Thể thơ hỗn hợp là gì

- Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng [chữ], cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.

VD: Luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,...

- Các thể thơ Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính:

a] Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và hát nói.

b] Các thể thơ Đường luật gồm: ngũ ngôn, thất ngôn [tứ tuyệt và bát cú].

c] Các thể thơ hiện đại gồm: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,...

2. Sự hình thành

- Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng trong sự hình thành luật thơ:

+ Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa bà nhạc điệu dòng thơ, bài thơ. Ngay tên gọi của các thể thơ cũng căn cứ vào số tiếng của dòng thơ: thể lục bát [6 - 8 tiếng], thể ngủ ngôn [5 tiếng],....

+ Tiếng gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.

- Vị trí hiệp vần là một yếu tố quan trọng để xác định luật thơ.

- Gồm 6 thanh điệu: ngang, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã. Các thanh có đường nét bằng [ngang và huyền] gọi là thanh bằng [B] và các thanh còn lại [sắc, nặng, hỏi, ngã] có đường nét gãy, đổi hướng là thanh sắc. Sự luân phiên đối xứng và hài hoà của các thanh bằng, trắc tạo nên nhạc điệu thơ.

- Sự ngắt nhịp: số tiếng chẵn hoặc lẻ ở vế cuối dòng thơ tạo nên nhịp thơ chẵn hoặc lẻ. Chẳng hạn, thể thơ lúc bát có nhịp chẵn 2/2...., thể ngũ ngôn có nhịp lẻ 2/3,...

=> Số tiếng và các đặc điểm về cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,... là các nhân tố cấu thành luật thơ.

@1660158@

VD:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trả qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thất mà đau đớn lòng.

[Nguyễn Du, Truyện Kiều]

- Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng [dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng]. Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

- Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

- Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi [tức các tiếng 2, 4, 6]: 2/2/2.

- Hài thanh: Có đối xứng luân phiên B - T - B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lặp âm vực trầm bổng ở tiếng 6 và 8 dòng bát.

2. Thể thơ song thất lục bát

- Số tiếng: Cặp song thất [7 tiếng] và cặp lục bát [6 - 8 tiếng] luân phiên kế tiếp nhau.

- Vần: Hiệp ở mỗi cặp; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. giữa hai cặp có vần liền.

- Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

- Hài thanh:

+ Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng [câu nhất - bằng] hoặc trắc [câu thất - trắc] nhưng không bắt buộc.

+ Cặp lục bát thì đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn.

3. Các thể ngũ ngôn Đường luật

- Gồm ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú.

- Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng [tứ tuyệt có 4 dòng].

- Vần: 1 vần [độc vận], gieo vần cách.

- Nhịp lẻ: 2/3.

- Hài thanh: có sự luân phiên B - T hoặc niêm B - B, T - T ở tiếng thứ hai và thứ tư.

4. Các thể thất ngôn Đường luật

a] Thất  ngôn tứ tuyệt

- Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng.

- Vần: Vần chẵn, độc vận, gieo vần cách.

- Nhịp: 4/3.

b] Thất ngôn bát cú

- Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng [chia thành 4 phần: đề, thực. luận, kết].

- Vần: Vần chẵn, độc vận

- Nhịp: 4/3.

- Luật thơ thất ngôn bát cú rất chặt chẽ: luật hài thanh, đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6; đòi hỏi phải thêm niêm giữa các dòng 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7 và 1 - 8. Về bố cục bài thơ chia thành 4 cặp: 2 dòng đầu là đề để vào bài; 2 dòng tiếp theo là thực để giải thích rõ đề; 2 dòng luận để bàn luận; hai dòng kết để kết bài.

@1660238@@1660387@

- Phong trào Thơ mới [1932 - 1945] đã mở đầu cho việc đổi mới thơ Việt Nam. Nhiều thể thơ mới hiện đại xuất hiện từ đây.

- Các thể thơ Việt Nam hiện đại rất đa dạng và phong phú: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,... Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống, vừa có sự cách tản.

@1660467@

Trong luật thơ, tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ, sự phối hợp thanh điệu, sự liên kết bằng vần của tiếng, sự đối lập hay kết dính ở dòng trước với dòng sau, cách ngắt nhịp thơ,... đều trở thành những quy tắc của thơ truyền thông, đặc biệt là các thể thơ Đường luật. Thơ hiện đại đã biến đổi nhiều, tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn dựa trên các quy tắc trong thơ truyền thống.

@1660519@

Xuất bản ngày 17/06/2019

Hệ thống kiến thức cơ bản các thể thơ lớp 12 do Đọc Tài Liệu sưu tầm, tổng hợp kiến thức trọng tâm các thể thơ lớp 12: thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ tứ tuyệt,....

