Thi pháp văn học là gì

những quan niệm về thơ và những phép tắc, lề lối, cách thức tiến hành để sáng tạo thơ về mặt nội dung cũng như hình thức. Mỗi nhà thơ đều có TP riêng của mình, mỗi nền thơ cũng có một TP chung nhất, cơ bản nhất (trào lưu, trường phái). Theo nhiều nhà kí hiệu học, thi pháp học và nhà thơ ở nhiều nước khi nói đến TP chủ yếu là nói đến hình thức, tức là sự tìm tòi của nhà thơ về ngôn ngữ, ngôn từ, cú pháp, âm vận, kết cấu, để làm một bài thơ và để làm thơ nói chung. Nhưng cũng có nhà phê bình như Xanh Bơvơ (C.A. Sainte Beuve) và nhà thi pháp học như Tôđôrôp (T. Todorov), Bakhơtin (M. M. Bakhtin), quan niệm TP cũng có trong thể loại tiểu thuyết và các thể loại khác, mỗi người viết đều có TP riêng của họ, thể hiện trong cách cấu tạo tác phẩm, thể loại, xây dựng nhân vật, thể hiện tư tưởng chọn lựa và sử dụng ngôn ngữ. Qua nhiều công trình của các nhà nghiên cứu và nhà văn Việt Nam, có thể thấy quan niệm TP bao gồm: cách thức tổ chức những chất liệu rút ra từ thực tế đời sống thành một tác phẩm thơ, văn, từ bố cục, bài trí, phác thảo cốt truyện đến nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và ngôn từ theo cách riêng của từng người.


hd. Phương pháp, quy tắc làm thơ.

dung. Thực chất nhiệm vụ của thi pháp là nghiên cứu thế giới nghệ thuật khép kín của văn bản, bổ sung cho các hướng tiếp cận ngoài văn bản như xã hội học,văn hóa học, phương pháp tiểu sử.

Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ. Đó là tên gọi một bộ môn

cổ xưa nhất nhưng đồng thời cũng là bộ môn hiện đại nhất của nghiên cứu văn học, đang đem lại cho ngành này những luồng sinh khí mới. Nói xưa nhất vì tên gọi của nó được xác định với công trình Thi pháp học ra đời cách đây hơn 2000 năm. Nói hiện đại bởi thi pháp học đã trở thành một trong những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỉ XX và vẫn đang tiếp tục ở thế kỉ XXI. Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh. Các nhà nghiên cứu văn học hàng đầu ở Nga như M.Khrapchenco, Averinxep, M.Poliakop…đều khẳng định: thi pháp học là một khoa học nghiên cứu hình thức nghệ thuật nhưng phải là hình thức bên trong- hình thức mang tính quan niệm mới là đối tượng của thi pháp học. Hình thức bên trong là hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, đó là hình thức mang tính chủ thể (M.Bakhtin), hình thức mang tính quan niệm (Trần Đình Sử). Nói tới quan niệm (concept) là nói tới một phương thức, một cách giải thích đối với một đối tượng, một hiện tượng, một quá trình nào đó, là một quan điểm cơ bản đối với chúng ta, là tư tưởng chủ đạo đối với một hoạt động có tính hệ thống. Quan niệm cũng được hiểu là một cách hiểu, cách giải thích, trở thành nguyên tắc cấu tứ, xây dựng trong hoạt động nghệ thuật. Đó là một yếu tố có sức mạnh tạo hình rất to lớn. Nhưng tính quan niệm chúng tôi nói tới ở đây không phải là khái niệm hoá, công thức hoá hình thức, mà là nội hàm quan niệm trong hình thức, trong cảm nhận. Có khi tác giả không tự ý giác được quan niệm của mình. Vấn đề là trong các yếu tố hình thức có sự ngưng kết một quan niệm về đời sống. Hình thức mang tính quan niệm đã thể hiện tập trung nhất, tư tưởng, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, sau nữa là nhãn quan ngôn ngữ của tác giả. Hình thức không gắn với quan niệm thì hình thức không có chiều sâu. Ngược lại quan niệm không thể hiện qua hình thức tất sẽ rơi vào siêu hình. Khám phá văn học trở lên chính là dùng văn học để lí giải văn học trong quan hệ đời sống, trả lại bản chất nhân học cho văn học. Đây là cái nhìn mang tính nhân học trong tư duy nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước mà chúng tôi sẽ tiếp thu để vận dụng vào nghiên cứu thi pháp nhân vật.

Với những quan niệm như trên về thi pháp, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án chúng tôi chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thi pháp nhân vật ở phương diện: quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn từ và hình tượng nghệ thuật.

 Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời

Văn học là nhân học, đối tượng chủ yếu của nó là con người. Không thể lí giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thể hiện trong đó. Quan niệm nghệ thuật về con người là cách hiểu, cách cảm nhận về con người gắn với một hệ thống phương tiện nghệ thuật nhất định. Bởi lẽ con người trong văn học đâu phải con người có trong thực tế mà là quan niệm về con người ấy một cách thẩm mĩ và nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật về con người có thể được biểu hiện trên nhiều cấp độ khác nhau song rõ nhất là ở sự miêu tả nhân vật với những phương diện như: chân dung, ngoại hình, hành động, tâm lí, nội tâm.

Nhìn chung quan niệm nghệ thuật về con người là một yếu tố quan trọng nhất, thể hiện tính chỉnh thể của hình thức nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học có nhiều sự khác biệt, đa dạng. Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về con người không chỉ giúp ta phân biệt thế giới nghệ thuật của người này với người khác mà còn thấy được sự tiến hoá của văn học nghệ thuật nghĩa là văn học nghệ thuật không ngừng đào sâu quan niệm nghệ thuật về con người. Ví như giai đoạn đầu VHTĐVN các tác giả chưa chú ý nhiều đến miêu tả tâm lí nhân vật nhưng đến thế kỉ XVIII-XIX thì tâm lí nhân vật lại được miêu tả ở nhiều khía cạnh khác nhau.

 Ngôn từ nghệ thuật

Ngôn từ là phương tiện sáng tác văn học vì văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn từ trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật. Có nhiều quan niệm khác nhau về ngôn từ nghệ thuật. Tuy nhiên đứng trên góc độ thi pháp ngôn từ trên cấp độ hình thức nghệ thuật chúng tôi chỉ đặc biệt chú ý tới phương diện nhãn quan ngôn ngữ của tác giả.

Nhãn quan là cách nhìn, cách cảm nhận về ngôn ngữ văn học. Nó gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Ngôn từ văn học bắt nguồn từ ngôn ngữ toàn dân. Nhưng cách sử dụng nó thì phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngữ của mỗi thời đại, mỗi trào lưu, khuynh hướng văn học, mỗi thể loại văn học, gắn liền với bối cảnh văn hoá khu vực, dân tộc. Vận dụng vào nghiên cứu thi pháp nhân vật, Luận án sẽ nghiên cứu ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ của bản thân nhân vật.

 Hình tƣợng nghệ thuật:

Có nhiều định nghĩa về khái niệm hình tượng nghệ thuật. Trong luận án này, khái niệm hình tượng nghệ thuật được xác định như sau: những hình ảnh cụ thể, đồng thời là những ước lệ nghệ thuật phản ánh bản chất của đối tượng miêu tả, khái quát hoá đối tượng miêu tả.

Như vậy, thi pháp thực chất là nghiên cứu hình thức tác phẩm, nghiên cứu thế giới nghệ thuật khép kín của văn bản để bổ sung cho những vấn đề ngoài văn bản như nội dung phản ánh, về tiểu sử tác giả hay người đọc. Luận án nghiên cứu nội dung tác phẩm viết về nhân vật và nghiên cứu thi pháp tức là nghiên cứu hình thức nghệ thuật của hình tượng nhân vật.

Thi pháp cốt truyện là gì?

Xét cho cùng, thi pháp cốt truyện chính việc phân tích, tìm hiểu hệ thống biến cố được nhà văn gia công, sắp xếp trong tác phẩm.

Thi pháp văn học hiện đại là gì?

Thi pháp học là một phương hướng nghiên cứu có ý nghĩa lâu dài, chính vì thế cần có sự phân hoá thành các trưòng phái mới có thể phát triển. Thi pháp học có thể theo cách tiếp cận cấu trúc ngữ học, tiếp cận thế giới nghệ thuật, theo phân tâm học, theo kí hiệu học, theo văn hoá học, xã hội học

Thi pháp có là gì?

Thi pháp: toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sáng tạo nhằm thể hiện nội dung của tác phẩm. Cụ thể: hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn từ để làm nên tác phẩm.

Thi pháp thể loại là gì?

Thi pháp học thể loại là một trong những khuynh hướng nghiên cứu cơ bản của Thi pháp học. Tính từ thời điểm ra đời công trình Nghệ thuật thơ ca (Thi pháp học) của Aristote (thế kỷ IV TCN) đến nay, Thi pháp học thể loại đã có bề dày 24 thế kỷ.