu Á xuống châu Úc. Đo điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, nên từ buổi bình minh của lịch sử khu vực, Đông Nam Á đã giữ một vai trò đặc biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, và là nơi gặp gỡ, giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới. “Đông Nam Á là ống thông khói, tích tụ và lan toả các nền văn hoá trên thế giới” (Hall). Đây là một khu vực địa lý – lịch sử – văn hoá, có bản sắc riêng biệt, là một trung tâm văn minh cổ, có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử nhân loại. Một đặc điển tiêu biểu và đặc sắc của khu vực Đông Nam Á là tính thống nhất trong đa dạng, điều này được thể hiện trên mọi lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá và lịch sử. Vậy tính thống nhất, tính đa dạng là gì? Được biểu hiện cụ thể như thế nào? Làm rõ vấn đề trên chúng ta sẽ hiểu chính xác và toàn bộ tiến trình lịch sử của khu vực Đông Nam Á từ khi hình thành, phát triển đến tận ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội. Tính thống nhất giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á sẽ tạo ra một nét chung, nét tương đồng, giúp các quốc gia gần gũi với nhau hơn, đây là nhân tố, là nền tảng, là chất kết dính các nước thắt chặt quan hệ với nhau. Tính đa dạng được thể hiện rất khác nhau giữa các lĩnh vực kinh tế – xã hội trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Đây là nhân tố để giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc, là điểm để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác, mỗi quốc gia có những nét riêng biệt tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sự tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá bên ngoài, tạo nên sự đa dạng, phong phú cho khu vực. Khu vực có tính thống nhất, nhưng từng quốc gia lại có nét đa dạng, đa dạng trong thống nhất, thông nhất trong đa dạng là một nét đặc sắc trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á. Kết cấu đề tài: 1. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam á 2. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt lịch sử 3: Tính thống nhất trong đa dạng về mặt văn hoá 4. Tính thống nhất trong đa dạng về mặt kinh tế 5: Tính thống nhất trong đa dạng về mặt chính trị

LINK DOWNLOAD

Thế nào là văn hóa thống nhất mà đa dạng

Thế nào là văn hóa thống nhất mà đa dạng
Thế nào là văn hóa thống nhất mà đa dạng

Đặc điểm của văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng. Dân tộc Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, mang bản sắc riêng, đầy sức sống và đã từng có những mặt phát triển cao, ví dụ: nghệ thuật đúc trống đồng, các tri thức về nông nghiệp, y học, kỹ thuật quân sự... Trong phong tục tập quán, có những phong tục, tập quán mang bản sắc dân tộc, duy trì tinh thần cộng đồng. Những thuần phong mỹ tục cùng với toàn bộ nền văn hóa ấu nói lên những nét hồn nhiên, chất phát, yêu đất nước, yêu con người, lạc quan, quyêu đời và đậm đà tình nghĩa, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người.. Mỗi người dân có vốn văn hóa riêng, tạo nên những vùng địa - tộc người rất phong phú, đa dạng. Nhưng do yêu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu, hội nhập văn hó, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh của cộng đồng; tính cụ thể trực quan là biểu hiện đậm nét trong tư duy dân gian. Với các yếu tố văn hóa ở ngoài vào  (Nho giáo, Phật giáo) thì vừa tiếp thu, tuy nhiên ngay trong các mặt tiếp thu đã có sự thay đổi nhất định về nội dung.

Thế nào là văn hóa thống nhất mà đa dạng
Nguồn: Vietgiapha.com
Nhìn một cách tổng thể trên tầng vĩ mô ta thấy cấu trúc tư duy truyền thống của người Việt bao gồm bốn yếu tố chính, đó là yếu tố bản địa, Nho, Phật, Lão liên hệ mặt thiết với nhau, không tách rời nhau. Ba yếu tố sau lấy yếu tố thứ nhất làm cơ sở, thậm chí còn phải lăng kính của yếu tố thứ nhất, nhưng chúng đã bổ sung làm phong phú cho yếu tố thứ nhất đến nỗi nhiều khi rất khó phân biệt yếu tố nào thuộc vào một trong bốn yếu tố trên.

