Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân

Bước sang độ tuổi dậy thì, song song với việc phát triển về thể chất, con bạn sẽ có những thay đổi rõ rệt về mặt tâm lý. Ở giai đoạn này, sự phát triển cái tôi ở trẻ sẽ khiến con có xu hướng đòi hỏi cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và những quyết định của mình hơn. Ngoài ra, có thể nói đây là một giai đoạn chuyển giao trách nhiệm từ phụ huynh sang con cái. Cha mẹ sẽ cần phải bớt quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của con, tập cho con kỹ năng tự lập và chịu trách nhiệm, dần trao cho con quyền quyết định trong một số vấn đề cuộc sống. Đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ sẽ rất dễ phát triển theo hướng tiêu cực nếu không được tôn trọng cũng như uốn nắn đúng cách.

Rất nhiều gia đình định nghĩa sai về sự tôn trọng dẫn đến những vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ của bố mẹ và con cái. Tôn trọng không phải là bất chấp đồng ý những yêu cầu dù rất phi lý từ con cái, cũng không phải để con “tự lực cánh sinh” trong những quyết định quan trọng về nghề nghiệp, sở thích cũng như cách sống…

Vậy thế nào là tôn trọng đúng cách? Tôn trọng là việc bố mẹ cư xử đúng mực, không xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái, có thái độ quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc và sức khỏe của con cái, từ đó có thể hỗ trợ con trong việc đưa ra các quyết định hợp lý nhất. Khi các con nhận được sự tôn trọng từ bố mẹ, chúng sẽ ý thức hơn với hành động, cuộc sống của mình để hoàn thiện nhân cách và có những bước tiến dài trên quá trình phát triển bản thân. 

1. Kiềm chế thể hiện cái tôi của bản thân

Việc tôn trọng con cái đúng cách không hề khó nhưng yêu cầu các bậc phụ huynh phải kiên nhẫn và biết giữ cái tôi của mình ở mức thấp nhất. Chẳng gì tệ hơn hai cái tôi quá lớn đi kèm với hai ý kiến trái ngược nhau. Nhiều bố mẹ nghĩ rằng “Mình sinh ra con, con làm gì cũng phải theo ý mình. Sai là cấm thôi, sao phải giải thích?” – Điều này rất phản khoa học. Dẫu biết bạn muốn tốt cho con nhưng việc quan tâm không đúng cách sẽ đem lại phản ứng ngược, mối quan hệ của cha mẹ và con cái đột nhiên căng thẳng, rạn nứt.

Chưa kể rằng, tâm lý của trẻ ở tuổi vị thành niên rất bất ổn và cái tôi muốn thể hiện mình quá lớn. Điều này khiến trẻ dễ dàng phản kháng lại tất cả những gì chống đối mình chỉ để khẳng định bản thân. Điều này có thể dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khoẻ thể chất và tinh thần cũng như định hướng tương lai của con trẻ. Do đó, hãy cố gắng bình tĩnh và học cách kiềm chế cái tôi của bản thân khi nói chuyện với con để tránh những hệ luỵ không mong muốn.

2. Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân

Hãy đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Tuy nhiên, nghiêm khắc khác với độc tài. Khi cần, bạn vẫn nên lắng nghe quan điểm của con và xem xét, khuyên nhủ con thật công tâm. Đừng để con nghĩ rằng bố mẹ quá lớn tuổi và khác biệt thế hệ nên không thể nào hiểu mình, từ đó con có thể trở nên sống khép kín và tự ý quyết định các cuộc sống của bản thân mà không chia sẻ cùng gia đình.

3. Không đem con ra so sánh

Trong giai đoạn dậy thì, con sẽ rất nhạy cảm khi bị so sánh với ai đó hoặc với chính hình ảnh của bố mẹ trong quá khứ. Các bậc cha mẹ nên chú ý tránh việc làm tổn thương này. Khi so sánh, các bậc phụ huynh đã vô hình có những hành động ép con phải đạt đến hình mẫu mà bạn mong muốn. Điều này khiến con thu mình, khép kín và xa lánh bố mẹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh riêng, thế nên hãy tôn trọng và cùng con phát triển sự khác biệt của mình trở thành thế mạnh khẳng định bản thân.

