Theo quan niệm của bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng được chia thành bao nhiêu loại?

Khái niệm hợp đồng và các loại hợp đồng thông dụng

Một số loại hợp đồng thông dụng

1. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

[Theo khoản 1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015]

2. Hợp đồng trao đổi tài sản

Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. [Theo khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015]

3. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. [Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015]

4. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. [Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015]

5. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. [Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015]

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê. [Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015]

6. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. [Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015]

7. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. [Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015]

8. Hợp đồng hợp tác

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. [Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015]

9. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. [Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015]

10. Hợp đồng vận chuyển

10.1. Hợp đồng vận chuyển hành khách

Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển. [Theo Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015]

10.2. Hợp đồng vận chuyển tài sản

Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển. [Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015]

11. Hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. [Theo Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015]

12. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. [Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015]

13. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. [Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015]

Xem chi tiết quy định về các loại hợp đồng thông dụng từ Điều 430 đến Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thuê tài sản? Chấm dứt hợp đồng thuê tài sản? Mức phạt vi phạm hợp đồng?

Hợp đồng mua bán đất là gì? Trường hợp nào thì hợp đồng mua bán đất bị vô hiệu?

Hợp đồng mua bán tài sản là gì? Hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản và hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng quy định thế nào?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hợp đồng dân sự gồm những loại nào?

Hợp đồng dân sự là “bản thỏa thuận” để ghi nhận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên. Tại Điều 402 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng dân sự gồm các loại hợp đồng chủ yếu sau:

1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.”


Theo đó, Bộ Luật dân sự 2015 liệt kê ra 06 loại hợp đồng chủ yếu, phổ biến trên thực tế. Mỗi loại hợp đồng đều có những dấu hiệu riêng biệt.


 

Thứ nhấtPhân loại dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực pháp luật

Nếu dựa vào mối liên quan về hiệu lực và chức năng giữa hai hợp đồng với nhau thì các hợp đồng này được xác định thành:

Hợp đồng chính

Hợp đồng phụ

Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng kia.

->Hợp đồng tồn tại độc lập và được công nhận là có hiệu lực không lệ thuộc vào sự tồn tại của hợp đồng phụ.

Lưu ý: Trừ trường hợp các bên rõ ràng có thỏa thuận ngược lại.

Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

-> Nếu hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu


Theo đó, hiệu lực của hợp đồng phụ luôn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Theo đó, hợp đồng phụ có chức năng hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng chính, hợp đồng phụ được thực hiện khi hợp đồng chính không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi đến hạn.

Ngoại lệ: Tuy nhiên có trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phụ không phụ thuộc vào hiệu lực hợp đồng chính [các giao dịch bảo đảm]. Đây là một trường hợp ngoại lệ nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng chính khi bị vô hiệu.

Ví dụ: giữa hợp đồng vay tài sản với hợp đồng thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện hợp đồng vay thì hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chính, hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ. Trong trường hợp hợp đồng vay vô hiệu và chưa được thực hiện thì hợp đồng thế chấp cũng bị vô hiệu. Nếu hợp đồng vay vô hiệu nhưng bên cho vay đã chuyển tài sản cho bên vay thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực pháp luật và bên thế chấp phải bảo đảm việc trả lại tài sản vay mà bên vay đã nhận.


Thứ hai: Phân loại vào tương quan quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên, hợp đồng được phân thành hai loại sau:

Hợp đồng đơn vụ

Hợp đồng song vụ

- Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó chỉ một bên có nghĩa vụ.

->Là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ còn một bên có quyền.

- Thông thường, các hợp đồng đơn vụ là các hợp đồng không có đền bù, bởi vì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên mang quyền, còn bên mang quyền sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ đồng nghĩa không mang lại lợi ích cho phía bên kia.

Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ vì chỉ có bên cho tài sản là bên có nghĩa vụ.

- Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà trong quan hệ nghĩa vụ đó mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.Trong nội dung của loại hợp đồng này,quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

- Theo tinh thần của Điều 274 BLDS 2015 thì  việc thực hiện nghĩa vụ là vì lợi ích của bên có quyền. Do đó, trong hợp đồng song vụ, việc thực hiện nghĩa vụ của bên này sẽ vì lợi ích của bên kia và ngược lại.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ.


Như vậy, khi xác định một hợp đồng là đơn vụ hay song vụ phải dựa vào quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng [chính là thời điểm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên].

Vì vậy, có thể cùng loại hợp đồng nhưng ở trường hợp này là hợp đồng song vụ, ở trường hợp khác lại là hợp đồng đơn vụ.

Ví dụ: hợp đồng cho vay được thỏa thuận là có hiệu lực từ thời điểm các bên cùng ký vào văn bản hợp đồng thì hợp đồng vay này là hợp đồng song vụ vì từ thời điểm đó đã phát sinh một quan hệ nghĩa vụ và trong đó cả bên cho vay và bên vay đều có nghĩa vụ [bên cho vay có nghĩa vụ giải ngân, bên vay có nghĩa vụ trả nợ]. Nếu hợp đồng cho vay được thỏa thuận là chỉ có hiệu lực khi bên cho vay đã chuyển tài sản vay cho bên vay thì hợp đồng vay này là hợp đồng đơn vụ vì vào thời điểm hợp đồng có hiệu lực, bên cho vay không còn nghĩa vụ.


Thứ ba: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

- Là hợp đồng trong đó các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ nhằm mang lại lợi ích cho người thứ ba. Tức chỉ có người thứ ba mới được hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng.

- Quy định về vấn đề thực hiện hợp đồng dân sự vì lợi ích của người thứ ba, Điều 415 BLDS 2015 cho thấy hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà một bên phải thực hiện nghĩa vụ để người thứ ba hưởng quyền.

Ngoại lệ: Theo quy định, có một số ngoại lệ khi thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứu ba so với hợp đồng thông thường như: người thứ ba được từ chối thực hiện hợp đồng [Điều 416  BLDS 2015], người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình [Điều 415 BLDS], khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng [Điều 417 BLDS],….


Thứ tư: Hợp đồng có điều kiện thực hiện

- Là các hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về điều kiện để bắt đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc điều kiện thay đổi hoặc điều kiện chấm dứt thì hợp đồng bắt đầu thực hiện. Điều kiện để thực hiện hợp đồng là sự kiện sẽ xảy ra, các bên chờ khi nó xảy ra hoặc thay đổi hoặc chấm dứt thì bắt đầu thực hiện hợp đồng.

- Để đảm bảo tính hợp pháp và hạn chế tranh chấp có thể xảy ra, điều kiện thực hiện của hợp đồng phải tuân thủ những đòi hỏi pháp lý nhất định:

+ Sự kiện được chọn phù hợp quy định pháp luật.

+ Phải mong tính khách quan, xuất hiện trong tương lai sau khi hợp đồng được giao kết.

+ Trong trường hợp điều kiện là một công việc phải thực hiện thì công việc phải khả thi [tức có thể thực hiện được].

Nói thêm: Ngoài các loại hợp đồng chủ yếu trên, thực tế căn cứ vào điều khoản thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng còn tồn tại 02 loại sau:

- Hợp đồng ưng thuận: là hợp đồng mà theo quy của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên chủ thể thoả thuận xong về các nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong việc thực hiện hợp đồng này, cho dù các bên tham gia chưa trực tiếp thực hiện nghĩa vụ cam kết nhưng quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia đã phát sinh. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán tài sản, thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

- Hợp đồng thực tế: là hợp đồng mà sau khi thoả thuận, hiệu lực của hợp đồng chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.

Ví dụ: hợp đồng cho vay tiền hoặc các tài sản khác, hợp đồng gửi giữ tài sản, hợp đồng cầm cố tài sản.

Video liên quan

Chủ Đề