Sự hòa quyện bất phân giữa bốn yếu tố này tạo nên cho người Việt truyền thống một quan điểm sống, một lối suy nghĩ tương đối hoàn chỉnh để xuất cũng như xử, hành cũng như tàng. Về hình thức, đó là những cái khác nhau, thậm chí có những yếu tố đối lập nhau, nhưng chúng lại thống nhất, hòa quyện, nhào nặn và tạo nên một cái chỉnh thể, đó là tư duy người Việt. Giữa chúng cũng vô hình chung có sự phân công, hợp tác, nương tựa, bổ sung cho nhau. Mỗi yếu tố đều có cái mạnh, cái yếu, sở trưởng, sở đoản của mình. Mỗi yếu tố đều xem xét, phản ánh những mặt, những đời sống khía cạnh khác nhau của đời sống con người. Nho giáo thì mạnh về chính trị - xã hội, đề cao tam cương - ngũ thường, coi trọng những quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ. Lão giáo chủ trương xa lánh những gì là nhân tạo, quay về bắt chước tự nhiên, sống tự nhiên như nhiên, vô vi đạm bạc. Cả hai đạo đều không hề đả động đến vấn đề sống chết, họa phúc, sướng khổ. Chẳng hạn, Nho giáo cho rằng chưa biết được việc sống thì làm sao biết được việc chết, giàu sang tại mệnh, phú quý tại trời; còn Lão giáo lại cho rằng sống chết, sướng khổ, họa phúc là những điều tự nhiên, không cần can thiệp để ý vì trong cái này đã có cái kia và ngược lại, cụ thể trong phúc có họa, trong họa có phúc. Những lý giải đó không thỏa mãn nhu cầu nhận thức, tâm lý của người Việt cổ truyền. Đạo Phật với một hệ thống giáo lý phong phú, chặt chẽ, trong đó có những học thuyết có thể giải quyết được những nhu cầu, nhiệm vụ hầu như bỏ trống này. Sự phân công mang tính tự phát do nhu cầu cuộc sống quy định, đã hình thành nên một cách tự nhiên tư duy của người Việt truyền thống. Có điều, nếu Nho giáo hơi nghiêng về nhập thể thì Phật - Lão giáo lại hơi nghiêng về xuất thế. Điều này đã được Mâu Tử nói rõ từ thế kỉ II. Nếu Nho giáo nghiêng về đối nhân xử thế, Lão giáo nghiêng về lối sống, thì Phật giáo nghiêng về triết học tâm linh. Cái chung của cả ba đạo trên là tu dưỡng đạo đức. Tất nhiên đi sâu thì việc tu dưỡng này cũng mang những sắc thái khác nhau. Như vậy, nếu xét tư duy người Việt truyền thống trên góc độ lý luận, triết học thì tỷ trọng tham gia của Phật giáo trong sự tổng hợp trên là lớn hơn, căn bản hơn, có hệ thống hơn. Chính vì vậy mà nó tồn tại lâu dài hơn, bề thế hơn, vững chắc hơn.
Vậy, bốn yếu tố trên đã diễn ra sự đan xen, bổ sung, thống nhất với nhau như thế nào? Trước hết, ta thấy học thuyết nhân quả, luân hồi của nhà Phật không những không những còn có điểm tương đồng và ở một khía cạnh nhất định, nó đã củng cố và đặt cơ sở cho quan niệm đó. Trong các bản luận, kinh, luật của Phật giáo Việt Nam và Trung Quốc cổ ta thấy có cả khái niệm linh hồn, cái mà Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ bác bỏ. Ngay quan niệm tam giới, lục đạo của Phật giáo cũng rất gần với quan niệm tam phủ của tín ngưỡng bản địa đến nỗi rất khó phân biệt cái nào thuộc giáo nào, cái nào của bản địa. Ngay trên bàn thờ ở một số nơi ta thấy có cả Phật, Tiên, Thánh, Tổ tiên... Trong dân gian, trên bàn thờ của nhiều nhà cũng vậy. Ngay trong một số chùa, nơi được gọi là thánh địa của Phật giáo cũng không còn là Phật giáo thuần túy nữa, bởi lẽ có mặt cả thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp, thần đá, thần hổ, có mặt cả các đức ông, các mẫu, v.v... Chính sự tổng hợp bốn yếu tố trên đã tạo nên cho người Việt truyền thống một cấu trúc tư duy tương đối hoàn chỉnh, toàn diện giữa cá nhân và xã hội, tâm linh và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Cũng chính nhờ sự tổng hợp này mà cái bên ngoài biến thành cái bên trong, cái của người biến thành cái của mình. Trong sự tổng hợp tạo nên cấu trúc tư duy truyền thống của người Việt. Phật giáo chiếm vị trí không nhỏ. Chính vì vậy, ảnh hưởng của Phật giáo thông qua sự tham gia của yếu tố Phật giáo vào cấu trúc tư duy truyền thống là cực kỳ sâu sắc.

(GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu, Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.49-52).

Tên tiêu đề là do tác giả đặt