4. Tôn trọng khoảng không riêng của con

Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển ý thức về cuộc sống riêng tư của mình hơn và có thể sẽ hạn chế quây quần cùng bố mẹ như ngày còn bé hay chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với các thành viên trong gia đình. Thay vì cố gắng để chạm đến thế giới riêng đó, các bậc phụ huynh hãy tôn trọng con bằng cách để cho con có những góc riêng tư của mình.  Một vài hành động nhỏ như gõ cửa khi vào phòng con, xin phép khi sử dụng đồ của con, không trách móc khi con dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn gia đình… có thể giúp con cảm nhận được mình đang được tôn trọng như một người trưởng thành.

Học cách tôn trọng con cái trong giai đoạn dậy thì là một nhiệm vụ thú vị nhưng cũng đầy thử thách với các bậc phụ huynh. Hy vọng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành thật hiệu quả. Chúc bạn may mắn!

Giáo dục công dân lớp 6 trang 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập SGK Giáo dục công dân 6 trang 5, 6, 7, 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 1 trong sách giáo khoa GDCD 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo dục công dân lớp 6 bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Cùng nghe bài hát "Lá cờ" (sáng tác: Tạ Quang Thắng) để trả lời câu hỏi:

a) Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam?

b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó?

Gợi ý trả lời

a) Bài hát nói về truyền thống yêu nước của gia đình Việt Nam.

b) Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó: từ xa xưa đất nước Việt Nam luôn tự hào về truyền thống yêu nước, chính bởi tấm lòng yêu nước đó đã đưa đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh hơn.

II. Khám phá GDCD 6 bài 1

1. Truyền thống gia đình, dòng họ

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy?

b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết?

Gợi ý trả lời

a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy.

b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác...

2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?

b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?

c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ?

Gợi ý trả lời

a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà.

b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm.

c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?

b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An?

c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

Gợi ý trả lời

a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và gần gũi nhau hơn cho người thân.

b) Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: là 1 suy nghĩ tích cực, rất đáng được phát huy.

c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nỗ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ?

III. Luyện tập GDCD 6 bài 1

Câu 1

❓ Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.

b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.

Gợi ý trả lời

Em đồng tình với (a) (b ) - không đồng tình với ý kiến (c). Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.

Câu 2

❓ Xử lí tình huống

Các em đọc các tình huống trang 7, 8 SGK Giáo dục công dân Kết nối tri thức

a) Theo em Bình cần làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ

b) Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em?

c) Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?

Gợi ý trả lời

a) Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: cố gắng nỗ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt.

b) Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là tất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau."

c) Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống.

IV. Vận dụng GDCD 6 bài 1

Câu 1

❓ Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

Gợi ý trả lời

Hà Nội, ngày....tháng....năm...

Gửi mẹ!

Thời gian qua con cảm thấy rất tự hào về truyền thống làm đèn trung thu của mình. Bởi nhờ có những chiếc đèn của gia đình mình làm ra mà các bạn nhỏ đã có 1 cái tết trung thu trọn vẹn. Con sẽ cố gắng học tập tốt hơn để sau này sẽ đưa truyền thống của gia đình mình ngày càng vươn xa.

Con của mẹ

>> Tham khảo: Viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào về truyền thống gia đình

Câu 2

❓ Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau:

Tên truyền thốngCách giữ gìn và phát huy

Gợi ý trả lời

Tên truyền thốngCách giữ gìn và phát huy
Truyền thống hiếu họcCố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức.
Truyền thống làm gốmHọc hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ và mọi người xung quanh
Truyền thống giúp đỡ người nghèoNỗ lực trong học tập, rèn luyện tốt đạo đức, giúp các bạn trong lớp từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Cập nhật: 23/09/2021