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài tổng hợp những kiến thức cơ bản các thể thơ lớp 12 được tổng hợp bởi Đọc Tài Liệu:

Tổng hợp kiến thức trọng tâm các thể thơ lớp 12

Thơ có thể gồm nhiều thể loại khác nhau như:

- Ca dao, dân ca

- Khúc ngâm

- Ca trù

- Từ khúc

- Truyện thơ

- Thơ trào phúng

- Thơ trữ tình

Nhưng đề bài thay vì hỏi thể loại của đoạn văn vần làm ngữ liệu thì câu hỏi thường gặp hơn sẽ là thể thơ của đoạn văn bản đó. Vì vậy, phần này sẽ tổng hợp những thể thơ thường gặp. Các em cần nắm rõ đặc điểm từng thể loại để phân biệt được các thể thơ và quan trọng là biết cách phân tích về âm điệu thơ, nhịp thơ khi đề bài yêu cầu.

1. Thơ lục bát

- Là thể thơ dân tộc.

- Luật thơ:

+ Số chữ và số câu: Một cặp hai câu thơ, câu trên sáu chữ [lục], câu dưới tám chữ [bát]. Một bài thơ có thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu không hạn định.

+ Gieo vần lưng [eo vần]: vần ở giữa câu thơ – chữ cuối câu sáu chứ thường bắt vần với chữ thứ sáu câu tám chữ, chữ cuối câu tám chữ bắt vần với chữ cuối câu sáu chữ ở cặp tiếp theo.

- Vần luật phổ biến:

Các từ số: 1 2 3 4 5 6 7 8

Câu lục 1: + B + T + B

Câu lục 2: + T T + + B

Câu bát 1: + B + T + B + B

Câu bát 2: + T + B + T + B

[Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, + là tự do.]

- Ví dụ thơ lục bát: Các bài thơ Tương tư [Nguyễn Bính], Việt Bắc [Tố Hữu]…

Tham khảo:

  • Phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu
  • Phân tích bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu

2. Thơ song thất lục bát

- Là thể thơ dân tộc, dùng trong ngâm khúc, truyện Nôm.

- Luật thơ:

+ Số chữ và số câu: Khổ thơ song thất lục bát gồm bốn câu: một cặp câu bảy chữ [song thất], hai câu sáu chữ và tám chữ [lục bát]. Một bài thơ có thể có nhiều khổ song thất lục bát, số lượng khổ thơ không hạn định.

+ Gieo vần: gồm cả vần chân và vần lưng

- Văn luật:

Có thể tóm lược niêm luật của hai đoạn kế nhau, mỗi đoạn 4 câu như sau :

câu 1: x x t x b x T1  câu 2: x x b x T1 x B1 câu 3: x b x t x B1

câu 4: x b x t x B1 x B2

câu 5: x x t x B2 x T2  câu 6: x x b x T2 x B3 câu 7: x b x t x B3

câu 8: x b x t x B3 x B4

với:

x = có thể là bằng hay trắc không bó buộc  b = thanh bằng [ịẹ, không dấu hay dấu huyền] t = thanh trắc [ịẹ, hỏi, ngã, sắc, nặng] B = vần thanh bằng

T = vần thanh trắc

Tóm lại:

+ Trong 2 câu 7 chữ, chỉ có chữ thứ 3, 5 và 7 cần theo đúng niêm luật.

+ Trong câu 6 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4 và 6 cần theo đúng niêm luật.

+ Trong câu 8 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4, 6 và 8 cần theo đúng niêm luật.

- Ví dụ thơ song thất lục bát:

Trải vách quế gió vàng hiu HẮT,  Mảnh vũ y lạnh NGẮT như ĐỒNG. Oán chi những khách tiêu PHÒNG,

Mà xui phận bạc nằm TRONG má ĐÀỌ

Duyên đã may cớ SAO lại RỦỊ  Nghĩ nguồn cơn dở DÓI sao ĐANG. Vì đâu nên nỗi dở DANG ?

Nghĩ mình mình lại nên THƯƠNG nỗi MÌNH.

Trộm nhớ thủa gây HÌNH tạo HÓA  Vẻ phù dung một ĐÓA khoe TƯƠI Nhụy hoa chưa mỉm miệng CƯỜI

Gấm nàng Ban đã nhạt MÙI thu DUNG

[trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều]

Chú thích:

* HẮT vần với NGẮT [vần trắc # T1]  * ĐỒNG vần với PHÒNG và TRONG [vần bằng # B1] * ĐÀO vần với SAO [vần bằng # B2] * RỦI vần với DÓI [vần trắc # T2] * ĐANG vần với DANG và THƯƠNG [vần bằng # B3] * MÌNH vần với HÌNH [vần bằng # B4] * HÓA vần với ĐÓA [vần trắc # T3]

* TƯƠI vần với CƯỜI và MÙI [vần bằng # B5]

>> Xem thêm: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

3. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt

- Là thể thơ lâu đời xuất xứ từ Trung Hoa du nhập vào nền thơ ca Việt Nam cùng với các thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất ngôn Bát Cú, đã tạo ra nhiều thể thơ biến ảo và tạo nên trào lưu một cơn sốt Thơ Đường trong nền thơ ca Việt Nam.

- Bài thơ có 4 câu thơ trong mỗi bài,mỗi câu gồm có 5 chữ trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ là câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

- Bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết

- Cách gieo vần:

+ Cách gieo vần liền

x B x T x [v1] x T x B x [v1] x T x B x [v2]

x B x T x [v2]

Da trắng và mắt trong Tóc nâu và môi hồng Nhỏ mà ưa chải chuốt

Chữ O đọc không thuộc

+ Cách gieo vần ôm

x B x T x [v1] x T x B x [v2] x B x T x [v2]

x T x B x [v1]

Rằm theo ngoại lên chùa Nghe tiếng kinh tiếng mõ Xạc xào nghe tiếng gió

Chốc chốc tiếng chuông khua

+ Cách gieo vần tréo

x B x T x [v1] x T x B x [v2] x B x T x [v1]

x T x B x [v2]

Vừa sủa vừa chạy lui Giữ nhà cái kiểu đó Tối xó bếp ngủ vùi

Vậy cũng giành chức chó

Trong đó B và T là bằng và trắc phải theo luật
còn v1 với v1 là cùng vần, và v2 cũng vậy

>> Ôn tập kiến thức về Luật thơ và tập làm thơ tám chữ

4. Thơ ngũ ngôn bát cú

- Xuất xứ: Trung Quốc

- Là bài thơ mà mỗi dòng 5 tiếng, bài có 8 câu [cứ một cặp câu lần lượt được gọi tên là Đề - Thực - Luận - Kết]

- Bảng luật thơ:

+ Luật trắc vần bằng:

T - T - T - B - B [vần]  B - B - T - T - B [vần] B - B - B - T - T [đối câu 4] T - T - T - B - B [vần] [đối câu 3] T - T - B - B - T [đối câu 6] B - B - T - T- B [vần] [đối câu 5] B - B - B - T - T

T - T - T - B - B [vần]

Ví dụ minh họa:

DỞ DANG 

Tí tách giọt mưa rơi  Lòng thương nhớ một người Niềm đau hoài chẳng cạn Nỗi khỗ mãi không vơi Lá úa bay đầy ngõ Hoa tàn rụng khắp nơi Tình đôi ta cách trở

Trọn kiếp dở dang rồi

Hoàng Thứ Lang

+ Luật bằng vần bằng:

B - B - T - T - B [vần]  T - T - T - B - B [vần] T - T - B - B - T [đối câu 4] B - B - T - T - B [vần] [đối câu 3] B - B - B - T - T [đối câu 6] T - T - T - B - B [vần] [đối câu 5] T - T - B - B - T

B - B - T - T - B [vần]

Ví dụ minh họa:

LỠ LÀNG 

Tình ta đã úa mầu  Vĩnh viễn phải xa nhau Kẻ lấp hờn ngăn tủi Người ôm thảm ấp sầu Bồi hồi sa ngấn lệ Thổn thức nhỏ dòng châu Đã lỡ làng duyên nợ

Lìa tan mộng ước đầu

Hoàng Thứ Lang

5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Xuất xứ: Trung Quốc

- Thơ trụng đại, thơ cận đại

- Là bài thơ mà mỗi dòng 7 tiếng, bài có 4 câu [Khai - Thừa - Chuyển - Hợp]

- Luật thơ:

+ Luật trắc:

T - T - B - B - T - T - B [vần]  B - B - T - T - T - B - B [vần] B - B - T - T - B - B - T

T - T - B - B - T - T - B [vần]

Ví dụ:

Dõi mắt tìm ai tận cuối trời  Thu về chiếc lá ngậm ngùi rơi Cay cay giọt lệ sầu chan chứa

Mộng ước tình ta đã rã rời

Hoàng Thứ Lang

+ Luật bằng:

B - B - T - T - T - B - B [vần]  T - T - B - B - T - T - B [vần] T - T - B - B - B - T - T

B - B - T - T - T - B - B [vần]

Ví dụ:

Đêm nghe tiếng gió nhớ miên man  Mộng ước tình ta đã lụn tàn Thánh thót hiên ngoài mưa rả rích

Mi buồn lệ ứa mãi không tan

Hoàng Thứ Lang

6. Thơ thất ngôn bát cú

- Xuất xứ Trung Quốc

- Thơ trung đại, thơ cận đại...

- Là bài thơ mà mỗi dòng 7 tiếng, bài có 8 câu [cứ 1 cặp câu lần lượt được gọi tên là đề - thực - luận - kết]

- Luật thơ:

+ Luật bằng vần bằng:

B - B - T - T - T - B - B [vần]  T - T - B - B - T - T - B [vần] T - T - B - B - B - T - T [đối câu 4] B - B - T - T - T - B - B [vần] [đối câu 3] B - B - T - T - B - B - T [đối câu 6] T - T - B - B - T - T- B [vần] [đối câu 5] T - T - B - B - B - T - T

B - B - T - T - T - B - B [vần]

Bài thơ ví dụ: TRUNG THU 

Trăng thu toả sáng nhớ xa xăm  Tháng tám chờ trông đến bữa rằm Mẹ dán lồng đèn chơi suốt sáng Cha làm trống ếch đánh quanh năm Xa rồi cảnh cũ lòng se lạnh Tiếc mãi ngày xưa lệ ướt dầm Chiếc lá chao mình trong gió sớm

Nghe chừng vọng lại thoáng dư âm

Hoàng Thứ Lang

+ Luật trắc vần bằng:

T - T - B - B - T - T - B [vần]  B - B - T - T - T - B - B [vần] B - B - T - T - B - B - T [đối câu 4] T - T - B - B - T - T - B [vần] [đối câu 3] T - T - B - B - B - T - T [đối câu 6] B - B - T - T - T - B - B [vần] [đối câu 5] B - B - T - T - B - B - T

T - T - B - B - T - T - B [vần]

Bài thơ ví dụ: TRĂNG THỀ VƯỜN THÚY 

Xót phận hồng nhan một Thúy Kiều  Trâm thề quạt ước lỗi hương yêu Thanh lâu lịm kín đời xuân sắc Kỷ viện vùi sâu nét diễm kiều Gió Sở không vơi niềm tịch mịch Mưa Tần chẳng bớt nỗi cô liêu Xa xôi cách trở Kim lang hỡi

Có thấu lòng em tủi hận nhiều

Hoàng Thứ Lang

7. Các thể thơ hiện đại

- Văn học Việt Nam hiện đại.

- Ảnh hưởng chủ yếu của văn học phương Tây [chủ yếu là Pháp].

Gồm các thể thơ:

- Thơ 3 tiếng: mỗi cầu 3 tiếng

- Thơ 4 tiếng: mỗi câu 4 tiếng

- Thơ 5 tiếng: mỗi câu 5 tiếng

- Thơ 6 tiếng: mỗi câu 6 tiếng

- Thơ 7 tiếng: mỗi câu 7 tiếng

- Thơ 8 tiếng: mỗi câu 8 tiếng

- Thơ tự do: không quy định số tiếng mỗi câu.

Tất cả các thể thơ hiện đại đều không quy định nghiêm ngặt về số câu mỗi khổ, mỗi bài. Vì vậy, tác giả hoàn toàn được quyền quyết định về số câu, số chữ trong tác phẩm của mình. Thường gặp nhất là khổ có 4 câu hoặc thành hẳn đoạn thơ dài.

- Vần luật:

Không quy định cụ thể về vần luật, nhưng chủ yếu gieo vần chân [gieo vần cuối câu] và có những cách gieo phổ biến sau:

+ Vần chéo [phổ biến nhất]: hai câu cách nhau hiệp vần với nhau.

Ví dụ:

Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi 2? 

Chẳng có thơ đầu giữa lòng đóng khép

Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia 2.

[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

+ Vần tiếp: hai câu liền nhau hiệp vần với nhau và cứ một vần bằng thì chuyển một vần trắc.

Ví dụ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Và xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật 2

[Vội vàng - Xuân Diệu]

+ Vần ôm: khổ 4 câu thì câu 1 hiệp với câu 4, câu 2 hiệp với câu 3.

Ví dụ:

Em không nghe mùa thu

Lá thu rơi xào xạc 2

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô 1

[Tiếng thu - Lưu Trọng Lư]

+ Vần ba tiếng: khổ 4 câu thì câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau.

Ví dụ:

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng 

Lúa mềm xao xác ở ven sông 

Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước 

Một giọng đò đưa hố não nùng.

[Nhớ đồng - Tố Hữu]

*******

Hy vọng hệ thống kiến thức cơ bản các thể thơ lớp 12 mà Đọc Tài Liệu đã tổng hợp trên đây sẽ là tài liệu ngữ văn 12 bổ ích giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức để học tập tốt hơn. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao nhé!

Video liên quan

Chủ Đề